Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước của cây cà phê tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 399.10 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước của cây cà phê tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk được nghiên cứu nhằm góp phần xác định ảnh hưởng của BĐKH một cách hiệu quả và là tài liệu tham chiếu hữu ích để giải quyết bài toán quản lý tài nguyên nước hoặc các nghiên cứu liên quan, tránh gây ra những thiệt hại lớn không mong muốn cho ngành trồng trọt nói chung và cây cà phê của huyện nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước của cây cà phê tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0159 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NHU CẦU NƯỚC CỦA CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Thị Ngọc Quyên1 *, Nguyễn Thị Tịnh Ấu2, Lâm Thị Nghiêm3 0F 1 Trường Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk 2 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, 1 Võ Văn Ngân, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Chí Minh, 3 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Việc tính toán nhu cầu nước trong trồng trọt là rất cần thiết để phục vụ cho công tác lập kế hoạch quản lý và phát triển lâu dài ở những vùng chuyên sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, nhu cầu nước tưới cho cây trồng ngày càng tăng dần theo từng năm. Mục tiêu của nghiên cứu sẽ dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2030 cho cây cà phê, một cây trồng chủ lực tại huyện Krông Pắc với phương pháp tiếp cận của FAO dựa vào mô hình CROPWAT 8.0. Kết quả cho thấy nhu cầu nước của cây cà phê đã thay đổi trước những tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể với diện tích tưới khoảng 20.078 ha thì nhu cầu tưới có xu hướng tăng: dự báo năm 2030 (135,77×106 m3) và năm 2030 theo các kịch bản RCP4.5 (137,47×106 m3) và RCP8.5 (138,52×106 m3). Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhiệt độ và lượng mưa chính là những yếu tố tác động mạnh nhất, làm thay đổi nhu cầu nước giữa các tháng của cây cà phê tại huyện Krông Pắc. Nghiên cứu được kỳ vọng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành đánh giá lại thực trạng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi trên địa bàn và đưa ra các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nhu cầu nước, CROPWAT, cây cà phê, huyện Krông Pắc. 1. MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH) và ảnh hưởng của nó đã và đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 7 oC và mực nước biển đã tăng khoảng 20 cm [1]. Sự gia tăng cường độ của thiên tai và tần suất của các hiện tượng cực đoan như các đợt nắng nóng cục bộ vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông kéo dài, tăng nhiệt độ và lượng mưa, hạn hán, lũ lụt... đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực nông nghiệp, sức khỏe con người, đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC (AR4) đã khẳng định Việt Nam là một trong số các quốc gia dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH [2], đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, do quá trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Không thể phủ nhận rằng, trong sản xuất nông nghiệp, nước tưới là một vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước của cây trồng để có kế hoạch tưới phù hợp và xây dựng hệ thống tưới đáp ứng nhu cầu đó trở thành mối quan tâm của các cơ quan chức * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: ntnquyen@ttn.edu.vn 46 Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước của cây cà phê tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk năng tại địa phương cũng như các nhà nông nghiệp và thậm chí cả người nông dân trong thời đại mới. Năm 2012, một nghiên cứu đã xác định nhu cầu tưới cho cây khoai tây tại lưu vực Ganga và đề xuất phát triển giống mới cần ít nước hơn do nhu cầu này được dự báo sẽ tăng 14-15 % vào năm 2050 [3]; hay các nghiên cứu ứng dụng mô hình CROPWAT 8.0 xác định nhu cầu nước tưới cho cây ngô ở Ấn Độ [4], [5]. Tại Việt Nam, mô hình CROPWAT cũng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp [6], [7] hay tính toán cân bằng nước cho vùng đất bazan - Tây Nguyên [8]. Đối với cây cà phê, một cây trồng chủ lực trên địa bàn Tây Nguyên, việc xác định hay dự báo nhu cầu nước trở nên thực sự cần thiết đặc biệt trong bối cảnh hạn hán có xu hướng ngày càng kéo dài hơn trong tương lai [9]. Tại Đắk Nông, một nghiên cứu sử dụng CROPWAT và Dấu chân nước - Water Footprint để đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong canh tác cây cà phê. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về nhu cầu nước trong canh tác cây cà phê ở các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là do tác động của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác và cây giống [10]; trên lưu vực sông Srepok, nhu cầu sử dụng nước của các loại hình sử dụng đất chính đã được dự báo dưới sự hỗ trợ của công cụ CROPWAT 8.0. Theo đó, định mức tưới cho cây cà phê giai đoạn 1980-2021 là 4029 m3/ha/vụ và dự báo cho giai đoạn tương lai (2013-2045) có xu hướng giảm ở kịch bản RCP 2.6 (3543 m3/ha/vụ), kịch bản RCP4.5 (3330 m3/ha/vụ) và xu hướng tăng ở kịch bản RCP 8.5 (4112 m3/ha/vụ) [9]. Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu - huyện Krông Pắc Huyện Krông Pắc có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông, lâm sản. Hầu hết diện tích đất canh tác được trồng các loại cây lâu năm như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su... Thực tế, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán kéo dài, mưa tập trung với cường độ lớn, gió mạnh, bão… ngày càng diễn biến thất thường, đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân nơi đây [11]. Vài năm trở lại đây, dưới tác động của BĐKH, hạn hán và khan hiếm nguồn nước ngày càng gia tăng nên ngành nông nghiệp của huyện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu chính là dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2030 cho cây cà phê nhằm góp phần xác định ảnh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước của cây cà phê tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0159 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NHU CẦU NƯỚC CỦA CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Thị Ngọc Quyên1 *, Nguyễn Thị Tịnh Ấu2, Lâm Thị Nghiêm3 0F 1 Trường Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk 2 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, 1 Võ Văn Ngân, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Chí Minh, 3 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Việc tính toán nhu cầu nước trong trồng trọt là rất cần thiết để phục vụ cho công tác lập kế hoạch quản lý và phát triển lâu dài ở những vùng chuyên sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, nhu cầu nước tưới cho cây trồng ngày càng tăng dần theo từng năm. Mục tiêu của nghiên cứu sẽ dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2030 cho cây cà phê, một cây trồng chủ lực tại huyện Krông Pắc với phương pháp tiếp cận của FAO dựa vào mô hình CROPWAT 8.0. Kết quả cho thấy nhu cầu nước của cây cà phê đã thay đổi trước những tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể với diện tích tưới khoảng 20.078 ha thì nhu cầu tưới có xu hướng tăng: dự báo năm 2030 (135,77×106 m3) và năm 2030 theo các kịch bản RCP4.5 (137,47×106 m3) và RCP8.5 (138,52×106 m3). Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhiệt độ và lượng mưa chính là những yếu tố tác động mạnh nhất, làm thay đổi nhu cầu nước giữa các tháng của cây cà phê tại huyện Krông Pắc. Nghiên cứu được kỳ vọng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành đánh giá lại thực trạng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi trên địa bàn và đưa ra các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nhu cầu nước, CROPWAT, cây cà phê, huyện Krông Pắc. 1. MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH) và ảnh hưởng của nó đã và đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 7 oC và mực nước biển đã tăng khoảng 20 cm [1]. Sự gia tăng cường độ của thiên tai và tần suất của các hiện tượng cực đoan như các đợt nắng nóng cục bộ vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông kéo dài, tăng nhiệt độ và lượng mưa, hạn hán, lũ lụt... đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực nông nghiệp, sức khỏe con người, đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC (AR4) đã khẳng định Việt Nam là một trong số các quốc gia dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH [2], đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, do quá trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Không thể phủ nhận rằng, trong sản xuất nông nghiệp, nước tưới là một vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước của cây trồng để có kế hoạch tưới phù hợp và xây dựng hệ thống tưới đáp ứng nhu cầu đó trở thành mối quan tâm của các cơ quan chức * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: ntnquyen@ttn.edu.vn 46 Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước của cây cà phê tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk năng tại địa phương cũng như các nhà nông nghiệp và thậm chí cả người nông dân trong thời đại mới. Năm 2012, một nghiên cứu đã xác định nhu cầu tưới cho cây khoai tây tại lưu vực Ganga và đề xuất phát triển giống mới cần ít nước hơn do nhu cầu này được dự báo sẽ tăng 14-15 % vào năm 2050 [3]; hay các nghiên cứu ứng dụng mô hình CROPWAT 8.0 xác định nhu cầu nước tưới cho cây ngô ở Ấn Độ [4], [5]. Tại Việt Nam, mô hình CROPWAT cũng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp [6], [7] hay tính toán cân bằng nước cho vùng đất bazan - Tây Nguyên [8]. Đối với cây cà phê, một cây trồng chủ lực trên địa bàn Tây Nguyên, việc xác định hay dự báo nhu cầu nước trở nên thực sự cần thiết đặc biệt trong bối cảnh hạn hán có xu hướng ngày càng kéo dài hơn trong tương lai [9]. Tại Đắk Nông, một nghiên cứu sử dụng CROPWAT và Dấu chân nước - Water Footprint để đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong canh tác cây cà phê. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về nhu cầu nước trong canh tác cây cà phê ở các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là do tác động của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác và cây giống [10]; trên lưu vực sông Srepok, nhu cầu sử dụng nước của các loại hình sử dụng đất chính đã được dự báo dưới sự hỗ trợ của công cụ CROPWAT 8.0. Theo đó, định mức tưới cho cây cà phê giai đoạn 1980-2021 là 4029 m3/ha/vụ và dự báo cho giai đoạn tương lai (2013-2045) có xu hướng giảm ở kịch bản RCP 2.6 (3543 m3/ha/vụ), kịch bản RCP4.5 (3330 m3/ha/vụ) và xu hướng tăng ở kịch bản RCP 8.5 (4112 m3/ha/vụ) [9]. Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu - huyện Krông Pắc Huyện Krông Pắc có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông, lâm sản. Hầu hết diện tích đất canh tác được trồng các loại cây lâu năm như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su... Thực tế, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán kéo dài, mưa tập trung với cường độ lớn, gió mạnh, bão… ngày càng diễn biến thất thường, đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân nơi đây [11]. Vài năm trở lại đây, dưới tác động của BĐKH, hạn hán và khan hiếm nguồn nước ngày càng gia tăng nên ngành nông nghiệp của huyện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu chính là dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2030 cho cây cà phê nhằm góp phần xác định ảnh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Canh tác cây cà phê Sản xuất nông nghiệp Quản lý tài nguyên nước Nhu cầu nước tưới cho nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
128 trang 216 0 0
-
Cơ sở lý thuyết cho bài toán tối ưu hóa động sử dụng phân bổ nước cho mục tiêu tưới và phát điện
7 trang 210 0 0 -
13 trang 206 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 191 0 0 -
Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
214 trang 184 0 0 -
161 trang 179 0 0
-
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 175 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 169 0 0