Danh mục

Sự tiếp nối và phá cách truyền thống hình tượng người phụ nữ phong kiến Trung Hoa qua nhân vật Thượng Quan Lỗ thị trong báu vật của đời của Mạc Ngôn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.46 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết, tác giả đi sâu làm rõ sự tiếp nối và phá cách truyền thống người phụ nữ phong kiến Trung Hoa qua nhân vật Thượng Quan Lỗ thị, hiện thân đầy đủ nhất của người phụ nữ phong kiến Trung Hoa, đồng thời cũng là hiện thân của sự vượt thoát khỏi những lễ giáo phong kiến vốn đã trở nên lỗi thời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tiếp nối và phá cách truyền thống hình tượng người phụ nữ phong kiến Trung Hoa qua nhân vật Thượng Quan Lỗ thị trong báu vật của đời của Mạc Ngôn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 72-77 SỰ TIẾP NỐI VÀ PHÁ CÁCH TRUYỀN THỐNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ PHONG KIẾN TRUNG HOA QUA NHÂN VẬT THƯỢNG QUAN LỖ THỊ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN Lê Sỹ Điền1 và Tạ Thị Thủy2 1 Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, 2 Đại học Văn hoá Thể thao&Du lịch Thanh Hoá E-mail: 1 sydien2910@yahoo.com.vn, 2 thuycdvh@gmail.com Tóm tắt. Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết mang không khí “sử thi” tiêu biểu về một giai đoạn lịch sử (1900 - 1995) của đất nước Trung Quốc. Mạc Ngôn đã dựng nên hình ảnh người mẹ Trung Quốc vĩ đại suốt cuộc đời hi sinh cho con cháu. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đi sâu làm rõ sự tiếp nối và phá cách truyền thống người phụ nữ phong kiến Trung Hoa qua nhân vật Thượng Quan Lỗ thị, hiện thân đầy đủ nhất của người phụ nữ phong kiến Trung Hoa, đồng thời cũng là hiện thân của sự vượt thoát khỏi những lễ giáo phong kiến vốn đã trở nên lỗi thời. Từ khóa: Báu vật của đời, Mạc Ngôn, hình tượng người phụ nữ, tiếp nối, phá cách truyền thống, phong kiến Trung Hoa. 1. Mở đầu Là cây bút tiêu biểu của văn xuôi đương đại Trung Quốc thời kỳ đổi mới, Mạc Ngôn đang trở thành một “hiện tượng” trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Nét độc đáo của Mạc Ngôn là ông luôn tạo ra trong tiểu thuyết của mình một thế giới nhân vật đầy sinh động, hấp dẫn, độc đáo và mới lạ. Trong thế giới ấy nổi lên hình tượng người mẹ khốn cùng Thượng Quan Lỗ thị - hiện thân đầy đủ nhất của người phụ nữ phong kiến Trung Hoa, đồng thời cũng là hình ảnh biểu tượng của sự bứt phá, thoát khỏi những trói buộc phong kiến ấy. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thượng Quan Lỗ thị - hiện thân của người phụ nữ phong kiến Trung Hoa Quy tụ đầy đủ đặc điểm của người phụ nữ phong kiến Trung Quốc cả về hình thức lẫn tâm hồn, Thượng Quan Lỗ thị là chuẩn mực nét đẹp của tục bó chân truyền thống và là hiện thân của tình yêu thương con tha thiết. 72 Sự tiếp nối và phá cách truyền thống hình tượng người phụ nữ phong kiến Trung Hoa... Nếu như bảng vàng trinh tiết là sự lừa bịp tinh thần người phụ nữ để họ chịu áp bức của tộc quyền, thần quyền và luân lý phong kiến thì tục bó chân là thủ đoạn cưỡng chế thô bạo phá hoại cơ thể người phụ nữ, khiến họ mang trong mình nỗi đau thể xác và tâm hồn. Lên năm tuổi, Lỗ Toàn Nhi phải bó chân - phong tục tàn khốc đã gây ra cho những người phụ nữ Trung Quốc những thương tích tật nguyền suốt đời. Với sự miêu tả chân thực, tỉ mỉ, Mạc Ngôn đã giúp cho người đọc thấu hiểu được nỗi đau đớn của những người phụ nữ trong cái tập tục bó chân tàn khốc ấy: “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt. Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc. . . ” [1;364]. Đôi bàn chân bị nẹp tre, vải bó. . . buộc chặt lại cho tới khi chúng nhỏ xíu chừng ba tấc, những ngón chân dính chặt vào nhau, nhọn như một búp măng. Để có “gót sen ba tấc” người phụ nữ phải chịu đau đớn, thống khổ. Dân gian có câu tục ngữ “hai bàn chân nhỏ, nước mắt đầy chum”. Tập tục bó chân ác độc hình thành thời kỳ Ngũ Đại là một thủ đoạn khống chế phụ nữ của giai cấp thống trị. Nhà viết tiểu thuyết Lý Nhữ Trân, trong tiểu thuyết Kính Hoa duyên, ở hồi thứ 32, ông đã thuật lại nỗi khổ của Lâm Chi Dương sau khi được tuyển làm hậu phi phải chịu bó chân, nghe thấy phải rùng mình. Chịu đau đớn về thể xác, nhưng rồi Lỗ Toàn Nhi có đôi chân được xem là đẹp nhất làng, khiến nhiều người thèm muốn. Nhưng tạo hoá xoay vần, con ngươi đáng được hưởng hạnh phúc lại chịu bao đau đớn, tủi nhục. Cuộc đời Lỗ Toàn Nhi trải qua biết bao gian truân, cơ cực. Chưa có nỗi cay đắng, đau khổ nào mà người phụ nữ này chưa nếm trải. Soi rọi cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi ta có thể thấy lịch sử đất nước Trung Hoa từ 1900 với biết bao biến động, bắt đầu từ chiến tranh loạn lạc, đến nạn đói, bạo chính, cải cách. . . Cuộc đời người phụ nữ bình thường được nhà văn nhào nặn từ những chi tiết bình thường đã tô thêm sắc màu của yếu tố “kỳ” làm cho nó trở nên lung linh kỳ ảo. Ngay đầu tác phẩm trong khi cả người và vật nhà Thượng Quan đều khó đẻ thì mọi sự chú ý của đại gia đình ấy đều tập trung cho con lừa được “mẹ tròn con vuông” mà không hề đoái hoài đến người con dâu đang đau đớn trong nhà. Phải chăng đây chính là mặt khuất, là hiện thực bề sâu, bề sau trong xã hội nông thôn Trung Quốc lúc bấy giờ được nhà văn Mạc Ngôn phản ánh. Phong nhũ phì đồn (v ...

Tài liệu được xem nhiều: