Danh mục

Sự tham gia của sinh viên vào quản trị chia sẻ trong trường đại học ở Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 578.78 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết hướng đến làm rõ khái niệm quản trị chia sẻ, các cách tiếp cận về quản trị chia sẻ và làm rõ sự tham gia của sinh viên vào quá trình quản trị chia sẻ trong trường đại học. Các lĩnh vực sinh viên tham gia được bàn đến là tổ chức nhân sự, học thuật và tài chính. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tham gia của sinh viên vào quản trị chia sẻ trong trường đại học ở Việt NamSỰ tham gia cỦA sinh viên vào quẢN trỊ chia SẺtrong trưỜng đẠi hỌc Ở ViỆt Nam GS.TS. Nguyễn Quý Thanh TS. Nguyễn Thị Bích Thủy1 Tóm tắt: Quản trị đại học ở Việt Nam đang chuyển dịch theo hai hướng có vẻ trái ngược nhau là chia sẻ và tập đoàn hóa. Theo hướng chia sẻ, nhóm quản trị “chóp bu” trong nhà trường chủ động thu hút sự tham gia của cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, người học và nhân viên hỗ trợ và người lao động trong nhà trường. Xu hướng chia sẻ gắn liền với dân chủ hóa trong nhà trường. Bài viết hướng đến làm rõ khái niệm quản trị chia sẻ, các cách tiếp cận về quản trị chia sẻ và làm rõ sự tham gia của sinh viên vào quá trình quản trị chia sẻ trong trường đại học. Các lĩnh vực sinh viên tham gia được bàn đến là tổ chức nhân sự, học thuật và tài chính. Bài viết sử dụng dữ liệu thuộc đề tài “Báo cáo Thường niên Giáo dục 2018: Quản trị đại học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi” (Đề tài cấp Đại học Quốc gia, mã số QG.18.27) do nhóm chính nhóm tác giả thực hiện. Từ khóa: Quản trị đại học, Quản trị chia sẻ, Sự tham gia của sinh viên.1. Đặt vấn đề Từ khi đổi mới kinh tế - xã hội đến nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam ban hànhLuật Giáo dục (1998) và nhất là luật Giáo dục đại học (2012), quản trị đại học củaViệt Nam đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng “xã hội hóa”. Trong đó, Nhà nướctiếp tục đóng vai trò chủ đạo thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật và phâncấp, phân quyền, tản quyền cho các trường đại học tự chủ theo năng lực và điều kiệnhoạt động của mỗi trường đại học. Dưới áp lực của các điều kiện kinh tế thị trường,quản trị đại học cấp cơ sở giáo dục, cấp tổ chức đang chuyển dịch theo hai hướngcó vẻ trái ngược nhau là chia sẻ và tập đoàn hóa. Theo hướng chia sẻ, nhóm quản trị“chóp bu” trong nhà trường chủ động thu hút sự tham gia của cán bộ lãnh đạo, quảnlý, giảng viên, người học và nhân viên hỗ trợ và người lao động trong nhà trường.Xu hướng chia sẻ gắn liền với dân chủ hóa trong nhà trường.1 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 421 Bài viết này tác giả quan tâm đến xu hướng quản trị chia sẻ trong các trườngđại học ở Việt Nam. Quản trị chia sẻ (Shared Governance) là mô hình quản trị cânbằng, tái cân bằng giữa quản trị nhà nước, quản trị hàn lâm, quản trị tập đoàn trongcác trường đại học. Hiện nay, quản trị chia sẻ chỉ bó hẹp trong phạm vi các cơ quanquản trị, ví dụ mở rộng các thành phần tham gia hội đồng quản trị, hội đồng trường.Điều quan trọng là cần phải huy động sự tham gia của giảng viên, sinh viên vào cáchoạt động của nhà trường. Tác giả bài viết hướng đến làm rõ khái niệm quản trị chiasẻ, các cách tiếp cận về quản trị chia sẻ và làm rõ sự tham gia của sinh viên vào quátrình quản trị chia sẻ trong trường đại học. Các lĩnh vực sinh viên tham gia được bànđến là tổ chức nhân sự, học thuật và tài chính. Bài viết sử dụng các số liệu khảo sát từđề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: “Báo cáo Thường niên Giáo dục 2018: Quản trị Đạihọc ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi” do chính nhóm tác giả bài viết thực hiện.2. Quản trị chia sẻ: khái niệm và một số cách tiếp cận2.1. Khái niệm Trên thế giới, quản trị chia sẻ không mới, ví dụ ở Hoa Kỳ quản trị chia sẻ đượcđịnh nghĩa là quá trình theo đó các bộ phận cấu thành như các hội đồng quản trị, bộphận hành chính cao cấp và đội ngũ giảng viên và có thể cả đội ngũ nhân viên, sinhviên và những thành viên khác của trường đóng góp vào quá trình ra các quyết địnhliên quan đến chính sách và quy trình hoạt động của nhà trường [6]. Quản trị chiasẻ là hệ thống lãnh đạo, quản lý trao quyền tham gia quá trình ra quyết định cho tấtcả các thành viên của tổ chức. Đối với trường đại học, quản trị chia sẻ đòi hỏi tất cảcác thành viên của trường đại học được trao quyền tham gia quá trình ra quyết định.Tuy nhiên, thách thức rất lớn luôn được đặt ra là làm sao thu hút được sự tham giacủa “tất cả thành viên” trong một trường đại học với hàng trăm giảng viên và hàngnghìn sinh viên cùng rất nhiều người khác. Các ý kiến góp ý được tập hợp như thếnào và được tham khảo ra sao là những câu hỏi đặt ra và cần trả lời một cách thỏađáng. Ở Việt Nam, trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, quản trị chiasẻ trở thành xu hướng quản trị trong các trường đại học công lập và trường đại họctư thục theo đó quản trị chính trị nhà nước tập trung vào cơ quan quản lý nhà nướcvà cơ quan hành chính nhà nước và các trường được tự chủ áp dụng quản trị chia sẻvới sự tham gia của các bên gồm giới khoa học, giảng viên, sinh viên, các cá nhân vàtổ chức trong trường và ngoài trường. Một biểu hiện rất rõ của mô hình quản trị chia sẻ trong các trường đại học cônglập ở Việt Nam là việc thiết lập hội đồng trường với nhiều thành phần là đại diện củanhiều nhóm, tổ chức trong trường và ngoài trường. Đồng thời, hội đồng khoa họcvà đào tạo được thành lập và hoạt động một cách độc lập với tính cách là cơ quan Kỷ yếu Hội thảo quốc tế422 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngànhtư vấn chuyên môn học thuật cho hiệu trưởng, giám đốc. Ngoài ra, trong hệ thốngcác cấu trúc quản trị của trường đại học còn có một số hội đồng khác như hội đồngtuyển sinh, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật gồm các thành phần cótính chất chia sẻ là các đại diện đương nhiên từ phía lãnh đạo, quản lý và các thànhphần khác.2.2. Một số cách tiếp cận lý thuyết về quản trị chia sẻ Năm 2014, một nghiên cứu về chủ đề này trong các trường cao đẳng và đạihọc ở Hoa Kỳ đã phát hiện đư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: