Danh mục

Sử Trung Quốc Chương 6

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.69 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sử Trung QuốcChương VITƯ TƯỞNG TRUNG HOA THỜI TIÊN TẦN(Trong chương này tôi chỉ giới thiệu triết học và văn học Trung Quốc, còn các môn học như thiên văn, địa lý, y học..., vì thiếu tài liệu tôi không xét tới). 1. Triết học A. Đặc điểm của triết học Trung Quốc Có lẽ do những nguyên nhân gì đó chúng ta chưa biết, chứ đâu phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà tư tưởng lớn của nhân loại thời thượng cổ đua nhau xuất hiện trong hai thế kỷ VI và V trước Tây lịch, ở tại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử Trung Quốc Chương 6 Sử Trung Quốc Chương VI TƯ TƯỞNG TRUNG HOA THỜI TIÊN TẦN(Trong chương này tôi chỉ giới thiệu triết học và văn học Trung Quốc, còn các mônhọc như thiên văn, địa lý, y học..., vì thiếu tài liệu tôi không xét tới).1. Triết họcA. Đặc điểm của triết học Trung QuốcCó lẽ do những nguyên nhân gì đó chúng ta chưa biết, chứ đâu phải ngẫu nhiên màhầu hết các nhà tư tưởng lớn của nhân loại thời thượng cổ đua nhau xuất hiện tronghai thế kỷ VI và V trước Tây lịch, ở tại ba nơi: Ấn Độ, Hi Lạp, Trung Hoa, ba cáinôi của ba nền văn minh lớn nhất còn tồn tại tới ngày nay.Đối với cái thế giới của chúng ta này và với cuộc sống con người chỉ có thể có haithái độ: hoặc là phủ nhận, cho cái gì cũng là hư ảo hết, chỉ muôn thoát li đời sốnghiện tại; hoặc là chấp nhận, cho thế giới này có thực, có thể và chỉ có thể tìm hạnhphúc trong cuộc đời hiện tại thôi, mà cuộc sống đáng truyền lại cho các thế hệ sau.Ấn Độ có thái độ thứ nhất; Trung Hoa và Hi Lạp có thái độ thứ nhì, không xuất thếmà nhập thế rất thực tế, không bàn về vấn đề siêu hình như Ấn, mà chú trọng tớinhân sinh, tới việc cứu đời.Một đặc điểm của triết học Trung Quốc là có tính cách nhân bản rất cao. Sinh trongthời loạn, triết gia Trung Hoa nào cũng tìm cách lập lại trật tự, và nhà nào cũng bànvề chính trị. Triết gia Hi Lạp cũng bàn về chính trị nhưng ít hơn mà chú ý tới khoa 1học hơn.Đặc điểm thứ nhì là Trung Hoa không có tôn giáo với một giáo chủ, những tăng lữ,những kinh kệ... điểm này tôi đã trình bày ở Chương IV-2C, thời Tây Chu.TƯ TUỎNG CHÍNH TRỊ - CÁC PHÁIVề tư tưởng chính trị thời Tiên Tần, tôi chia làm hai phái:- Phái hữu vi, can thiệp vào đời sống của dân.- Phái vô vi, không can thiệp vào đời sống của dân.Phe hữu vi lại gồm hai chủ trương:- nhân trị, cho rằng tư cách (đạo đức, tài năng) của người cầm quyền quan trọngnhất; vua phải yêu dân, giáo hóa dân, can thiệp vừa phải vào đời sống của dân thôi;- pháp trị, trái lại bảo nhà cầm quyền không cần có tư cách, hễ pháp luật nghiêmkhắc, thưởng phạt công bằng thì một người không có tài đức cũng có thể trị nướcđược; phe này cũng có thể gọi là cực hữu vi, rất chuyên chế, can thiệp vào mỗihành động của dân.Để độc giả thấy sự biến chuyển của tư tưởng chính trị thời Tiên Tần, tôi theo thứ tựthời gian, lập bảng các triết gia với năm sinh, năm tử, từ cuối đời Xuân Thu đếncuối đời Chiến Quốc với chủ trương của họ.Hữu vi/Cực hữu vi/Vô vi/Cực vô viKhổng Tử (Lỗ) 551-479 Nhân trịMặc tử (Lỗ) 480?-397? Nhân trịDương tử (?) 440-380? Không thèm trị dânLão tử (?) 430-340? còn trị dânThương Ưởng (Vệ) 388-338 Pháp trịMạnh tử (Lỗ) Nhân trịTrang tử (Tống) Không thèm trị dânTuân tử (Triệu) Nhân trịHàn Phi (Hàn) Pháp trị 2Những niên đại trên đều theo Vũ Đồng, tác giả cuốn Trung Quốc triết học đạicương.B. Phái nhân trị - Hữu vi.Bình minh xuất hiện - Khổng TửTừ cuối Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc biến chuyểnmạnh, mà phong trào lập thuyết để cứu đời phát triển bồng bột, người đời sau gọi làthời “trăm nhà đua tiếng” (bách gia tranh minh).Người đầu tiên mở đường cho phong trào là Khổng Khâu (Trọng Ni) và ta có thểnói rằng bình minh triết học Trung Hoa xuất hiện ở nước Lỗ (Sơn Đông ngày nay),một nước nhỏ thôi, nhưng còn giữ được ít nhiều sự giáo hóa của Chu Công.Triết gia đầu tiên của Trung Quốc đó lại chính là tư tưởng gia phong phú nhất (bànvề chính trị, mà bàn cả về đạo đức, cách tu thân, để tề gia, trị nước); ảnh hưởng lớnnhất, lâu bền nhất, non 2.500 năm rồi ở cả miền Đông Á; ông vừa là chính trị gia,lại vừa là nhà giáo dục đại tài, được đời sau gọi là “vạn thế sư biểu”, có nhiều họctrò nhất từ xưa tới nay; hơn nữa, ông còn là một văn sĩ, một sử gia và một nghệ sĩ:nghiên cứu Kinh Thi, phổ nhạc nhiều bài thơ trong bộ đó.Tư cách của ông siêu quần: nghiêm trang mà ôn hòa, khoáng đạt, cương quyết màđa cảm (học trò ông là Nhan Hồi chết, ông thương tiếc, khóc tới nỗi các môn sinhkhác phải can), học không chán, dạy người không mỏi, khiêm tốn, mà vui tính, đôikhi nói đùa với các môn sinh, rất nhiệt tâm cứu đời: biết rằng việc rất khó thànhnhững vẫn cứ tận lực làm.Nhà chính trịÔng thuộc dòng dõi quí tộc nhưng sa sút, thời trẻ phải làm những chức lại nhỏ, rồimở trường tư dạy học, nổi tiếng là học rộng, mãi đến 51 tuổi mới được vua Lỗdùng làm chức Trung đô tể (chức quan cai trị kinh đô như chức Thừa Thiên phủdoãn đời Nguyễn), rồi thăng chức Đại tư khấu (thượng thư bộ Hình), trong ba bốn 3năm cầm quyền đó, ông làm cho Lỗ hưởng cảnh thái bình, không cướp bóc, dânchúng biết trọng lễ, pháp luật; nhưng rồi thấy vua Lỗ bỏ bê việc nước, ông chánngán, rời Lỗ, cùng với một số môn sinh bôn ba các nước Vệ, Trần... tìm một minhquân để thực hiện đạo của mình (thời ...

Tài liệu được xem nhiều: