Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc huy động vốn - Nghiên cứu thông qua lý thuyết thị trường hiệu quả
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc huy động vốn - Nghiên cứu thông qua lý thuyết thị trường hiệu quả TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN– NGHIÊN CỨU THÔNG QUA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ ThS. Nguyễn Thị Thùy Giang Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc điểm quan trọng là sự phát triển vượt bậc của công nghệ số có những tác động nhất định đến thị trường chứng khoán. Bài viết phân tích những tác động đó thông qua lý thuyết thị trường hiệu quả. Bên cạnh đó, bài viết cũng đánh giá một số tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường chứng khoán Việt Nam Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, lý thuyết thị trường hiệu quả, thị trường chứng khoán, thị trường vốn 2. Đặt vấn đề Thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay đang ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Xuất phát từ báo cáo của Chính phủ Đức đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người thì cụm từ “ Công nghiệp 4.0” ra đời và ngày càng được nhắc tới nhiều trên các diễn đàn kinh tế thế giới. “Công nghiệp 4.0” đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Diễn biến mạnh mẽ của cuộc cách mạng mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức cũng như tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia trên thế giới. Để không bị tụt hậu thì mỗi quốc gia cần đầu tư một cách mạnh mẽ để phát triển một nền công nghệ hiện đại, tiên tiến. Điều này khiến cho nhu cầu về vốn đầu tư tăng cao. Bên cạnh đó, sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại khiến cho thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết và đi kèm với nó là sự kết nối, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, thuận lợi và trên phạm vi toàn cầu. Sự kết nối thông tin có nhiều thay đổi cũng sẽ khiến cho việc huy động vốn trên thị trường có nhiều thay đổi nhất định. Bài viết này tập trung phân tích những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc huy động vốn theo cơ chế thị trường thông qua Lý thuyết thị trường hiệu quả. 3. Cơ sở lý thuyết về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến huy động vốn trên thị trường vốn 3.1. Huy động vốn trên thị trường vốn Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra các hoạt động mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn (Phạm Văn Hùng, 2008). Thị trường vốn bao gồm ba thị trường chính: thị trường thuê mua (leasing market), thị trường thế chấp (mortgage market) và thị trường chứng khoán (securities market). Trong ba dạng thị trường trên thì thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng nhất và ngày càng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời đây cũng là thị trường đóng vai trò như phong vũ biểu phản ánh tình hình nền kinh tế của một quốc gia, một doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chủ yếu đề cập đến tác động của cuộc các mạng công ngiệp 4.0 đến khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Các điều kiện để huy động vốn trên thị trường chứng khoán Để một nền kinh tế có thể huy động vốn một cách hiệu quả trên thị trường chứng khoán thì cần đạt được những điều kiện sau: , 293 - Điều kiện về kinh tế: để nền kinh tế có thể huy động vốn một cách hiệu quả thì trước hết nền kinh tế đó phải theo thể chế kinh tế thị trường với việc nguồn vốn được huy động đúng theo quy luật cung cầu thị trường, đồng thời cần có một môi trường kinh tế ổn định; - Điều kiện về chính trị - văn hóa – xã hội: Một sự biến động hay bất ổn về chính trị, xã hội sẽ tác động đến thị trường vốn. Nhà đầu tư quan tâm tới việc địa phương mà mình đang có ý định đầu tư có điều kiện chính trị, xã hội ổn định hay không, bởi một sự ổn định về điều kiện này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo việc sinh lời cho các khoản đầu tư của họ. Điều kiện về văn hóa cũng được quan tâm. Với một quốc gia có nền văn hóa năng động, nhanh chóng thích nghi với những cái mới thì những cách thức huy động vốn mới mẻ theo cơ chế thị trường sẽ nhanh chóng được áp dụng, nhà đầu tư cũng như các tổ chức tài chính quốc tế cũng sẽ mạnh dạn, cởi mở hơn trong việc bỏ vốn. - Điều kiện về luật pháp: Cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế có thể tiếp cận được vốn, xóa bỏ tư tưởng bao cấp về vốn đầu tư, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân bỏ vốn tham gia đầu tư, tạo môi trường bình đẳng cho tất các nguồn vốn đầu tư. Có được những điều này nhà đầu tư mới tin tưởng vào thị trường và yên tâm bỏ vốn vào thị trường, giúp nguồn vốn được huy động và sử dụng một cách có hiệu quả. - Điều kiện về năng lực quản lý và giám sát: Để tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế như việc nền kinh tế bị thị trường dẫn dắt, hiện tượng đầu cơ làm méo mó giá trị thị trường của các tài sản hay những gian lận, lừa đảo trong quá trình huy động vốn làm mất lòng tin của nhà đầu tư…thì rất cần năng lực quản lý giám sát của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức tín dụng và ngay cả với mỗi cá nhân. - Điều kiện về công nghệ Việc huy động vốn theo cơ chế thị trường đòi hỏi một trình độ nhất định về công nghệ của quốc gia đó, thể hiện ở những điểm sau: Công nghệ cung cấp thông tin: chủ thể đang có nhu cầu huy động vốn là thông tin về: lượn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0 Huy động vốn Lý thuyết thị trường hiệu quả Thị trường chứng khoán Thị trường vốn Huy động vốn trên thị trường vốnTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 5: Phân lớp dữ liệu
34 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 4: Phân cụm dữ liệu
47 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 1: Khái quát về khai phá dữ liệu
41 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu: Chương 3 - Phan Mạnh Thường
39 trang 0 0 0 -
Bài giảng Mạng máy tính: Chương 8 - CĐ CNTT Hữu nghị Việt Hàn
56 trang 0 0 0 -
39 trang 0 0 0
-
15 trang 1 0 0
-
Luận văn: KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2009)
133 trang 0 0 0 -
22 trang 0 0 0
-
5 trang 2 0 0