Danh mục

Sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 634.22 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; Thực trạng hành động của giảng viên với đổi mới phương pháp giảng dạy; Một số giải pháp đối với giảng viên nhằm nâng cao sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An SỰ THÍCH ỨNG VỚI ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Khoa Kinh tế - QTKDI. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển, với xu hướng xã hội hóa giáo dục, nhiều trườngđại học mới đã được hình thành, điều này làm cho việc cạnh tranh trong việc thu hútsinh viên vào trường ngày càng trở nên gay gắt hơn. Một trong những yếu tố quyếtđịnh đến việc thu hút học sinh vào trường là chất lượng đào tạo. Để nâng cao chấtlượng đào tạo theo xu hướng mới, các Trường Đại học, cao đẳng trên cả nước lấy đổimới phương pháp giảng dạy làm nhiệm vụ trọng tâm. Bởi phương pháp giảng dạytruyền thống ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Một trong những thách thức đặt ra cho hệ thống giáo dục nói chung và cáctrường đại học nói riêng là cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, sao cho có thểtạo ra những lớp người không chỉ đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động mà còngóp phần dẫn dắt xã hội. Thực ra, xét đến cùng thì tất cả các phương pháp giảng dạyđều có thể ẩn chứa những hoạt động mang tính tích cực của nó. Tuy nhiên, để trởthành một phương pháp mà yếu tố tích cực trở thành nét đặc trưng thì hầu hết các nhànghiên cứu đều đề cập đến mức độ tham gia của sinh viên trong quá trình học tập. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định từ lâu nhưng kếtquả thu được không nhiều vì trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy họcgiảng viên còn gặp nhiều trở ngại tâm lý và chưa thích ứng với các phương pháp dạyhọc mới, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.II. NỘI DUNG2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung với đề tài “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứngnghề nghiệp của giáo viên tâm lý – giáo dục”. Trong đó tác giả đã đưa ra một số chỉ sốkhách quan và chủ quan để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của giáo viêntâm lý – giáo dục [3]. Tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về giáo dụchướng nghiệp và thích ứng nghề, đặc biệt với tác phẩm “Thích ứng sư phạm”, tác giả 4đã đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các nội dung hìnhthành khả năng thích ứng về lối sống cho sinh viên sư phạm, hình thành khả năngthích ứng tay nghề trong quá trình đào tạo cho sinh viên sư phạm: thích ứng với quytrình lên lớp, thích ứng với hoạt động giảng dạy trên lớp, thích ứng với hoạt động thiếtkế nội dung công tác chủ nhiệm lớp, thích ứng với hoạt động ứng xử trong công tácgiáo dục… bên cạnh đó tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp giúp sinh viên đại họcthích ứng với nghề dạy học [9]. Năm 2011, tác giả Nguyễn Chí Tăng nghiên cứu “Sự thích ứng của giáo viêntrung học cơ sở với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy”, kết quảnghiên cứu của luận án: Hầu hết giáo viên trung học cơ sở thích ứng với ứng dụngcông nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy ở mức trung bình. Mức độ thích ứng củagiáo viên trung học cơ sở đối với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảngdạy có sự khác nhau giữa giáo viên trên ba địa bàn (thành thị, đồng bằng và trung dumiền núi), giữa giáo viên dạy các môn học, giữa giáo viên thuộc các độ tuổi. Các yếutố: trình độ tin học; ý chí của giáo viên; tính cách cá nhân; sự hỗ trợ, giúp đỡ của tậpthể; quản lý của lãnh đạo nhà trường; điều kiện vật chất ảnh hưởng đến sự thích ứngcủa giáo viên với ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy.Biện pháp cung cấp kiến thức, tổ chức thực hành ứng dụng ứng dụng công nghệ thôngtin vào hoạt động giảng dạy góp phần nâng cao được mức độ thích ứng của giáo viênTHCS với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy [17]. Năm 2013, tác giả Dương Thị Thanh Thanh nghiên cứu “Mức độ thích ứng vớihoạt động quản lý dạy học của Hiệu trưởng Tiểu học”. Kết quả nghiên cứu: tính tíchcực, chủ động trong hoạt động quản lý dạy học chưa được thể hiện rõ, mức độ thíchứng của hiệu trưởng trường tiểu học với hoạt động quản lý dạy học trong nhà trường ởmức độ trung bình. Các biểu hiện mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy họckhông đồng đều mà xếp thành thứ bậc, thứ nhất là Sự thừa nhận của tập thể nhà trườngvới hiệu trưởng Tiểu học, thứ hai là Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt độngquản lý dạy học, thứ ba là Kỹ năng quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học, và cuốicùng là Sự hài lòng với hoạt động quản lý dạy học hiệu trưởng tiểu học. Có sự khácbiệt về giới tính, thâm niên quản lý đối với mức độ thích ứng hoạt động quản lý dạyhọc. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạtđộng quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Các yếu tố chủ quan là Kinh nghiệm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: