Bài viết Sự thích nghi sinh sản của một số loài thực vật ngập nước trình bày: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mỗi loài chỉ có 1 dạng hạt phấn: loài lác vòi dẹp hạt phấn có dạng 3 mấu ngắn, xẻ 3 rãnh bên,đường kính trung bình: 27,5 ± 0,33 µm; hạt phấn lục bình dạng elip có 1 rãnh bên, đường kính trung bình: 46,43 ± 0,49µm; hạt phấn tràm dạng tam giác đều 3 mấu ngắn, không rãnh; đường kính trung bình: 41,5 ± 0,63µm,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thích nghi sinh sản của một số loài thực vật ngập nướcSỰ THÍCH NGHI SINH SẢNCỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT NGẬP NƯỚCDƯƠNG THỊ MINH HOÀNG - LÊ THỊ TRỄTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mỗi loài chỉ có 1 dạnghạt phấn: loài lác vòi dẹp hạt phấn có dạng 3 mấu ngắn, xẻ 3 rãnh bên,đường kính trung bình: 27,5 ± 0,33 µm; hạt phấn lục bình dạng elip có 1rãnh bên, đường kính trung bình: 46,43 ± 0,49µm; hạt phấn tràm dạng tamgiác đều 3 mấu ngắn, không rãnh; đường kính trung bình: 41,5 ± 0,63µm. Tỷlệ hạt phấn hữu thụ ở các loài này rất thấp (< 50%). Ở 3 loài này luôn tồn tạicả 2 hình thức sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng. Tuy nhiên, hiệu quảsinh sản hữu tính không cao. Sinh sản sinh dưỡng luôn chiếm ưu thế.1. GIỚI THIỆUCác loài thực vật hạt kín được xem là tiến hóa nhất trong giới Thực vật ngày nay vớinhững đặc điểm thích nghi vượt trội. Trong quá trình tiến hóa đã có không ít loài vượtcạn nhưng rồi chúng lại quay về môi trường nước với những chiến lược thích nghi độcđáo, đặc biệt là cơ chế sinh sản, góp phần hình thành nên hệ sinh thái ngập nước nhưngày nay. Trong số các thực vật ở đó, một số loài phát triển nhanh chóng, có thể lấn átnhững loài khác như bèo lục bình, lác… một số loài khác lại có giá trị kinh tế cao nhưtràm, sen… Do đó, để góp phần tạo nên sự cân bằng hệ sinh thái đất ngập nước thì việckhám phá ra những chiến lược sinh sản của các loài này là một trong những đóng gópquan trọng.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượngLục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms.), tràm (Melaleuca cajuputi Powell), lácvòi dẹp (Cyperus platystylis R.Br.).2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp nghiên cứu hình thái, kích thướcTách bao phấn và nghiền trên đĩa nhỏ, sau đó pha loãng bằng nước. Quan sát hình tháihạt phấn và đo đường kính bằng trắc vi vật kính và thị kính OMII (ở vật kính 40X kínhhiển vi quang học Olympus CH20).2.2.2. Phương pháp xác định tính hữu thụ của hạt phấnTiến hành nhuộm hạt phấn, xác định hạt phấn hữu thụ và bất thụ theo A. P. Tyagi(2002) [4]. Hạt phấn được nhuộm bằng carmine acetic 5%. Hạt phấn hữu thụ bắt màuđỏ đậm, hạt phấn bất thụ bắt màu nhạt hoặc không bắt màu. Đếm số lượng hạt phấnbằng buồng đếm Goriaep.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 43-4844DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG – LÊ THỊ TRỄ- Độ hữu thụ hạt phấn được tính theo công thức sau:Độ hữu thụ hạt phấn =Số hạt phấn hữu thụTổng số hạt phấnx 100%2.2.3. Phương pháp nghiên cứu về tái sinh sinh dưỡng và tái sinh hạtĐếm số chồi và cây con được tạo ra từ tái sinh sinh dưỡng và tái sinh hạt/ 1 ô tiêuchuẩn, với n = 10 ô, 1 ô tương ứng là 1m2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN3.1. Kết quả nghiên cứu3.1.1. Hình thái và kích thước hạt phấn- Lác vòi dẹp (Cyperus platystylis): Nhìn từ cực, hạt phấn có 3 mấu ngắn lồi ra ngoài,chiều dài mấu lồi khoảng 2,5–5µm. Khi nhìn bên, hạt phấn có hình elip, xẻ 3 rãnh.Thành hạt phấn dày và chiết quang (hình 1). Đường kính trung bình: 27,5 ± 0,33µm.Cao điểm hoa nở vào tháng 5 và tháng 6.Hình 1. Hạt phấn của lác vòi dẹp (Cyperus platystylis)a. Nhìn từ cựcb. Nhìn từ bênc. Vị trí của mấu lồi- Lục bình (Eichhornia crassipes): Khi nhìn bên, hạt phấn lục bình có dạng elip, thuônnhọn 2 đầu, xẻ 1 rãnh, rãnh kéo dài từ đỉnh đến đáy hạt phấn. Khi nhìn từ cực, hạt phấncó dạng bất định (hình 2). Đường kính trung bình: 46,43 ± 0,49µm. Cao điểm hoa nở từtháng 3 đến tháng 6.Hình 2. Hạt phấn của lục bình (Eichhornia crassipes)a. Nhìn từ cựcb. Nhìn từ bênSỰ THÍCH NGHI SINH SẢN CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT NGẬP NƯỚC45- Tràm (Melaleuca cajuputi): Khi nhìn từ cực, hạt phấn có dạng tam giác đều mang 3mấu ngắn. Khi nhìn từ xích đạo (nhìn bên), hạt phấn có dạng dẹt, mang mấu nhưngkhông có rãnh. Thành hạt phấn mỏng. Đường kính trung bình: 41,5 ± 0,63 µm. Caođiểm hoa nở vào tháng 9 và tháng 10.Hình 3. Hạt phấn của tràm (Melaleuca cajuputi)a. Nhìn từ cựcb. Nhìn từ bên3.1.2. Độ hữu thụSau khi nhuộm màu, chúng tôi tiến hành đếm và tính độ hữu thụ hạt phấn của 3 loài vào2 thời điểm nụ, hoa nở rải rác (đầu mùa và cuối mùa) và rộ. Kết quả được tóm tắt trongbảng 1.Bảng 1. Độ hữu thụ hạt phấn của 3 loài trong 2 thời điểm: rải rác và rộTên loàiLác vòi dẹpLục bìnhTràmThời điểmĐộ HTHữu thụBất thụHữu thụBất thụHữu thụBất thụRải rácSố lượngĐHT (%)10814,7562485,2525631,7655069,2435241,2250258,78RộSố lượng118663223469283303ĐHT (%)15,1184,8932,2367,7748,2951,71Kết quả trên cho thấy trong cả 2 thời điểm, hạt phấn của tràm có độ hữu thụ cao nhất(rải rác: 41,22%, rộ: 48,29%). Nhìn chung, độ hữu thụ hạt phấn của 3 loài trên ở mùa rộcao hơn thời điểm rải rác. Điều đó cho thấy độ hữu thụ của hạt phấn không những đượcquyết định bởi yếu tố di truyền mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.Ngoài ra, độ hữu thụ hạt phấn của tất cả các loài ở cả 2 thời điểm đều thấp ...