Danh mục

Sự thay đổi phương pháp giảng dạy luật trong thời kỳ chuyển đổi số

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 470.54 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sự thay đổi phương pháp giảng dạy luật trong thời kỳ chuyển đổi số" trình bày về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, thay đổi phương pháp giảng dạy luật - một số phương pháp giảng dạy luật tích cực trong thời kỳ chuyển đổi số,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thay đổi phương pháp giảng dạy luật trong thời kỳ chuyển đổi số Phạm Phị Phương Thảo Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh1. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo1.1. Chuyển đổi số là gì6 Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về chuyển đổi số(Digital transformation).Theo Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệth ông tin hàng đầu thế giới đưa ra định nghĩa về chuyển đổi số như sau: “Chuyểnđổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ranhững cơ hội, doanh thu và giá trị mới”. Tại Hội nghị về hệ thống thông tin ởkhu vực Địa Trung Hải, các tác giả Henriette, Feki và Boughzala lại cho rằngchuyển đổi số được hiểu là “một quá trình thay đổi tăng dần hoặc không liên tục.Nó bắt đầu với việc áp dụng và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hướng tới mộtsự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc của một tổ chức hoặc nhằm mục đích tạo racác giá trị.”7. Còn tập đoàn Microsoft thì cho rằng “Chuyển đổi số là việc tư duylại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo nhữnggiá trị mới” Tại Việt Nam, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từmô hình truyền thống sang số hoá bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệulớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổiphương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Có tác giảcho rằng ““chuyển đổi số” không đơn giản là việc đưa tất cả các dữ liệu thànhdạng mã hoá thông tin mà nó còn bao gồm cả quá trình ứng dụng các công nghệhiện đại nhất nhằm tạo ra các giá trị mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sốngxã hội và tạo sự thuận tiện nhất cho người dân. “Chuyển đổi số” không chỉ đượctiến hành một cách cơ học, kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự chuyển đổi về tư duy củacác chủ thể tham gia vào quá trình này”86 “Một số vấn đề về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục” http://dongthap.edu.vn/tin-tuc/thong-tin-can-biet/mot-so-van-de-ve-chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-giao-duc.html truy cập ngày 21/4/20217 Emily Henriette, Mondher Feki and Imed Boughzala, “Digital Transformation Challenges” (2016).MCIS 2016 Proceedings. 33. http://aisel.aisnet.org/mcis2016/33.8 Nguyễn Mai Anh, “ Chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và tác động của nó đối với hoạt động đàotạo luật”, Kỷ yếu Hội thảo “Ứng dụng các phương pháp dạy và học Luật”,Trường đại học Luật Thànhphố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2021, trang 162. 341 Do cách tiếp cận từ các góc độ khác nhau nên cách diễn đạt của các địnhnghĩa trên không giống nhau. Nhưng, về nội hàm tất cả các định nghĩa trên đềucó điểm chung, đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thếgiới ảo ở trên môi trường mạng. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệvào mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội đang làm thay đổi căn bản và toàn diệncách chúng ta sống, làm việc, liên hệ với nhau. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thếgiới đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số. Nội dungchuyển đổi số rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồmchính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chínhsố, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi sốtrong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông).Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đàotạo nói riêng cũng không thể thoát ly khỏi xu thế chung của thế giới.1.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục9 Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dụcđào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển nănglực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhânhóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Theo đó, nhiềumô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng côngnghệ thông tin; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáotrình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc nàydo các hệ thống công nghệ thông tin thực hiện tự động); làm cho việc truy cậpkho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúpviệc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời. Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tập trung vào hai nội dung chủ đạo làchuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra,đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tinquản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịchvụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo,hỗ trợ ra quyết định trong ngành giáo dục đào tạo một cách nhanh chóng, chínhxác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: