Sức mạnh mềm của văn hóa - trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 74.91 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, tác giả sẽ vận dụng khái niệm của Nye để chỉ ra những biểu hiện sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- một tín ngưỡng vừa vinh dự được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sức mạnh mềm của văn hóa - trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 145-151 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỨC MẠNH MỀM CỦA VĂN HÓA - TRƯỜNG HỢP TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG Mai Thị Hạnh Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sức mạnh mềm (soft power) là khái niệm được học giả người Mỹ Joseph S.Nye đưa ra vào thập niên 90 của thế kỉ XX. Theo Nye, sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mong muốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để thu phục thiên hạ chứ không phải bằng cưỡng bức. Sức mạnh mềm của một quốc gia xuất phát từ ba yếu tố: văn hóa, hệ giá trị và chính sách đối ngoại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ vận dụng khái niệm của Nye để chỉ ra những biểu hiện sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- một tín ngưỡng vừa vinh dự được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Việc chỉ ra sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một cách để thấy được sự độc đáo của một tín ngưỡng có một không hai trên thế giới, cũng là cách để tôn vinh hơn nữa giá trị ngàn đời của tín ngưỡng này. Từ khóa: Sức mạnh mềm, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, văn hóa.1. Mở đầu Ngày 06/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính thức được tổ chứcUnessco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sự kiện đó là niềm tựhào của người dân Việt Nam, nhắc nhở chúng ta nâng cao hơn nữa nhận thức về những giátrị quý báu của tín ngưỡng độc đáo có một không hai trên thế giới này. Việc nhìn nhận sứcmạnh mềm và ý nghĩa của sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là một cách tôn vinh giá trị của tín ngưỡng này.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vài nét về sức mạnh mềm và sức mạnh mềm của văn hóa Sức mạnh mềm (soft power) là thuật ngữ xuất hiện vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX.Cha đẻ của nó là học giả chính trị người Mỹ Joseph S. Nye. Cụm từ “sức mạnh mềm”Ngày nhận bài 11/5/2013. Ngày nhận đăng 20/09/2013.Liên lạc Mai Thị Hạnh, e-mail: maihanhvnh@gmail.com 145 Mai Thị Hạnhđược ông đề cập đầu tiên trong một cuốn sách viết về sự thay đổi trong bản chất quyềnlực của Mỹ. Sau đó, khái niệm này tiếp tục được khái quát hóa và nghiên cứu sâu trongmột cuốn sách nổi bật sau này của ông: Sức mạnh mềm - các phương thức để thành côngtrong chính trị quốc tế. Theo Nye, “sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mongmuốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại đểthu phục thiên hạ” [4]. Nói cách khác, sức mạnh mềm là khả năng ảnh hưởng tới thực thểkhác thông qua sức hấp dẫn và hợp tác chứ không phải bằng tiền bạc hay vũ lực. Điều nàytrái ngược cơ bản với sức mạnh cứng, thứ sức mạnh dựa trên đe dọa và mua chuộc, kiểu“cây gậy và củ cà rốt”, nhờ vào sức mạnh của quân sự, kinh tế và khoa học công nghệ. Sứcmạnh mềm thông qua khả năng tạo ra ảnh hưởng với đối tượng cần tác động bằng cách chiphối đến hệ thống giá trị, làm thay đổi suy nghĩ của họ, khiến đối tượng này mong muốnvà thực hiện đúng điều mà chủ thể tiến hành đã đặt ra. Như vậy, phương thức để đạt đượcsức mạnh mềm là thông qua sức hấp dẫn và thuyết phục. Có thể nói, sức mạnh mềm có giá trị to lớn trong quá trình phát triển của mỗi quốcgia dân tộc. Bởi rằng, sức mạnh của một đất nước là sự tổng hợp, hòa quyện giữa sứcmạnh cứng và sức mạnh mềm. Việc kết hợp khéo léo, tài tình hai loại sức mạnh này sẽtạo nên một thứ sức mạnh cực kì to lớn mà sau này Nye gọi đó là “sức mạnh thông minh”(smart power). Từ xa xưa, bên cạnh việc sử dụng sức mạnh cứng như một biện pháp chínhyếu và truyền thống, nhiều quốc gia, đặc biệt là các cường quốc đã khai thác và tận dụngsức mạnh mềm để thực hiện mục tiêu nô dịch, trói buộc các nước khác trong vòng ảnhhưởng của mình. Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ. . . là những ví dụ điển hình. Với súng ống,tàu chiến cùng với văn hóa Kito, thực dân Pháp đã giày xéo khắp các nước Á- Phi nhằmchiếm đất, dành dân, cướp tài nguyên thiên nhiên và biến những vùng đất xa xôi này thànhcác quốc gia “Công giáo hóa” lệ thuộc vào nước mẹ Pháp. Cũng như vậy, Trung Quốc sửdụng không chỉ vũ lực mà còn cả sức mạnh của Nho giáo, luân thường Nho giáo để khốngchế các nước láng giềng, khẳng định bá quyền đại Hán. Tất nhiên, sự thành công của việcsử dụng sức mạnh mềm của mỗi một quốc gia còn phụ thuộc vào bản lĩnh của đối tượngtiếp nhận sức mạnh mềm đó. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hợp tác hòabình đang trở thành dòng chảy chính trong quan hệ quốc tế. Việc sử dụng sức mạnh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sức mạnh mềm của văn hóa - trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 145-151 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỨC MẠNH MỀM CỦA VĂN HÓA - TRƯỜNG HỢP TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG Mai Thị Hạnh Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sức mạnh mềm (soft power) là khái niệm được học giả người Mỹ Joseph S.Nye đưa ra vào thập niên 90 của thế kỉ XX. Theo Nye, sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mong muốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để thu phục thiên hạ chứ không phải bằng cưỡng bức. Sức mạnh mềm của một quốc gia xuất phát từ ba yếu tố: văn hóa, hệ giá trị và chính sách đối ngoại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ vận dụng khái niệm của Nye để chỉ ra những biểu hiện sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- một tín ngưỡng vừa vinh dự được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Việc chỉ ra sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một cách để thấy được sự độc đáo của một tín ngưỡng có một không hai trên thế giới, cũng là cách để tôn vinh hơn nữa giá trị ngàn đời của tín ngưỡng này. Từ khóa: Sức mạnh mềm, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, văn hóa.1. Mở đầu Ngày 06/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính thức được tổ chứcUnessco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sự kiện đó là niềm tựhào của người dân Việt Nam, nhắc nhở chúng ta nâng cao hơn nữa nhận thức về những giátrị quý báu của tín ngưỡng độc đáo có một không hai trên thế giới này. Việc nhìn nhận sứcmạnh mềm và ý nghĩa của sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là một cách tôn vinh giá trị của tín ngưỡng này.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vài nét về sức mạnh mềm và sức mạnh mềm của văn hóa Sức mạnh mềm (soft power) là thuật ngữ xuất hiện vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX.Cha đẻ của nó là học giả chính trị người Mỹ Joseph S. Nye. Cụm từ “sức mạnh mềm”Ngày nhận bài 11/5/2013. Ngày nhận đăng 20/09/2013.Liên lạc Mai Thị Hạnh, e-mail: maihanhvnh@gmail.com 145 Mai Thị Hạnhđược ông đề cập đầu tiên trong một cuốn sách viết về sự thay đổi trong bản chất quyềnlực của Mỹ. Sau đó, khái niệm này tiếp tục được khái quát hóa và nghiên cứu sâu trongmột cuốn sách nổi bật sau này của ông: Sức mạnh mềm - các phương thức để thành côngtrong chính trị quốc tế. Theo Nye, “sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mongmuốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại đểthu phục thiên hạ” [4]. Nói cách khác, sức mạnh mềm là khả năng ảnh hưởng tới thực thểkhác thông qua sức hấp dẫn và hợp tác chứ không phải bằng tiền bạc hay vũ lực. Điều nàytrái ngược cơ bản với sức mạnh cứng, thứ sức mạnh dựa trên đe dọa và mua chuộc, kiểu“cây gậy và củ cà rốt”, nhờ vào sức mạnh của quân sự, kinh tế và khoa học công nghệ. Sứcmạnh mềm thông qua khả năng tạo ra ảnh hưởng với đối tượng cần tác động bằng cách chiphối đến hệ thống giá trị, làm thay đổi suy nghĩ của họ, khiến đối tượng này mong muốnvà thực hiện đúng điều mà chủ thể tiến hành đã đặt ra. Như vậy, phương thức để đạt đượcsức mạnh mềm là thông qua sức hấp dẫn và thuyết phục. Có thể nói, sức mạnh mềm có giá trị to lớn trong quá trình phát triển của mỗi quốcgia dân tộc. Bởi rằng, sức mạnh của một đất nước là sự tổng hợp, hòa quyện giữa sứcmạnh cứng và sức mạnh mềm. Việc kết hợp khéo léo, tài tình hai loại sức mạnh này sẽtạo nên một thứ sức mạnh cực kì to lớn mà sau này Nye gọi đó là “sức mạnh thông minh”(smart power). Từ xa xưa, bên cạnh việc sử dụng sức mạnh cứng như một biện pháp chínhyếu và truyền thống, nhiều quốc gia, đặc biệt là các cường quốc đã khai thác và tận dụngsức mạnh mềm để thực hiện mục tiêu nô dịch, trói buộc các nước khác trong vòng ảnhhưởng của mình. Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ. . . là những ví dụ điển hình. Với súng ống,tàu chiến cùng với văn hóa Kito, thực dân Pháp đã giày xéo khắp các nước Á- Phi nhằmchiếm đất, dành dân, cướp tài nguyên thiên nhiên và biến những vùng đất xa xôi này thànhcác quốc gia “Công giáo hóa” lệ thuộc vào nước mẹ Pháp. Cũng như vậy, Trung Quốc sửdụng không chỉ vũ lực mà còn cả sức mạnh của Nho giáo, luân thường Nho giáo để khốngchế các nước láng giềng, khẳng định bá quyền đại Hán. Tất nhiên, sự thành công của việcsử dụng sức mạnh mềm của mỗi một quốc gia còn phụ thuộc vào bản lĩnh của đối tượngtiếp nhận sức mạnh mềm đó. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hợp tác hòabình đang trở thành dòng chảy chính trong quan hệ quốc tế. Việc sử dụng sức mạnh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sức mạnh mềm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Sức mạnh mềm Chính sách đối ngoại Di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa Văn hóa phi vật thểGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 10
85 trang 370 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 188 0 0 -
10 trang 92 0 0
-
15 trang 80 0 0
-
Nghị quyết số 04/NQ-HĐND Thành Phố Hà Nội
16 trang 66 0 0 -
Tiểu luận nhóm 8: Cạn Kiệt Nguồn Nước
19 trang 64 0 0 -
5 trang 64 2 0
-
9 trang 60 0 0
-
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 58 0 0 -
Luật tục Ê-đê về bảo vệ tài nguyên môi trường trong mối tương quan với pháp luật hiện nay
13 trang 53 0 0