Sự thay đổi số lượng của một vài loại vi sinh vật đất trong quá trình triển khai mô hình phủ xanh tại xã Yên Đổ, Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.84 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết chỉ ra việc xác định chất lượng đất là việc làm quan trọng trong việc so sánh hệ thống các quan điểm quản lý đất. Nó cũng là một trong các chỉ tiêu xác định về tính đa dạng số lượng quần thể vi sinh vật và các đặc điểm vi sinh vật. Có thể xác định sự thay đổi chất lượng đất trong khi xuất hiện các thay đổi về thông số lí hoá của đất. Trong đất chứa rất nhiều loài vi sinh vật có những chức năng khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thay đổi số lượng của một vài loại vi sinh vật đất trong quá trình triển khai mô hình phủ xanh tại xã Yên Đổ, Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 69 - 72 SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG CỦA MỘT VÀI LOẠI VI SINH VẬT ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH PHỦ XANH TẠI XÃ YÊN ĐỔ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Đỗ Thị Hà1*, Đỗ Hữu Thư2 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật TÓM TẮT Xác định chất lượng đất là việc làm quan trọng trong việc so sánh hệ thống các quan điểm quản lý đất. Nó cũng là một trong các chỉ tiêu xác định về tính đa dạng số lượng quần thể vi sinh vật và các đặc điểm vi sinh vật. Có thể xác định sự thay đổi chất lượng đất trong khi xuất hiện các thay đổi về thông số lí hoá của đất. Trong đất chứa rất nhiều loài vi sinh vật có những chức năng khác nhau. Sự phân bố của chúng thường tuân theo một quy luật nhất định, phụ thuộc vào chất dinh dưỡng, nước, không khí, độ pH, độ sâu, chế độ canh tác, thảm thực vật và địa hình. Do vậy vi sinh vật đất là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái đất, là mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn vì trong quá trình hoạt động vi sinh vật đã tiết ra các loại enzym tham gia vào quá trình mùn hoá, phân huỷ các hợp chất trong vòng tuần hoàn cacbon và nitơ trong tự nhiên. Từ khoá: Vi sinh vật, sự phân bố, chất lượng đất, chế độ canh tác, địa hình. MỞ ĐẦU* Vi sinh vật phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Chúng có mặt trong đất, nước, không khí, nước biển, các trầm tích sông, suối thậm chí chúng có thể sống ở môi trường khắc nghiệt như biển băng, miệng núi lửa. Sự đa dạng quần thể sinh vật và chức năng của chúng ảnh hưởng lên tính ổn định và khả năng phục hồi của hệ thống đất. Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh vì nó có đầy đủ các nhân tố cấu trúc thành phần như môi trường vật lí, sinh học và đa dạng sinh học, có sự phát sinh, phát triển, thoái hoá và huỷ diệt. Đất là môi trường sống phức tạp và đồng thời là môi trường tự nhiên rất thích hợp cho vi sinh vật. Trong đó, vi sinh vật có ích chiếm ưu thế. Theo một số tài liệu thì khu hệ vi sinh vật ở vùng đất trống đồi núi trọc không đa dạng về thành phần và ít số lượng. Các nhóm vi sinh vật chiếm ưu thế trong các vùng đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) thường là nhóm vi sinh vật có khả năng sống ở những điều kiện nghèo chất dinh dưỡng và chịu khô hạn. Đặc điểm tự nhiên ĐTĐNT ở xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là những vùng đất bỏ hoang không đựơc canh tác hoặc rừng bị khai thác, chặt phá, đốt nương làm rẫy * Tel: 0915.214.686 tạo nên sự đa dạng đặc trưng cho hệ vi sinh vật ở đó. So với đất đồng bằng thì số lượng vi sinh vật tổng số ở ĐTĐNT thấp hơn rất nhiều chỉ số đạt trung bình là 30 - 40 triệu CFU/g đất, trị số cực đại lên tới 45 triệu CFU/g đất, thấp hơn hàng trăm đến hàng ngàn lần so với đất canh tác đồng bằng. Số lượng vi sinh vật ở vùng ĐTĐNT có xu hướng giảm theo độ sâu. Vì vậy việc nghiên cứu vi sinh vật trong đất nhằm góp phần vào việc cải tạo đất giúp cho quần thể sinh vật phát triển tốt . NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Lấy mẫu đất với diện tích 1m2 vào ngày nắng thuộc nhóm ĐTĐNT loại I (theo tiêu chuẩn phân loại) thì nhóm đất này có đặc điểm rừng bị khai thác hoặc do quá trình đốt hoặc chặt phá rừng hoặc trồng cây nông nghiệp sau 2 đến 3 vụ đôi khi lâu hơn hoặc bỏ hoang, lớp đất mặt dày trên 5cm. Nhóm đất này còn chứa đựng nhiều tiềm năng lớn cho việc khôi phục rừng tự nhiên, trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và cây ăn quả. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Thu thập mẫu vật: Trong mỗi ô tiêu chuẩn đào 4 phẫu diện đất. Để so sánh các chỉ tiêu 69 Đỗ Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nghiên cứu mẫu đất lấy cùng một độ sâu từ 010cm chia làm 4 phần, lấy 1 phần để làm mẫu phân tích tính chất dinh dưỡng đất. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Phân tích vi sinh vật đất tại phòng nghiên cứu các chất có hoạt tính từ vi sinh vật thuộc Viện Công nghệ sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Xác định vi khuẩn trên môi trường MPA, xác định nấm men trên môi trường Hansen, xạ khuẩn trên môi trường Gause. Số lượng vi sinh vật được tính theo công thức: X = a.b.c (CFU/g) a: số khuẩn lạc trên đĩa petri b: nghịch đảo của nồng độ pha loãng c: lượng dịch nhỏ trên đĩa petri/1ml (1000µl:100µl=10) Mẫu đất phân tích vi sinh vật được lấy từ tầng đất 0-10cm đại diện cho các năm khi áp dụng mô hình Vườn - Rừng - Nương. - Xác định số lượng vi sinh vật theo phương pháp pha loãng tới hạn trên môi trường định hướng chọn lọc. - Xác định tính đa dạng của vi sinh vật bằng phương pháp hình thái, sinh lý sinh hoá. Xác định thành phần vi khuẩn theo khoá phân loại 97(09): 69 - 72 của Bergey năm 1974 [4], phân loại nấm men của Yarrow năm 1998 [5] phân loại nấm mốc của Bernett và Hunter năm 1995 [3], phân loại nấm men sinh màng nhày Lipomyces của Babieva năm 1987 [2]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Theo thời gian áp dụng mô hình phủ xanh, tổng số vi sinh vật đất tăng dần từ 1 - 4 năm. Số lượng của từng nhóm vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn) cũng thay đổi theo chiều hướng tăng lên, đáng lưu ý là vi khuẩn nhóm này chiếm ưu thế về số lượng. Nguyên nhân do trong 4 năm tiến hành thực hiện các mô hình phủ xanh ĐTĐNT nên độ ẩm trong đất tăng cao đồng thời hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng tăng như mùn, đạm (N)... cải thiện đáng kể. Nguồn chất dinh dưỡng tăng cao nhờ sự chăm sóc, bón phân, tưới tiêu, xới xáo, ngoài ra còn có một lượng lá rơi rụng nên đã tạo điều kiện cho vi sinh phát triển, nhất là lớp đất bề mặt. Để tìm hiểu sự thay đổi số lượng vi sinh vật, chúng tôi đã tiến hành phân tích đất từ năm thứ 1 đến năm thứ 4. Ghi chú: Trước khi đưa mô hình vào thực hiện, đất bị bỏ hoang từ 2 đến 3 năm. Bảng 1: Số lượng vi sinh vật đất của mô hình Rừng - Vườn - Nương tại xã Yên Đổ - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên Tầng 0 - 10 cm (đơn vị 106 tế bào/g đất khô) Thời gian (năm) Vi nấm Vi khuẩn Xạ khuẩn Tổng số vi sin ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thay đổi số lượng của một vài loại vi sinh vật đất trong quá trình triển khai mô hình phủ xanh tại xã Yên Đổ, Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 69 - 72 SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG CỦA MỘT VÀI LOẠI VI SINH VẬT ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH PHỦ XANH TẠI XÃ YÊN ĐỔ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Đỗ Thị Hà1*, Đỗ Hữu Thư2 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật TÓM TẮT Xác định chất lượng đất là việc làm quan trọng trong việc so sánh hệ thống các quan điểm quản lý đất. Nó cũng là một trong các chỉ tiêu xác định về tính đa dạng số lượng quần thể vi sinh vật và các đặc điểm vi sinh vật. Có thể xác định sự thay đổi chất lượng đất trong khi xuất hiện các thay đổi về thông số lí hoá của đất. Trong đất chứa rất nhiều loài vi sinh vật có những chức năng khác nhau. Sự phân bố của chúng thường tuân theo một quy luật nhất định, phụ thuộc vào chất dinh dưỡng, nước, không khí, độ pH, độ sâu, chế độ canh tác, thảm thực vật và địa hình. Do vậy vi sinh vật đất là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái đất, là mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn vì trong quá trình hoạt động vi sinh vật đã tiết ra các loại enzym tham gia vào quá trình mùn hoá, phân huỷ các hợp chất trong vòng tuần hoàn cacbon và nitơ trong tự nhiên. Từ khoá: Vi sinh vật, sự phân bố, chất lượng đất, chế độ canh tác, địa hình. MỞ ĐẦU* Vi sinh vật phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Chúng có mặt trong đất, nước, không khí, nước biển, các trầm tích sông, suối thậm chí chúng có thể sống ở môi trường khắc nghiệt như biển băng, miệng núi lửa. Sự đa dạng quần thể sinh vật và chức năng của chúng ảnh hưởng lên tính ổn định và khả năng phục hồi của hệ thống đất. Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh vì nó có đầy đủ các nhân tố cấu trúc thành phần như môi trường vật lí, sinh học và đa dạng sinh học, có sự phát sinh, phát triển, thoái hoá và huỷ diệt. Đất là môi trường sống phức tạp và đồng thời là môi trường tự nhiên rất thích hợp cho vi sinh vật. Trong đó, vi sinh vật có ích chiếm ưu thế. Theo một số tài liệu thì khu hệ vi sinh vật ở vùng đất trống đồi núi trọc không đa dạng về thành phần và ít số lượng. Các nhóm vi sinh vật chiếm ưu thế trong các vùng đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) thường là nhóm vi sinh vật có khả năng sống ở những điều kiện nghèo chất dinh dưỡng và chịu khô hạn. Đặc điểm tự nhiên ĐTĐNT ở xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là những vùng đất bỏ hoang không đựơc canh tác hoặc rừng bị khai thác, chặt phá, đốt nương làm rẫy * Tel: 0915.214.686 tạo nên sự đa dạng đặc trưng cho hệ vi sinh vật ở đó. So với đất đồng bằng thì số lượng vi sinh vật tổng số ở ĐTĐNT thấp hơn rất nhiều chỉ số đạt trung bình là 30 - 40 triệu CFU/g đất, trị số cực đại lên tới 45 triệu CFU/g đất, thấp hơn hàng trăm đến hàng ngàn lần so với đất canh tác đồng bằng. Số lượng vi sinh vật ở vùng ĐTĐNT có xu hướng giảm theo độ sâu. Vì vậy việc nghiên cứu vi sinh vật trong đất nhằm góp phần vào việc cải tạo đất giúp cho quần thể sinh vật phát triển tốt . NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Lấy mẫu đất với diện tích 1m2 vào ngày nắng thuộc nhóm ĐTĐNT loại I (theo tiêu chuẩn phân loại) thì nhóm đất này có đặc điểm rừng bị khai thác hoặc do quá trình đốt hoặc chặt phá rừng hoặc trồng cây nông nghiệp sau 2 đến 3 vụ đôi khi lâu hơn hoặc bỏ hoang, lớp đất mặt dày trên 5cm. Nhóm đất này còn chứa đựng nhiều tiềm năng lớn cho việc khôi phục rừng tự nhiên, trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và cây ăn quả. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Thu thập mẫu vật: Trong mỗi ô tiêu chuẩn đào 4 phẫu diện đất. Để so sánh các chỉ tiêu 69 Đỗ Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nghiên cứu mẫu đất lấy cùng một độ sâu từ 010cm chia làm 4 phần, lấy 1 phần để làm mẫu phân tích tính chất dinh dưỡng đất. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Phân tích vi sinh vật đất tại phòng nghiên cứu các chất có hoạt tính từ vi sinh vật thuộc Viện Công nghệ sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Xác định vi khuẩn trên môi trường MPA, xác định nấm men trên môi trường Hansen, xạ khuẩn trên môi trường Gause. Số lượng vi sinh vật được tính theo công thức: X = a.b.c (CFU/g) a: số khuẩn lạc trên đĩa petri b: nghịch đảo của nồng độ pha loãng c: lượng dịch nhỏ trên đĩa petri/1ml (1000µl:100µl=10) Mẫu đất phân tích vi sinh vật được lấy từ tầng đất 0-10cm đại diện cho các năm khi áp dụng mô hình Vườn - Rừng - Nương. - Xác định số lượng vi sinh vật theo phương pháp pha loãng tới hạn trên môi trường định hướng chọn lọc. - Xác định tính đa dạng của vi sinh vật bằng phương pháp hình thái, sinh lý sinh hoá. Xác định thành phần vi khuẩn theo khoá phân loại 97(09): 69 - 72 của Bergey năm 1974 [4], phân loại nấm men của Yarrow năm 1998 [5] phân loại nấm mốc của Bernett và Hunter năm 1995 [3], phân loại nấm men sinh màng nhày Lipomyces của Babieva năm 1987 [2]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Theo thời gian áp dụng mô hình phủ xanh, tổng số vi sinh vật đất tăng dần từ 1 - 4 năm. Số lượng của từng nhóm vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn) cũng thay đổi theo chiều hướng tăng lên, đáng lưu ý là vi khuẩn nhóm này chiếm ưu thế về số lượng. Nguyên nhân do trong 4 năm tiến hành thực hiện các mô hình phủ xanh ĐTĐNT nên độ ẩm trong đất tăng cao đồng thời hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng tăng như mùn, đạm (N)... cải thiện đáng kể. Nguồn chất dinh dưỡng tăng cao nhờ sự chăm sóc, bón phân, tưới tiêu, xới xáo, ngoài ra còn có một lượng lá rơi rụng nên đã tạo điều kiện cho vi sinh phát triển, nhất là lớp đất bề mặt. Để tìm hiểu sự thay đổi số lượng vi sinh vật, chúng tôi đã tiến hành phân tích đất từ năm thứ 1 đến năm thứ 4. Ghi chú: Trước khi đưa mô hình vào thực hiện, đất bị bỏ hoang từ 2 đến 3 năm. Bảng 1: Số lượng vi sinh vật đất của mô hình Rừng - Vườn - Nương tại xã Yên Đổ - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên Tầng 0 - 10 cm (đơn vị 106 tế bào/g đất khô) Thời gian (năm) Vi nấm Vi khuẩn Xạ khuẩn Tổng số vi sin ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tỉnh Thái Nguyên Sự thay đổi số lượng vi sinh vật Chất lượng đất Mô hình phủ xanh Vi sinh vật Chế độ canh tácTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 313 2 0 -
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 238 0 0 -
9 trang 173 0 0
-
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 trang 135 0 0 -
67 trang 94 1 0
-
Quyết định số 54/2012/QĐ-UBND
5 trang 86 0 0 -
Giáo trình Vi sinh vật học toàn tập
713 trang 82 0 0 -
96 trang 78 0 0
-
Một số bài tập trắc nghiệm về Vi sinh vật: Phần 1
89 trang 75 0 0 -
Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 2.3
48 trang 42 0 0