Danh mục

Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.39 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động tới mọi mặt của ngành nông nghiệp, tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng gây nguy cơ thu hẹp đất nông nghiệp, làm tăng nguy cơ lan rộng sâu bệnh hại cây trồng ảnh hưởng đến sinh sản sinh trưởng của gia súc và gia cầm. Bài viết này góp phần nghiên cứu đánh giá bước đầu về tác động BĐKH tới sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Phú Vang là huyện đồng bằng thấp ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp của huyện chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều đợt thiên tai như bão, lũ lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn diễn ra khá phức tạp,… ảnh hưởng rất lớn đời sống và hoạt động sản xuất của người địa phương. Trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động tới mọi mặt của ngành nông nghiệp, tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng gây nguy cơ thu hẹp đất nông nghiệp, làm tăng nguy cơ lan rộng sâu bệnh hại cây trồng ảnh hưởng đến sinh sản sinh trưởng của gia súc và gia cầm. Bài viết này góp phần nghiên cứu đánh giá bước đầu về tác động BĐKH tới sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ khóa: biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp, huyện Phú Vang 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phú Vang là một trong những huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế phải thường xuyên chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, biến đổi khí hậu đã tác động đến mọi mặt đời sống của người dân trong vùng; đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp; làm thay đổi cơ cấu mùa vụ; tác động xấu đến trồng trọt, chăn nuôi; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nguy cơ xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới trên cây trồng, vật nuôi… Đây cũng chính là những tác động của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương trong thời gian qua và những năm tiếp theo. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất là các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí các loại hình sử dụng thích ứng với biến đổi khí hậu theo mục tiêu phát triển lâu bền là vấn đề mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều vướng mắc trong vấn đề ứng xử với biến đổi khí hậu; chưa có các giải pháp và các mô hình thích ứng giúp người dân ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi cần phải có các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp và các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân huyện Phú Vang. 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, khí hậu huyện Phú Vang vừa mang đặc trưng chung của khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa có đặc trưng riêng của tiểu khí Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 107-116 108 PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM hậu ven biển. Vì vậy, nội dung này chỉ đề cập đến các biểu hiện của BĐKH tại vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có lãnh thổ huyện Phú Vang. 2.1. Biến đổi về nhiệt độ Ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, sự biến đổi nhiệt độ trung bình tháng I không biểu hiện rõ rệt: từ thập kỷ 1931 - 1940 đến nay, nhiệt độ trung bình tháng I lần lượt tăng, giảm thay phiên nhau từ 0,1 - 0,30C; riêng thập kỷ 1941 - 1950 tăng mạnh nhất so với thời kỳ 1931 - 1940 là 1,00C (20,80C so với 19,80C). Từ thập kỷ 1961 - 1970, nhiệt độ trung bình tháng VII giảm đều đặn. Mỗi thập kỷ giảm từ 0,1 - 0,40C cho đến thập kỷ 2001 - 2010 đã giảm 0,90C so với thập kỷ 1961 – 1970 [7]. So với các thập kỷ trước đó, hai thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tại Huế giảm từ 0,1 - 0,20C. Đây là xu thế ngược lại với xu thế chung của cả nước và toàn cầu [7]. Bảng 1. Nhiệt độ TB tháng I, tháng VII và TB năm ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong các thập kỷ gần đây (0C) Thập Kỷ 1931-1940 1941-1950 1951-1960 1961-1970 1971-1980 1981-1990 1991-2000 2001-2010 Nhiệt độ TB tháng I 19,8 20,8 20,1 19,9 20,0 19,8 20,2 19,9 Nhiệt độ TB tháng VII 29,0 29,3 29,3 29,8 29,4 29,3 29,1 28,9 Nhiệt độ TB năm 25,1 25,3 25,2 25,3 25,3 25,1 25,0 25,0 Nguồn: [7] 2.2. Biến đổi về lượng mưa Mùa mưa ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế từ tháng IX đến tháng XII. Những năm có Lanina thì mưa lớn trong thời gian ngắn, gây ra lũ lớn, lũ lịch sử, như 1978, 1988, 1990, 1993, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003, 2004, 2009, 2010. Cụ thể, ngày 4 và 5/11/1999 lượng mưa tại Huế lên đến 2.800mm/ngày đêm gây lũ lịch sử năm 1999 và từ ngày 01-04/10/2010 mưa lớn với lượng mưa từ 500-700 mm có nơi đến 1.000mm1.300 mm (trong 04 ngày) gây lũ lớn TP Huế [7]. Bảng 2. Lượng mưa TB tháng I, tháng VII và TB năm ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong các thập kỷ gần đây (mm) Thập kỷ 1971-1980 1981-1990 1991-2000 2001-2013 Lượng mưa TB tháng I 89,5 95,7 131,1 124,1 Lượng mưa TB tháng VII 155,3 106,5 50,0 81,8 Lượng mưa TB năm 2.666 2.575 3.093 3.273 Nguồn: [7] TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP... 109 Kết quả phân tích bảng 2 cho thấy điểm chung là lượng mưa trung bình năm trong những năm gần đây có xu hướng tăng và thập kỷ 1991 - 2000 có lượng mưa trung bình lớn nhất. Lượng mưa trung bình tháng I vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong thập kỷ 2001 - 2013 so với lượng mưa trong thời kỳ chuẩn khí hậu 1961 - 1990 không thay đổi đáng kể, chỉ tăng 1%. So với lượng mưa thời kỳ chuẩn 1961 - 1990 thì lượng mưa tháng VII ở Huế giảm 23%, lượng mưa tháng 10 tăng 27% và lượng mưa trung bình năm tăng 22%. Đặc biệt có sự chênh lệnh lượng mưa giữa tháng I và tháng VII, tăng lượng mưa vào tháng 1 trong giai đoạn 1991-2000 và 2001-2013 so với trước đó. Đây là một điểm bất thường trong biến đổi về lượng mưa ở khu vực nghiên cứu. 2.3. Nước biển dâng Trong kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng cho miền Trung Việt Nam, khi nước biển dâng 71 cm vào năm 2100, vùng ven biển Thừa Thiên Huế sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi mất đi một diện tích lớn đất trồng trọt và nuô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: