Danh mục

Tác động của chính sách tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: Nghiên cứu các nước đang phát triển

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 730.83 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra tác động của chính sách TNH đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn từ 80 quốc gia đang phát triển có thực hiện các chương trình TNH trong giai đoạn 1991-2008.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chính sách tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: Nghiên cứu các nước đang phát triển TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TƯ NHÂN HÓA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP: NGHIÊN CỨU CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NCS. Nguyễn Bá Hoàng Trường Đại học Văn Hiến Tóm tắt: Chính sách tư nhân hoá (TNH) là một phương thức tái phân phối các tài sản và chức năng từ khu vực công sang khu vực tư nhân, được xem là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian gần đây, chính sách TNH được áp dụng ở nhiều hệ thống chính trị khác nhau và lan toả đến mọi vùng miền trên thế giới. Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra tác động của chính sách TNH đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn từ 80 quốc gia đang phát triển có thực hiện các chương trình TNH trong giai đoạn 1991-2008. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chính sách TNH không tác động đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu khuyến nghị rằng, các đặc trưng riêng của quốc gia, mà nổi bật là chất lượng thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển. Từ khoá: Chính sách tư nhân hóa; tăng trưởng kinh tế; bất bình đẳng thu nhập; các nước đang phát triển. 1. Giới thiệu Các tranh luận so sánh về tính hiệu quả hơn giữa khu vực công và khu vực tư nhân đóng góp vào nền kinh tế diễn ra trong suốt bốn thập kỷ qua. Các cuộc tranh luận này ban đầu tập trung vào quy mô của khu vực công (được đo lường bằng quy mô chi tiêu của chính phủ) có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế (Barro, 1991; Landau, 1986; Ram, 1986; Rubinson, 1977). Trong khi Rubinson (1977) và Ram (1986) cho rằng chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, thì Landau (1986), Barro (1991) lại tìm ra các bằng chứng ngược lại với kết luận rằng, chi tiêu của chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Theo Rubinson (1977), một quy mô chính phủ lớn (được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập của chính phủ trên GNP) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế bằng việc giảm sự phụ thuộc, đặc biệt đối với các quốc gia nghèo và kém phát triển. Còn theo Landau (1986), một quốc gia với quy mô chính phủ lớn (đo lường bằng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP) làm giảm mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó. Có thể nhận thấy, các nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm đều không đạt được một quan điểm thống nhất khu vực nào hiệu quả hơn - khu vực tư nhân hay khu vực công. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra tác động của chính sách TNH đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển đã được tiến hành như: Filipovic (2005), Cook và Uchida (2003), Barnett (2000), Plane (1997), Yoder và ctg (1991). Các nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra tác động của chính sách TNH đến tăng trưởng kinh tế nhưng đưa ra các kết quả trái ngược. Trong khi Barnett (2000), Plane (1997) báo cáo kết quả nghiên cứu là một tác động dương có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa TNH và tăng trưởng kinh tế thì Cook và Uchida (2003) lại trình bày kết quả là tác động âm và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, Filipovic (2005), Yoder và ctg (1991) cũng ủng hộ mối tương quan âm về tác động của TNH đối với tăng trưởng kinh tế nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả không nhất quán này có thể xuất phát từ nguyên nhân bỏ qua các yếu tố về sự khác biệt vùng miền (vị trí địa lý, xã hội, chính trị và văn hóa) vì các yếu tố này góp phần quan trọng trong việc quyết định cách thức thực hiện chính sách TNH ở mỗi quốc gia. 157 Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng các hệ quả của chính sách phân phối thu nhập cũng rất quan trọng trong phân tích về chính sách TNH, bởi vì nó có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế và góp phần làm gia tăng tính bất ổn chính trị của quốc gia (Clark, 1995; Alesina và Perotti, 1996). Nếu cải cách kinh tế mà không làm giảm khuynh hướng bất bình đẳng thu nhập sẽ dễ tạo ra sự bất mãn và cuối cùng đó là sự phát triển không bền vững (Eduardo và Ugo, 2002). Trong số các nghiên cứu được đề cập, chỉ có nghiên cứu của Yoder (1991) là thực hiện kiểm tra tác động của chính sách TNH đối với tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu phát triển khác, bao gồm: phân phối thu nhập, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong. Tuy nhiên, Yoder (1991) đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan (correlational analysis) để xem xét tác động của chính sách TNH đối với các chỉ tiêu phát triển và không thực hiện kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố khác (các điều kiện vĩ mô; chất lượng thể chế) thực sự có tác động đến tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập. Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra tác động của chính sách TNH đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1991- 2008. Giai đoạn này được lựa chọn vì đây là khoảng thời gian mà các quốc gia đang phát triển tích cực thực hiện các chương trình TNH, cũng như mức độ cập nhật của dữ liệu về các chương trình TNH ở các quốc gia đang phát triển hiện có (World Bank Privatization Database). Bài viết đóng góp vào các nghiên cứu về chính sách TNH ở hai khía cạnh chính: Thứ nhất, bằng cách kiểm soát yếu tố khác biệt vùng miền (phân thành các khối vùng miền: khu vực Tiểu vùng Sahara châu Phi (SSA), khu vực châu Mỹ - Latinh (LA), khu vực châu Á (AS) và khu vực Trung Đông & Bắc Phi (MENA)), bài nghiên cứu góp phần bổ sung kiến thức về cách thức chính sách TNH tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các vùng mi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: