Danh mục

Sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường tại Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.37 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích cụ thể những tác động của phát triển kinh tế lên môi trường tại Thanh Hóa, đồng thời cũng đưa ra những chỉ dẫn về thiệt hại kinh tế do nhiễm môi trường gây ra. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với chính quyền địa phương, phải đưa công tác bảo vệ môi trường vào chiến lược phát triển chung của tỉnh, có những giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hai yếu tố trên. Có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường tại Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Nguyễn Thị Mai1 TÓM TẮT Giữa môi trường và kinh tế luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Đi cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế thì môi trường đất, nước, không khí tại Thanh Hóa đều đã bị ô nhiễm với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Sự ô nhiễm môi trường này gây ra phản ứng ngược, tạo ra những tổn thất nặng nề về kinh tế, kìm hãm quá trình phát triển chung của địa phương. Bài viết phân tích cụ thể những tác động của phát triển kinh tế lên môi trường tại Thanh Hóa, đồng thời cũng đưa ra những chỉ dẫn về thiệt hại kinh tế do nhiễm môi trường gây ra. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với chính quyền địa phương, phải đưa công tác bảo vệ môi trường vào chiến lược phát triển chung của tỉnh, có những giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hai yếu tố trên. Có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của địa phương. Từ khóa: Ô nhiễm môi trường, sức ép từ công nghiệp, sức ép từ dịch vụ, sức ép từ nông nghiệp, thiệt hại kinh tế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh Hóa là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và điều kiện tự nhiên phong phú. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển kinh tế đã làm cho tài nguyên bị khai thác ngày càng nhiều, thậm chí có những loại tài nguyên còn bị cạn kiệt, mặt khác môi trường đã trở thành thùng chứa chất thải khổng lồ, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng trong khi công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Điều này đã gây ra sự tác động ngược, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế. Vậy, sự tác động qua lại giữa kinh tế và môi trường tại Thanh Hóa được biểu hiện như thế nào? 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giữa kinh tế và môi trường luôn có mối quan hệ chặt chẽ, chúng song song cùng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình phát triển kinh tế gây ra sức ép lớn và dần hủy hoại môi trường. Ngược lại, chính việc ô nhiễm sẽ sinh ra những tổn thất rất nặng nề cho nền kinh tế. 2.1. Sức ép của phát triển kinh tế đến môi trường Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 17% đến 18%. Đến năm 2015, 1 ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức 141 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 GDP bình quân đầu người đạt 2.100 USD; cơ cấu ngành nông nghiệp là 14,4%; công nghiệp - xây dựng là 49,7%; dịch vụ đạt 35,7%. Giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản tăng 3,5%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 22,3%/năm; dịch vụ tăng 16,8%/năm. Có thể thấy, mục tiêu phát triển kinh tế là khá cao. Trong các ngành kinh tế thì công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là hai ngành có sức ép lớn nhất lên môi trường. Giai đoạn 2011 - 2015 là giai đoạn phát triển nhanh và năng động của nền kinh tế Thanh Hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ước đạt 11,4%. GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 1.530 USD, gấp 1,9 lần năm 20102, tăng nhanh hơn so với mức tăng trung bình của cả nước. Mặc dù chưa đạt chỉ tiêu đề ra nhưng đây là mức cao nhất so với các giai đoạn trước. Cơ cấu ngành đã chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm từ 24,2% năm 2010 xuống còn 17,6% năm 2015; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,4% lên 42%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 34,4% lên 40,4%, thể hiện thông qua biểu 1. Biểu 1. Cơ cấu GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2014 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2013 và Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội) Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho sự phát triển, đảm bảo đời sống vật chất cho người dân; xóa đói giảm nghèo; cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên, song song với những đóng góp tích cực cho xã hội, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế đã gây ra những hệ lụy không nhỏ cho môi trường. Sự tác động này được thể hiện ở từng ngành, từng lĩnh vực. Bài viết xin đưa ra ba yếu tố chính có tác động lớn đến môi trường tại Thanh Hóa là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sức ép của phát triển nông nghiệp đến môi trường Tổng diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng nhờ có khoa học - kỹ thuật nên năng suất ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc hóa học bảo vệ 2 Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII 142 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: