Sức hút đầu tư ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.88 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (DVB TNT) thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều lợi thế và có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển, chính vì vậy, những năm qua vùng đã thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nguồn, việc sử dụng những nguồn vốn đó đem lại hiệu quả tương đối cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sức hút đầu tư ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 153-160 SỨC HÚT ĐẦU TƯ Ở DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH Hoàng Phan Hải Yến Trường Đại học Vinh E-mail: hoangphanhaiyen@yahoo.com Tóm tắt. Dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (DVB TNT) thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều lợi thế và có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển, chính vì vậy, những năm qua vùng đã thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nguồn, việc sử dụng những nguồn vốn đó đem lại hiệu quả tương đối cao. Từ khóa: Dải ven biển, đầu tư, Thanh-Nghệ-Tĩnh, phát triển, chiến lược. 1. Mở đầu Đầu tư phát triển là hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững mỗi quốc gia cũng như từng địa phương. Trong những năm qua, với các chủ trương chính sách phù hợp, hoạt động đầu tư ở DVB TNT có chuyển biến tích cực, đã thu hút được nhiều nguồn vốn lớn với sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế khác nhau, nhờ đó đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của toàn dải. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì DVB TNT vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển. Chính vì vậy, với những giải pháp và hướng đi phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức hút đầu tư cho DVB TNT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những lợi thế chính của DVB TNT trong thu hút đầu tư 2.1.1. Tự nhiên - Vị trí địa lý: DVB TNT có lãnh thổ hẹp ngang, phía Bắc giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng; phía Nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ; phía Tây giáp với vùng nội địa của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; phía Đông giáp biển Đông với một đường bờ biển dài 321 km. DVB TNT nằm trên các trục giao thông chính xuyên quốc gia, vừa có hệ thống cảng biển, sân bay, cửa ngõ ra biển của Lào qua các hành lang Đông - Tây và tương lai không xa là cho cả vùng Đông Bắc Thái Lan và Mianma. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo cho DVB TNT có vị trí chiến lược, giống như chiếc cầu nối giữa Bắc Bộ và phần phía Nam của đất nước, giữa đại dương và đất liền; điều kiện giao lưu thuận lợi với vùng nội địa cũng như các vùng kinh tế khác trong cả nước, với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới [1]. 153 Hoàng Phan Hải Yến - Tài nguyên: DVB TNT có nhiều loại tài nguyên, nhưng đáng kể hơn cả là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển và tài nguyên du lịch. + Khoáng sản: phong phú và đa dạng, song đáng kể nhất là sắt ở Thạch Khê có trữ lượng lớn nhất cả nước với 553,72 triệu tấn; ngoài ra còn có các loại đá, cát xây dựng, Titan. . . + Biển: DVB TNT có bờ biển dài 321 km và vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích gần 5 vạn km2 . Trên toàn dải đều có các địa điểm xây dựng cảng; có nhiều bãi cát và cồn cát lớn ven biển; các bãi tắm đẹp. . . + Du lịch: DVB TNT có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, có giá trị thu hút khách du lịch rất cao. Qua điều tra, vùng biển của DVB TNT thuộc vùng Bắc Trung Bộ có 30 - 40 loài cá có giá trị kinh tế với trữ lượng 620.000 tấn, có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong đó, cá nổi 52 - 58%, chiếm 20 - 27% trữ lượng khai thác cả nước. Tôm có 30 loài, khả năng khai thác 3.300 tấn/năm và tôm hùm 350 - 450 tấn/năm, mực 5.000 tấn/năm. Vùng có 3 vạn hécta nước lợ ở các cửa sông, đầm phá có khả năng nuôi trồng hải sản. Ngoài ra, còn có nhiều đồng muối trải dọc trên toàn dải ven biển. Với sự phong phú và đa dạng về các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội kết hợp với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng để DVB TNT phát triển một ngành du lịch với nhiều sản phẩm: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử. . . Nhìn chung, các tài nguyên biển có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế cũng như an ninh quốc phòng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, đảo. 2.1.2. Kinh tế - xã hội - Dân cư: Nằm trong khu vực có nền văn hóa, hiếu học lâu đời, cho đến ngày nay, DVB TNT vẫn là một trung tâm đào tạo ra những người có trình độ cao. Năm 2009, dân số của DVB TNT là 2.702.279 người, chiếm 35.6% dân số của cả ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; lực lượng lao động của vùng có hơn 1,5 triệu người với chất lượng lao động tương đối cao. Đây sẽ là một nguồn lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế trên phạm vi toàn dải. - Cơ sở hạ tầng: DVB TNT có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, nhất là mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người và hàng hóa. Trên toàn dải cũng như các vùng giáp ranh với DVB TNT có đầy đủ các loại hình giao thông như đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Tuy nhiên, chất lượng của các loại đường còn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sức hút đầu tư ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 153-160 SỨC HÚT ĐẦU TƯ Ở DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH Hoàng Phan Hải Yến Trường Đại học Vinh E-mail: hoangphanhaiyen@yahoo.com Tóm tắt. Dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (DVB TNT) thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều lợi thế và có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển, chính vì vậy, những năm qua vùng đã thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nguồn, việc sử dụng những nguồn vốn đó đem lại hiệu quả tương đối cao. Từ khóa: Dải ven biển, đầu tư, Thanh-Nghệ-Tĩnh, phát triển, chiến lược. 1. Mở đầu Đầu tư phát triển là hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững mỗi quốc gia cũng như từng địa phương. Trong những năm qua, với các chủ trương chính sách phù hợp, hoạt động đầu tư ở DVB TNT có chuyển biến tích cực, đã thu hút được nhiều nguồn vốn lớn với sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế khác nhau, nhờ đó đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của toàn dải. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì DVB TNT vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển. Chính vì vậy, với những giải pháp và hướng đi phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức hút đầu tư cho DVB TNT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những lợi thế chính của DVB TNT trong thu hút đầu tư 2.1.1. Tự nhiên - Vị trí địa lý: DVB TNT có lãnh thổ hẹp ngang, phía Bắc giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng; phía Nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ; phía Tây giáp với vùng nội địa của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; phía Đông giáp biển Đông với một đường bờ biển dài 321 km. DVB TNT nằm trên các trục giao thông chính xuyên quốc gia, vừa có hệ thống cảng biển, sân bay, cửa ngõ ra biển của Lào qua các hành lang Đông - Tây và tương lai không xa là cho cả vùng Đông Bắc Thái Lan và Mianma. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo cho DVB TNT có vị trí chiến lược, giống như chiếc cầu nối giữa Bắc Bộ và phần phía Nam của đất nước, giữa đại dương và đất liền; điều kiện giao lưu thuận lợi với vùng nội địa cũng như các vùng kinh tế khác trong cả nước, với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới [1]. 153 Hoàng Phan Hải Yến - Tài nguyên: DVB TNT có nhiều loại tài nguyên, nhưng đáng kể hơn cả là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển và tài nguyên du lịch. + Khoáng sản: phong phú và đa dạng, song đáng kể nhất là sắt ở Thạch Khê có trữ lượng lớn nhất cả nước với 553,72 triệu tấn; ngoài ra còn có các loại đá, cát xây dựng, Titan. . . + Biển: DVB TNT có bờ biển dài 321 km và vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích gần 5 vạn km2 . Trên toàn dải đều có các địa điểm xây dựng cảng; có nhiều bãi cát và cồn cát lớn ven biển; các bãi tắm đẹp. . . + Du lịch: DVB TNT có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, có giá trị thu hút khách du lịch rất cao. Qua điều tra, vùng biển của DVB TNT thuộc vùng Bắc Trung Bộ có 30 - 40 loài cá có giá trị kinh tế với trữ lượng 620.000 tấn, có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong đó, cá nổi 52 - 58%, chiếm 20 - 27% trữ lượng khai thác cả nước. Tôm có 30 loài, khả năng khai thác 3.300 tấn/năm và tôm hùm 350 - 450 tấn/năm, mực 5.000 tấn/năm. Vùng có 3 vạn hécta nước lợ ở các cửa sông, đầm phá có khả năng nuôi trồng hải sản. Ngoài ra, còn có nhiều đồng muối trải dọc trên toàn dải ven biển. Với sự phong phú và đa dạng về các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội kết hợp với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng để DVB TNT phát triển một ngành du lịch với nhiều sản phẩm: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử. . . Nhìn chung, các tài nguyên biển có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế cũng như an ninh quốc phòng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, đảo. 2.1.2. Kinh tế - xã hội - Dân cư: Nằm trong khu vực có nền văn hóa, hiếu học lâu đời, cho đến ngày nay, DVB TNT vẫn là một trung tâm đào tạo ra những người có trình độ cao. Năm 2009, dân số của DVB TNT là 2.702.279 người, chiếm 35.6% dân số của cả ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; lực lượng lao động của vùng có hơn 1,5 triệu người với chất lượng lao động tương đối cao. Đây sẽ là một nguồn lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế trên phạm vi toàn dải. - Cơ sở hạ tầng: DVB TNT có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, nhất là mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người và hàng hóa. Trên toàn dải cũng như các vùng giáp ranh với DVB TNT có đầy đủ các loại hình giao thông như đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Tuy nhiên, chất lượng của các loại đường còn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dải ven biển Thanh-Nghệ-Tĩnh Bắc TrungBộ Thu hút vốn đầu tư Sử dụng vốn đầu tư Phát triển bền vững Hoạt động kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 341 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 313 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 305 0 0 -
95 trang 263 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 244 0 0 -
9 trang 206 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 198 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 180 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 175 0 0 -
Nội dung phương pháp chứng từ kế toán
6 trang 167 0 0