Sự tham gia của doanh nghiệp lữ hành đối với phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 810.40 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đã đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành trong việc phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng gồm nâng cao nhận thức, vai trò của các doanh nghiệp lữ hành về du lịch lễ hội, nâng cao hoạt động quảng bá và chất lượng sản phẩm du lịch lễ hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tham gia của doanh nghiệp lữ hành đối với phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà NẵngTạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205Tập 127, Số 5A, 2018, Tr. 165–184; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v127i5A.4935SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGĐoàn Khánh Hưng*Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt NamTóm tắt: Sự tham gia các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tại địaphương. Nghiên cứu này phân tích và đánh giá thực trạng sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành đốivới hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tham gia của cácdoanh nghiệp lữ hành đối với phát triển du lịch lễ hội tại Đà Nẵng là khá tốt. Tuy nhiên, chính sách pháttriển của doanh nghiệp, ngân sách và tính thời vụ trong du lịch lễ hội đã hạn chế đến sự tham gia củadoanh nghiệp lữ hành. Đồng thời, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tham gia của cácdoanh nghiệp lữ hành trong việc phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng gồm nâng cao nhận thức,vai trò của các doanh nghiệp lữ hành về du lịch lễ hội, nâng cao hoạt động quảng bá và chất lượng sảnphẩm du lịch lễ hội.Từ khóa: sự tham gia, phát triển du lịch, du lịch lễ hội, doanh nghiệp lữ hành, thành phố Đà Nẵng1Đặt vấn đềCó vị trí địa lý thuận lợi, cùng với điều kiện tự nhiên, số lượng lớn các di tích, danh lamthắng cảnh…, Đà Nẵng đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách. Theosố liệu của Cục thống kê Đà Nẵng, năm 2016 thành phố Đà nẵng đón được 5,54 triệu lượt kháchdu lịch, tăng 20,4% so với năm 2015 [7]. Bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, du lịch biển…thì hiện nay thành phố Đà Nẵng đang chú trọng phát triển du lịch lễ hội nhằm đa dạng hóa cácloại hình du lịch của thành phố [7]. Bên cạnh các lễ hội nổi tiếng như Lễ hội pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, Lễ hội biển, Lễ hội Quán Thế Âm… còn có các lễ hội khác phục vụ nhu cầu đa dạngcủa khách du lịch như lễ hội Bia, lễ hội Ánh Sáng, lễ hội Carnival… Theo Sở Du lịch Thành phốĐà Nẵng, trong thời gian 2 tháng diễn ra lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2017, số lượngdu khách đến với Đà Nẵng tăng 50% so với thông thường [8]. Hoạt động du lịch lễ hội đang làhoạt động thu hút số lượng lớn du khách đến với Đà Nẵng không chỉ trong dịp diễn ra lễ hộimà còn trong các dịp trước và sau diễn ra lễ hội. Sự phát triển của du lịch lễ hội tại thành phốĐà Nẵng có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp lữ hành; đây là các đơn vị trung giangóp phần thu hút khách du lịch đến với các lễ hội tại thành phố Đà Nẵng.Theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn thành phố có đến 318 doanh nghiệp lữhành cả quốc tế lẫn nội địa đang hoạt động và hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều đã vàđang tích cực tham gia vào du lịch lễ hội như là một chính sách quan trọng trong phát triển* Liên hệ: khanhhung1591@gmail.comNhận bài: 19–08–2018; Hoàn thành phản biện: 06–09–2018; Ngày nhận đăng: 18–12–2018Đoàn Khánh HưngTập 127, Số 5A, 2018hoạt động của đơn vị mình [8]. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp lữ hành tham gia vàophát triển hoạt động du lịch lễ hội như thế nào? Có những vấn đề gì ảnh hưởng đến sự thamgia của các doanh nghiệp lữ hành vào phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng?Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu cơ bản sau: (1) Phân tích và đánh giá thực trạngtham gia hoạt động lễ hội, du lịch lễ hội được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng của doanh nghiệplữ hành. (2) Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sự tham gia phát triển du lịch lễ hộitại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.2Cơ sở lý thuyết về du lịch lễ hội và phát triển bền vững du lịch2.1Lễ hộiKhái niệm về lễ hộiTrong các bộ phận cấu thành nên tài nguyên du lịch văn hóa thì lễ hội là một tài nguyêncó giá trị để phục vụ cho phát triển du lịch. Lễ hội là hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dânsau những ngày lao động vất vả. Lễ hội là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sửcủa đất nước. Lễ hội cũng là dịp để con người tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và những vị anhhùng dân tộc. Lễ hội như sợi dây gắn kết cộng đồng và tạo dựng không gian văn hóa vừa trangtrọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội là sự kiện liên quan đến sinh hoạt tín ngưỡngcủa nhân dân.Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đạ dạng vàphong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là dịp để conngười hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc để giải quyếtnhững nỗi âu lo, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được” [5].Theo Dương Văn Sáu: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địabàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hayhuyền thoại đồng thời là dịp thể hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh vàtrong xã hội” [3].Như vậy, có thể nói rằng: Lễ hội là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sựkiện có thể thu hút đông đảo khách du lịch. Lễ hội là thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình sinhhoạt văn hóa phổ biến, có thể tổng hợp nhiều loại hình văn hóa khác nhau (văn học nghệ thuật,tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán...) qua hình thức sân khấu hóa hoặc cảnh diễn hóa... tạimột địa điểm, một không gian – thời gian nhất định bằng những nghi thức, nghi vật và nghitrượng.166Jos.hueuni.edu.vn2.2Tập 127, Số 5A, 2018Du lịch lễ hộiDu lịch lễ hội thuộc loại hình du lịch văn hóa [2]. Du lịch lễ hội lấy lễ hội làm điểm tựa,góp phần tôn vinh, bảo vệ bản sắc văn hóa, gìn giữ và phát triển lễ hội. Du lịch lễ hội có thểhiểu là hoạt động mà mọi người muốn thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu truyền thống văn hóa, phongtục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian… thông qua việc tham dự và chứng kiến các hoạtđộng của lễ hội [4]. Theo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tham gia của doanh nghiệp lữ hành đối với phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà NẵngTạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205Tập 127, Số 5A, 2018, Tr. 165–184; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v127i5A.4935SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGĐoàn Khánh Hưng*Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt NamTóm tắt: Sự tham gia các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tại địaphương. Nghiên cứu này phân tích và đánh giá thực trạng sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành đốivới hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tham gia của cácdoanh nghiệp lữ hành đối với phát triển du lịch lễ hội tại Đà Nẵng là khá tốt. Tuy nhiên, chính sách pháttriển của doanh nghiệp, ngân sách và tính thời vụ trong du lịch lễ hội đã hạn chế đến sự tham gia củadoanh nghiệp lữ hành. Đồng thời, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tham gia của cácdoanh nghiệp lữ hành trong việc phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng gồm nâng cao nhận thức,vai trò của các doanh nghiệp lữ hành về du lịch lễ hội, nâng cao hoạt động quảng bá và chất lượng sảnphẩm du lịch lễ hội.Từ khóa: sự tham gia, phát triển du lịch, du lịch lễ hội, doanh nghiệp lữ hành, thành phố Đà Nẵng1Đặt vấn đềCó vị trí địa lý thuận lợi, cùng với điều kiện tự nhiên, số lượng lớn các di tích, danh lamthắng cảnh…, Đà Nẵng đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách. Theosố liệu của Cục thống kê Đà Nẵng, năm 2016 thành phố Đà nẵng đón được 5,54 triệu lượt kháchdu lịch, tăng 20,4% so với năm 2015 [7]. Bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, du lịch biển…thì hiện nay thành phố Đà Nẵng đang chú trọng phát triển du lịch lễ hội nhằm đa dạng hóa cácloại hình du lịch của thành phố [7]. Bên cạnh các lễ hội nổi tiếng như Lễ hội pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, Lễ hội biển, Lễ hội Quán Thế Âm… còn có các lễ hội khác phục vụ nhu cầu đa dạngcủa khách du lịch như lễ hội Bia, lễ hội Ánh Sáng, lễ hội Carnival… Theo Sở Du lịch Thành phốĐà Nẵng, trong thời gian 2 tháng diễn ra lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2017, số lượngdu khách đến với Đà Nẵng tăng 50% so với thông thường [8]. Hoạt động du lịch lễ hội đang làhoạt động thu hút số lượng lớn du khách đến với Đà Nẵng không chỉ trong dịp diễn ra lễ hộimà còn trong các dịp trước và sau diễn ra lễ hội. Sự phát triển của du lịch lễ hội tại thành phốĐà Nẵng có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp lữ hành; đây là các đơn vị trung giangóp phần thu hút khách du lịch đến với các lễ hội tại thành phố Đà Nẵng.Theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn thành phố có đến 318 doanh nghiệp lữhành cả quốc tế lẫn nội địa đang hoạt động và hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều đã vàđang tích cực tham gia vào du lịch lễ hội như là một chính sách quan trọng trong phát triển* Liên hệ: khanhhung1591@gmail.comNhận bài: 19–08–2018; Hoàn thành phản biện: 06–09–2018; Ngày nhận đăng: 18–12–2018Đoàn Khánh HưngTập 127, Số 5A, 2018hoạt động của đơn vị mình [8]. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp lữ hành tham gia vàophát triển hoạt động du lịch lễ hội như thế nào? Có những vấn đề gì ảnh hưởng đến sự thamgia của các doanh nghiệp lữ hành vào phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng?Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu cơ bản sau: (1) Phân tích và đánh giá thực trạngtham gia hoạt động lễ hội, du lịch lễ hội được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng của doanh nghiệplữ hành. (2) Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sự tham gia phát triển du lịch lễ hộitại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.2Cơ sở lý thuyết về du lịch lễ hội và phát triển bền vững du lịch2.1Lễ hộiKhái niệm về lễ hộiTrong các bộ phận cấu thành nên tài nguyên du lịch văn hóa thì lễ hội là một tài nguyêncó giá trị để phục vụ cho phát triển du lịch. Lễ hội là hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dânsau những ngày lao động vất vả. Lễ hội là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sửcủa đất nước. Lễ hội cũng là dịp để con người tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và những vị anhhùng dân tộc. Lễ hội như sợi dây gắn kết cộng đồng và tạo dựng không gian văn hóa vừa trangtrọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội là sự kiện liên quan đến sinh hoạt tín ngưỡngcủa nhân dân.Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đạ dạng vàphong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là dịp để conngười hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc để giải quyếtnhững nỗi âu lo, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được” [5].Theo Dương Văn Sáu: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địabàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hayhuyền thoại đồng thời là dịp thể hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh vàtrong xã hội” [3].Như vậy, có thể nói rằng: Lễ hội là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sựkiện có thể thu hút đông đảo khách du lịch. Lễ hội là thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình sinhhoạt văn hóa phổ biến, có thể tổng hợp nhiều loại hình văn hóa khác nhau (văn học nghệ thuật,tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán...) qua hình thức sân khấu hóa hoặc cảnh diễn hóa... tạimột địa điểm, một không gian – thời gian nhất định bằng những nghi thức, nghi vật và nghitrượng.166Jos.hueuni.edu.vn2.2Tập 127, Số 5A, 2018Du lịch lễ hộiDu lịch lễ hội thuộc loại hình du lịch văn hóa [2]. Du lịch lễ hội lấy lễ hội làm điểm tựa,góp phần tôn vinh, bảo vệ bản sắc văn hóa, gìn giữ và phát triển lễ hội. Du lịch lễ hội có thểhiểu là hoạt động mà mọi người muốn thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu truyền thống văn hóa, phongtục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian… thông qua việc tham dự và chứng kiến các hoạtđộng của lễ hội [4]. Theo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Doanh nghiệp lữ hành Phát triển du lịch lễ hội Thành phố Đà Nẵng Phát triển du lịch Chất lượng sản phẩm du lịch lễ hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành: Phần 1
160 trang 365 3 0 -
6 trang 295 0 0
-
8 trang 283 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 233 0 0
-
92 trang 219 3 0
-
10 trang 212 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
8 trang 204 0 0