Danh mục

Tác động của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai – Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 57      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm xem xét tác động của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai của 10 quốc gia thuộc khối ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015. Kết quả cho thấy rằng có một mối tương quan dương giữa Cán cân thương mại dầu thô tới Tài khoản vãng lai của quốc gia. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy đối với các nước nhập khẩu dầu nếu muốn cải thiện tài khoản vãng lai của mình cần phải giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai – Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN TÁC ĐỘNG CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI DẦU THÔ TỚI TÀI KHOẢN VÃNG LAI – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ASEAN Đinh Thị Thu Hà1; Vũ Minh Hà2; Hoàng Thị Phương Anh3; Lại Duy Cường4 (1) Trường Đại Học Nha Trang, (2),(3),(4)Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Tóm tắt: Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm xem xét tác động của cán cân thương mại dầu thô tới tài khoản vãng lai của 10 quốc gia thuộc khối ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015. Kết quả cho thấy rằng có một mối tương quan dương giữa Cán cân thương mại dầu thô tới Tài khoản vãng lai của quốc gia. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy đối với các nước nhập khẩu dầu nếu muốn cải thiện tài khoản vãng lai của mình cần phải giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Từ khóa: Tài khoản vãng lai, Cán cân thương mại dầu, Đông Nam Á. 1. Giới thiệu Giá dầu có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế thế giới ngày nay, có thể nói dầu là hàng hoá thương mại lớn nhất thế giới, cả về khối lượng và giá trị. Thêm vào đó, giá các mặt hàng và dịch vụ sử dụng nhiều năng lượng liên quan đến giá năng lượng, trong đó dầu chiếm tỷ trọng lớn. Cuối cùng, giá dầu có một mối liên hệ với giá các loại nhiên liệu khác. Do đó, những thay đổi đột ngột về giá dầu mỏ có những hệ thống phân phối rộng khắp cho cả các nước sản xuất dầu và nước tiêu thụ dầu. Tất nhiên, việc xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ của phần lớn các quốc gia trên thế giới đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế của đất nước đó. Đầu tiên là nghiên cứu của Hamilton (1983) đã cho thấy rằng việc thay đổi giá dầu làm ảnh hưởng tới sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ 1948 – 1972. Và nhiều nghiên cứu sau đó cũng cho thấy tác động của biến động giá dầu tới các yếu tố khác của nền kinh tế : ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng GDP (González và Nabiyev, 2009), tỷ giá hối đoái (Hunang và Gou – 2007), tài khoản vãng lai (Huntington, 2015)… Xuất khẩu ròng dầu là một yếu tố trọng yếu trong việc giải thích thặng dư tài khoản vãng lai, nhưng mà nhập khẩu ròng dầu thường không ảnh hưởng tới việc thâm hụt tài khoản vãng lai. Vì vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của dầu thô đến tài khoản vãng lai cho Việt Nam, vì Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu dầu thô khá lớn. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quí I/2017, Việt Nam xuất khẩu 1,52 triệu tấn dầu thô, kim ngạch đạt 637,3 triệu USD (giảm 16,4% về lượng nhưng tăng gần 28% về giá trị) và chiếm tỷ trọng khá cao trong cán cân thương mại. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1. Ảnh hưởng của cán cân dầu tới tài khoản vãng lai Gruber và Kamin (2006), với nghiên cứu thực nghiệm 61 quốc gia và dữ liệu lấy trong giai đoạn từ 1982 – 2003. Bài nghiên cứu cho thấy có một mối tương quan dương giữa cán cân tài khoản vãng lai và cán cân dầu (xuất khẩu dầu – nhập khẩu dầu). Hệ số về sự cân bằng dầu danh nghĩa là tích cực như mong đợi, tuy vậy giá trị nhỏ hơn một chút, như vậy sự cân bằng dầu dường như không ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng tài khoản hiện tại. Bulletin (2013), nghiên cứu thực nghiệm ở các nước trong khu vực đồng Euro, dữ liệu sử dụng được lấy ở 2 năm 2006 và 2011 để so sánh sự khác biệt. Kết quả cho thấy rằng: Việc điều chỉnh tài khoản vãng lai ở các nước trong khu vực đồng Euro bị cản trở bởi phản ứng chậm của một số mặt hàng có trọng lượng đáng kể trong tài khoản vãng lai và không dễ điều chỉnh trong ngắn hạn. Sự liên quan nhất của các mặt hàng như xuất khẩu ròng của dầu, mức , 222 độ co dãn về nhu cầu khi giá thấp, có thể buộc các quốc gia phải hấp thụ những bất ổn về giá. Trong năm 2011 cả cán cân thu nhập và sự cân bằng dầu chiếm một phần đáng kể trong hâm hụt và thặng dư tài khoản vãng lai chung ở một số quốc gia thuộc khu vực đồng euro. Trong năm đó, các khoản thu nhập ròng của Estonia, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Malta, Bồ Đào Nha và Slovakia đứng ở mức 2% đến 7%. Nordhaus và Address (2009), đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa dầu thô và tài khoản vãng lai và một số yếu tố của nền kinh tế Mỹ, dữ liệu được lấy từ 1990 – 2009, với giá dầu thô là biến phụ thuộc. Về giá trị, nhập khẩu dầu mỏ là một phần của tổng nhập khẩu đạt đỉnh điểm là vào khoảng 28 % vào năm 1979-1980, giảm xuống khoảng 5% vào cuối những năm 1990, và sau đó tăng lên từ 15 đến 20% trong vài năm tiếp theo. Bài nghiên cứu đưa ra vấn đề về việc nhập khẩu và sử dụng năng lượng ở Mỹ trong khoảng thời gian này, họ đề cập tới việc thay vì tiếp tục gia tăng việc nhập khẩu dầu để hỗ trợ việc sản xuất trong nước, thì nên tập trung vào việc khai thác các nguồn năng lượng có sẵn và có thể sử dụng được trong nước sau đó giảm được lượng nhập khẩu dầu mỏ của mình từ đó tăng được lượng tiết ...

Tài liệu được xem nhiều: