Danh mục

Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp ven biển và giải pháp thích ứng

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.46 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm đánh giá định lượng mức độ gây thiệt hại của BĐKH, NBD tới sử dụng đất nông nghiệp (gồm các nhóm đất như: Nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn, đất làm muối và đất trồng lúa) cùng một số điều kiện cơ sở hạ tầng đi kèm, nghiên cứu này tập trung vào tính toán thiệt hại kinh tế của BĐKH, NBD tới sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh Nam Định tại các thời điểm năm 2020 - 2050 ứng với mực NBD từ 12- 32 cm (kịch bản RCP6.0) dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, 2015 và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp ven biển và giải pháp thích ứng Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp ven biển và giải pháp thích ứng Vũ Văn Doanh(1), Phạm Hồng Tính(1), Hoàng Thị Huê(1), Nguyễn Thị Thanh(2) (1) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bộ TN&MT (2) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tác động của nước biển dâng (NBD) đến dải ven bờ được thực hiện trong giai đoạn 1994 - 1996 là dự án “Đánh giá tổn thương và định hướng quản lý tổng hợp dải ven bờ biển Việt Nam” đã chỉ ra rằng: thiệt hại do ngập lụt hằng năm ước tính khoảng 720 triệu USD và trong 30 năm tới con số này có thể tăng gấp 10 lần do phát triển và đầu tư vào những vùng đất có mức độ rủi ro cao; giá trị này bằng khoảng 3% và 5% GDP của các năm 1995 và 2025 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003). Bên cạnh đó, nghiên cứu tổng quan của ADB (2009) về kinh tế trong điều kiện BĐKH ở khu vực phía Nam Châu Á cũng đã xác định, tại Việt Nam nhiệt độ và mực NBD có thể tăng thêm 4,80C và 70 cm vào cuối thế kỷ 21, đồng thời sản lượng lương thực có thể giảm tới 15%. Nghiên cứu cũng ước tính chi phí trung bình cho các biện pháp thích ứng trong nông nghiệp và dải ven bờ của 4 nước Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam (tập trung chủ yếu cho xây dựng đê biển và phát triển các giống cây trồng chịu hạn và nóng) khoảng 5 tỷ USD/năm vào năm 2020 (ADB, 2009). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ước tính, nếu mực nước biển dâng 100 cm thì khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Theo đó Nam Định là một trong hai tỉnh (cùng với Thái Bình) có nguy cơ ngập cao nhất với khoảng 58,0% diện tích toàn tỉnh (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Thời gian gần đây, khi Cơ chế quốc tế Warsaw về tổn thất và thiệt hại do BĐKH được thành lập từ năm 2013 và Thỏa thuận Paris về BĐKH được thông qua năm 2015, tác động của BĐKH, NBD đến khu vực ven biển và 404 tài nguyên đất ngày càng được quan tâm nghiên cứu ở cả trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Nhằm đánh giá định lượng mức độ gây thiệt hại của BĐKH, NBD tới sử dụng đất nông nghiệp (gồm các nhóm đất như: nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn, đất làm muối và đất trồng lúa) cùng một số điều kiện cơ sở hạ tầng đi kèm, nghiên cứu này tập trung vào tính toán thiệt hại kinh tế của BĐKH, NBD tới sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh Nam Định tại các thời điểm năm 2020 - 2050 ứng với mực NBD từ 12- 32 cm (kịch bản RCP6.0) dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, 2015 và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2020. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để địa phương thực hiện các giải pháp quản lý, sử dụng đất thích hợp, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. Tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1 Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp Dokuchaev (1883) đã cho rằng đất được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ và mẫu chất, sinh vật, khí hậu, địa hình, và thời gian. Như vậy, cùng với đá mẹ, khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành các loại đất khác nhau ở các khu vực trên thế giới. Vì thế, khi điều kiện khí hậu thay đổi theo hướng cực đoan như nhiệt độ ngày càng gia tăng, lượng mưa giảm, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, bão, mưa lớn… sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đất, đặc biệt là hàm lượng các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do đất bị rửa trôi, xói mòn, hoang hóa, khô hạn và sa mạc hóa. Cùng với NBD, thiên tai, bão lũ gia tăng sẽ làm một phần diện tích đất bị nhiễm mặn, ngập úng, dẫn đến giảm diện tích đất nông nghiệp… Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có thể thay đổi: đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản do ngập và mặn, đất lâm nghiệp có thể bị thu hẹp do nước biển dâng… Điều này khiến nhiều khu vực bị mất đất canh tác, đất ở và các loại đất khác. Với sự tăng lên của nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất, ranh giới các đới khí hậu tự nhiên theo chiều ngang và chiều thẳng đứng sẽ bị thay đổi. 405 Trung bình, khi nhiệt độ tăng lên 10C, ranh giới khí hậu tự nhiên sẽ xê dịch về phía vĩ độ cao 100 - 200 km, kéo theo nhiều thay đổi về điều kiện sử dụng đất đai ở các vùng. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2011) đã đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất ở các vùng trọng điểm ở nước ta với một số lưu ý như sau: Vùng miền núi và Trung du Bắc Bộ: ranh giới của cây trồng nhiệt đới tiến về phía vùng núi cao hơn, phạm vi phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới điển hình mở rộng hơn, phạm vi phát triển cây trồng á nhiệt đới ngày càng thu hẹp. Sản xuất nông nghiệp phải có nhiều thay đổi để thích ứng với tình trạng nhiệt độ cao hơn, mùa lạnh ngắn đi và mùa mưa nóng dài thêm, mùa mưa thất thường, hạn hán và lũ lụt gia tăng. Vùng đồng bằng sông Hồng: Thời gian thích nghi của một số loại cây trồng á nhiệt đới rút ngắn lại, vai trò của vụ đông giảm tầm quan trọng; cơ cấu cây trồng, thời vụ, biện pháp thâm canh sản xuất đều phải điều chỉnh. Chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, tăng khó khăn cho nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản. Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ: cơ cấu cây trồng, thời vụ thay đổi do tình trạng nắng nóng, hạn hán khốc liệt và dài hơn. Chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng lên, diện tích rừng ngập mặn thu hẹp, xói lở gia tăng và gây nhiều khó khăn cho nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế biển. Vùng Tây Nguyên: sản xuất cây công nghiệp gặp khó khăn do khô hạn. Rừng á nhiệt đới có thể mất đi một phần diện tích đán ...

Tài liệu được xem nhiều: