Danh mục

Tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia đông Bắc Á vào Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 598.12 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á (bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) vào Việt Nam, thông qua việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn(Gravity Model) với các dữ liệu bảng (Panel Data) được thu thập trong giai đoạn 2010-2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia đông Bắc Á vào Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI THU HÖT VỐN ĐẦU TƢ TỪ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG BẮC Á VÀO VIỆT NAM Ths. Vũ Thị Yến Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Bài viết này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á (bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) vào Việt Nam, thông qua việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn(Gravity Model) với các dữ liệu bảng (Panel Da- ta) được thu thập trong giai đoạn 2010-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, FDI vào Việt Nam chịu sự tác động của các yếu tố bao gồm: dân số và tổng sản phẩm quốc nội của các nước, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước Đông Bắc Á, và chịu tác động mạnh nhất từ biến số tham gia FTA của Việt Nam và các nước Đông Bắc Á. Từ khóa: Các nước Đông Bắc Á, Đánh giá tác động, FDI, FTA, Việt Nam 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng thể hiện những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bổ sung vào nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước (giai đoạn 2011-2015 thu ngân sách t khu vực FDI đạt 23,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách, năm 2017 khu vực FDI đóng góp khoảng 8 tỷ USD, chiếm 14,46% tổng thu ngân sách nhà nước) (Theo Kỷ yếu Hội nghị 30 năm FDI); thúc đẩy xuất khẩu; tăng giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài-thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,02 tỷ đô la M (USD), tăng 7.2% so với năm 2018. Trong đó, số dự án đăng k góp vốn mới được cấp giấy chứng nhận đăng k đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây được cho là có sự đóng góp của các hiệp định thương mại tự do (FTA) (Cuong 2013; Linh &Vinh 2016) khi các nhà đầu tư lớn của nước ta như Nhật Bản, M , Hàn Quốc, Đài Loan đều tham gia các FTA. T nh đến tháng 7/2019, Việt Nam đã tham gia k kết 13 FTA khác nhau với các đối tác thương mại. Việc tham gia vào các FTA, với cam kết giảm thuế quan dần về mức 0% đem lại lợi thế cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên, để đón đầu xu thế này các nước đầu tư đang đẩy mạnh dòng vốn FDI vào Việt Nam để tận dụng các ưu đãi về thuế quan t các FTA. Tuy nhiên, vẫn chưa có dữ liệu cụ thể nào minh chứng rằng các FTA có tác động thực sự tới dòng di chuyển FDI vào Việt Nam, và các tác động đó ở mức độ như thế nào. Trong nghiên cứu này, tác giả s dụng mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) với dữ liệu bảng về 5 nhà đầu tư lớn của Việt Nam thuộc khu vực Đông B c Á, bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, 22 Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông giai đoạn t 2010 đến 2018, để đánh giá tác động của các FTA đối với kết quả thu hút FDI vào Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Chủ đề về mối quan hệ của các FTA và FDI đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, và công bố những kết quả nghiên cứu công phu, chất lượng. Trong đó phải kể tới các công trình tiêu biểu như: Ponce A. (2006); Bae C and Jang Y (2013); Thangavelu S. M. and Findlay C. (2011); Bae C. and Jang Y. (2013); Büthe Tim, and Helen V Milner (2014); Davis G. (2011);… các nghiên cứu này đều tập trung phân tích ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do tới hoạt động thương mại và thu hút đầu tư của các quốc gia thành viên. Chủ đề về mối quan hệ của các FTA và FDI ở Việt Nam, phải kể tới một vài các nghiên cứu tiêu biểu như: Viên nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương-CIEM (2005), đánh giá tác động của hiệp định thương mại song phương USBTA tới quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và M ; Hoang Chi Cuong (2013); Nguyen C., et al (2012); Phạm (2011); Hoang et al (2015); Linh&Vinh (2016). Các nghiên cứu kể trên đã phân t ch sự tác động của các hiệp định thương mại tự do như WTO, và các FTA khác tới việc thu hút FDI t các nước thành viên vào Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về việc đánh giá tác động của các FTA tới thu hút FDI t các quốc gia Đông B c Á vào Việt Nam. Vì thế, mục tiêu của tác giả khi thực hiện nghiên cứu này là s dụng mô hình lực hấp dẫn để phân t ch và đánh giá tác động của các FTA đến kết quả thu hút FDI t các nhà đầu tư lớn và tiềm năng ở khu vực Đông B c Á vào Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, bài viết s dụng kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định t nh và định lượng. Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập t các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, t các báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới. Với các số liệu liên quan về 05 quốc gia thuộc khu vực Đông B c Á trong thời gian t năm 2010 đến 2018. Các dữ liệu thu thập được đưa vào mô hình lực hấp dẫn để phân tích trên phần mềm Stata 15. Mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế được một số tác giả như Tinbergen (1962), Anderson (1979), Bergstrand (1985), s dụng để dự đoán quan hệ thương mại song phương hoặc dòng chảy FDI dựa trên quy mô của nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giá trị thương mại giữa hai nước (xuất khẩu, nhập khẩu)/FDI. Với mô hình nghiên cứu định lượng như sau: LnFDIjt = β0 + β1ln(GDPVNt) + β2(GDPjt) + β3ln(PopulationVNt) + β4ln(Populationjt) + β5ln(ExRatejt)) + β6ln(Importjt) + β7ln(Exportjt) + β8FTAs + εVNj Trong đó: FDIjt: là vốn FDI thực hiện của nước j năm t t nh bằng USD (giá hiện hành) GDPVNt: là GDP thực của Việt Nam năm t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: