Sự thay đổi trong pháp luật công ty và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thay đổi trong pháp luật công ty và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam Sự thay đổi trong pháp luật công ty và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam Công ty là một định chế cực kì quan trọng trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu. Dường như trong lĩnh vực này, hệ thống dân luật truyền thống mà nước Đức là một đại diện tiêu biểu, đã chứng tỏ những xơ cứng nhất định so với hệ thống luật án lệ. Người Đức đã buộc phải đổi thay nhanh chóng luật lệ về công ty cho theo kịp người Mỹ. Bài viết dưới đây tóm lược những đổi thay đáng kể đó của luật công ty CHLB Đức trong những năm vừa qua và thử so sánh với pháp luật nước ta. * 1. Tư cách pháp nhân của công ty dân luật và hợp danh Khác với truyền thống luật án lệ, pháp luật châu Âu lục địa th ường chia công ty thành hai loại lớn: (i) công ty đối nhân, bao gồm các công ty dân luật, hợp danh, hợp danh hữu hạn, hợp danh cổ phần theo th ương luật; (ii) công ty đối vốn, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Truyền thống này đã được du nhập vào nước ta từ hơn một thế kỉ trước. Song tới nay, pháp luật về công ty ở nước ta đã xa rời đáng kể dân luật truyền thống. Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 của nước ta không quy định về công ty dân luật, không xem công ty dân luật l à nền tảng cho công ty theo thương luật. Bên cạnh BLDS năm 2005, Việt Nam đã du nhập các loại hình cá nhân kinh doanh, hợp danh và các công ty trong Luật doanh nghiệp năm 2005. Công ty dân luật (GbR) được quy định theo BLDS Đức (BGB) ban hành từ năm 1896. BLDS này áp dụng cho các hội dân sự nói chung, hoạt động vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, cũng nh ư đặt nền móng cho các công ty hợp danh thương mại theo Bộ luật thương mại (HGB) ban hành năm 1897. Công ty dân luật trở nên phổ biến trong những năm gần đây, nhất là đối với các nhà đầu tư nhỏ. Trước đây, công ty dân luật không được coi là pháp nhân, các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Một thành viên chỉ có thể thoái thác trách nhiệm nếu thành viên hợp danh khác đã vượt quá thẩm quyền đại diện. Nay, theo một phán quyết của Tòa tối cao liên bang (BGH) năm 2002, các công ty dân luật có tư cách pháp nhân[1]. Chỉ khi công ty dân luật không có khả năng thanh toán, các thành viên công ty mới phải chịu trách nhiệm trả nợ cho hợp danh. Th ành viên mới gia nhập công ty phải chịu trách nhiệm trả nợ cho công ty, kể cả những khoản nợ đã có trước khi thành viên này gia nhập công ty. Hiện nay, công ty là bị đơn trong các vụ kiện, còn trước đây, các chủ nợ phải liệt kê tất cả các thành viên hợp danh là bị đơn trong vụ kiện. So với mô hình đó, quy định về tổ hợp tác theo Điều 111-120 BLDS Việt Nam có thể xem như sự liên kết của ba người trở nên, ít hay nhiều cũng có tính chất nh ư hợp danh, song còn khá sơ sài. Nếu coi tổ hợp tác là một thực thể, có tài sản riêng, có tên riêng, có thể hành động thông qua người đại diện, thì có lẽ cũng cần xem lại quan niệm về pháp nhân và ghi nhận sự tồn tại độc lập của mô hình này so với các tổ viên. Ngoài công ty dân luật, theo thương luật CHLB Đức, công ty hợp danh có thể tồn tại ở nhiều loại khác nhau như OHG, KG, KG auf Aktien (hợp danh, hợp danh hữu hạn, hợp danh cổ phần). Các loại công ty này đều được công nhận có tư cách pháp nhân hạn chế (tư cách pháp nhân không đầy đủ) từ gần một thế kỉ nay. Chỉ có điều, cũng giống như đối với hợp danh theo luật Anh - Mỹ, hợp danh theo thương luật Đức không chịu thuế thu nhập công ty, các thành viên hợp danh chỉ phải chịu thuế thu nhập cá nhân (tránh đ ược thuế thu nhập công ty, vốn chỉ áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần). Khác với quy định này, pháp luật Việt Nam xem hợp danh là đối tượng chịu thuế doanh nghiệp và không tạo ra một thuận lợi đáng kể nào cho thành viên hợp danh từ góc độ luật thuế. Điều này giải thích vì sao hợp danh không trở nên phổ biến ở nước ta. Do đó, xem xét kinh nghiệm nước ngoài, ta cần suy tính để tu chỉnh lĩnh vực này. 2. Đổi thay về giám sát góp vốn và phá hạn trách nhiệm Tính chịu trách nhiệm hữu hạn xuất hiện ở nhiều loại công ty, trong đó có công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn (GmbH) đ ược quy định theo một đạo luật ban hành năm 1892. Đây là loại hình công ty phổ biến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức, cho phép thành viên công ty hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn, vốn tối thiểu để thành lập công ty là 25.000 Euro. Những tranh luận về mô hình công ty này ch ủ yếu tập trung vào cái gọi là “phá hạn trách nhiệm” - durchgriffhaftung, buộc thành viên công ty phải liên đới chịu trách nhiệm cho chủ nợ trong những trường hợp nhất định, ví dụ khi người điều hành công ty không tiến hành khai báo kịp thời tình trạng mất khả năng thanh toán, khi công ty cấp tín dụng hoặc giao kết hợp đồng với thành viên công ty, hoặc ngược lại, khi thành viên cho công ty vay nợ (Điều 32 a, 32 b GmbHG). Hiện nay, theo pháp luật Liên minh Châu Âu, các công ty có thể tự do kinh doanh ở tất cả các nước thành viên. Sự xuất hiện và mở rộng ảnh hưởng của các công ty trách nhiệm hữu hạn có xuất xứ từ Anh quốc đã tràn sang Đức và đẩy các công ty bản địa vào thế cạnh tranh bất lợi, vì luật pháp của Anh khá dễ dàng với quy trình thành lập các công ty đóng, ví dụ như không yêu cầu mức vốn tối thiểu. Thêm nữa, Tòa án châu Âu buộc các nước thành viên xóa bỏ hạn chế pháp lí đối với chi nhánh các công ty nước ngoài (xem án lệ Centros năm 1999[2]). Vì những lí do trên, người Đức đang phải xem lại hai học thuyết cơ bản của họ: (i) thuyết áp dụng luật quốc tịch theo địa điểm thành lập công ty, điều này đã trở nên không hoàn toàn đúng khi các công ty thành lập ở một nơi, song lại có thể hoạt động kinh doanh trên toàn châu Âu; (ii) xem lại thuyết về vốn tối thiểu 25.000 Euro áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và 50.000 Euro áp dụng cho công ty cổ phần. Việt Nam hiện nay đã bỏ hẳn quy định chung về vốn pháp định (mà chỉ quy định riêng cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật học tài liệu học luật lý thuyết luật giáo trình ngành luật bài giảng ngành luậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
TÍNH HỢP LÝ CỦA VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT QUA BỘ LUẬT NAPOLEON 1804
18 trang 117 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
108 trang 114 0 0 -
Luật Tục - Tội giết người trong luật tục
22 trang 67 0 0 -
Tài liệu Luật tố tụng hành chính
0 trang 40 0 0 -
Tổng hợp đề thi môn Luật ngân hàng
5 trang 40 1 0 -
Báo cáo Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý
8 trang 40 0 0 -
48 trang 32 0 0
-
Tổng hợp đề thi môn Luật Tố tụng hành chính
24 trang 32 0 0 -
ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH – ĐỀ SỐ 3
3 trang 30 0 0 -
3 trang 29 0 0
-
Báo cáo Sự thay đổi về thu nhập của người lao động dư thừa ở Hà nội
9 trang 29 0 0 -
Báo cáo Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp: Nghiên cứu so sánh các tiêu chí và phương pháp
10 trang 29 0 0 -
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ & chú thích
51 trang 29 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 5
31 trang 29 0 0 -
57 trang 27 0 0
-
Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước
23 trang 26 0 0 -
Báo cáo Một số vấn đề về phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ
8 trang 26 0 0 -
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
33 trang 26 0 0 -
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
48 trang 25 0 0 -
LUẬN VĂN: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
104 trang 23 0 0