Tác động của điều kiện tài chính và phát triển tài chính đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 472.18 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết chỉ ra rằng điều kiện tài chính tác động đến quyết định đầu tư và cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp lớn nhằm kiểm tra tác động của điều kiện tài chính và phát triển tài chính lên quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của điều kiện tài chính và phát triển tài chính đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 50. 1Huỳnh Kim Hồng* Lê Thị Phương Vy* Tóm tắt Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy GMM để kiểm tra ảnh hưởng của điều kiện tài chính (thông qua chỉ số FCI) và phát triển tài chính (thông qua chỉ số FDI) lên quyết định đầu tư và vấn đề sử dụng vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Lấy mẫu các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2007- 2016. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy điều kiện tài chính và phát triển tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư thông qua các kênh khác nhau. Kết luận quan trọng nhất là điều kiện tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và cơ hội tăng trưởng, trong khi phát triển tài chính chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Điều kiện tài chính và phát triển tài chính có những tác động khác nhau giữa các công ty qui mô nhỏ và lớn. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng điều kiện tài chính tác động đến quyết định đầu tư và cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp lớn. Trong khi phát triển tài chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn bên ngoài đối với các doanh nghiệp nhỏ nhiều hơn. Từ khoá: Quyết định đầu tư, chỉ số điều kiện tài chính, chỉ số phát triển tài chính, hạn chế tài chính. 1. Giới thiệu Bài nghiên cứu xuất phát từ tình hình thực tế về đà tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á trong những năm gần đây. Với sự phát triển như hiện nay, châu Á vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng và nắm giữ những điều kiện vô cùng thuận lợi. Theo dự báo từ các chuyên gia, nền kinh tế khu vực châu Á tiếp tục củng cố vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong tương lai và là cầu nối của nền kinh tế toàn cầu. Giống * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: phuongvyqt@ueh.edu.vn 730 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM như một quy luật, thuận lợi lúc nào cũng đi kèm với những khó khăn và thách thức. Trước sự biến động khôn lường, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế châu Á được cho rằng đang phải đối mặt với tương lai bất định. Những cải cách nhằm thúc đẩy hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư góp phần tích cực trong trong việc duy trì đà tăng trưởng của cả khu vực. Tuy nhiên, khu vực cũng đang phải đối mặt với rủi ro về sự tháo chạy vốn, già hoá dân số khi kinh tế chưa kịp phát triển, những rủi ro tỷ giá và nguy cơ tấn công tiền tệ. Lịch sử từ những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực đã cho thấy sự nhạy cảm và mong manh của nền kinh tế các quốc gia châu Á. Trong đó Việt Nam là quốc gia điển hình đứng trước các cơ hội và thách thức nêu trên. Để nền kinh tế ổn định và có những bước phát triển bền vững trong tương lai, đòi hỏi phải có các dự báo đúng đắn về hướng đi của nền kinh tế trong tương lai. Trong khi ngân hàng trung ương của các quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng một công cụ đo lường tổng hợp các yếu tố tác động đến triển vọng của thị trường, ở Việt Nam phần lớn các chỉ số kinh tế được đo lường và đánh giá một cách rời rạc, như chỉ số tăng trưởng kinh tế GDP, tăng trưởng tín dụng, biến động tỷ giá hối đoái, lãi suất, thâm hụt ngân sách. Điều này có thể làm các dự báo không chính xác, việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ kém hiệu quả do định hướng thiếu chính xác cũng như những sai lệch trong việc ra quyết định hành vi tiêu dùng và đầu tư của dân chúng. Chính vì vậy việc đo lường và phản ánh chính xác các điều kiện tài chính hiện tại để tăng khả năng dự báo xu hướng nền kinh tế trong tương lai là hết sức cần thiết. Từ đó vạch ra các hướng đi hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, doanh nghiệp và công chúng trong kỳ vọng về xu hướng của nền kinh tế. Ngày 5/1/2018 chỉ số FCI lần đầu được công bố tại Việt Nam bởi Nhóm nghiên cứu độc lập Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH). Đây là chỉ số tổng hợp, tóm tắt tất cả thông tin về điều kiện tài chính có liên quan đến triển vọng của nền kinh tế. Việc sử dụng một tập hợp lớn các thông tin sẽ giúp phản ánh chính xác điều kiện tài chính hiện tại cũng như tăng khả năng dự báo hoạt động kinh tế trong tương lai (Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2018). Theo nhận định của một số nhà kinh tế, FCI có khả năng dự đoán biến động của thị trường chứng khoán trong vài quý tiếp theo, vì nó giúp phản ánh xu thế của chính sách tiền tệ (CSTT) thông qua việc phản ánh điều kiện tài chính là đang siết chặt hay nới lỏng, để đưa ra dự báo về xu thế của dòng tiền tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nó cũng có thể giúp so sánh được các điều kiện tài chính hiện tại là “chặt” hay “lỏng” hơn so với các năm trước. Nếu được thiết kế bổ sung và hoàn thiện hơn, nó còn có một ý nghĩa nhất định trong việc đo lường xu thế CSTT trong trung và dài hạn. Để xem xét mối quan hệ nhân quả của điều kiện tài chính và phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế và triển vọng đầu tư, các nghiên cứu gần đây đã được tiến hành 731 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM để chứng minh mối quan hệ này trong thực tế như nghiên cứu của Love (2003), và Gochoco-Bautista và cộng sự (2014). Trong khi đó, việc nghiên cứu vấn đề này cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam còn khá hạn chế. Do đó, mục tiêu bài nghiên cứu là kiểm tra tác động của điều kiện tài chính và phát tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của điều kiện tài chính và phát triển tài chính đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 50. 1Huỳnh Kim Hồng* Lê Thị Phương Vy* Tóm tắt Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy GMM để kiểm tra ảnh hưởng của điều kiện tài chính (thông qua chỉ số FCI) và phát triển tài chính (thông qua chỉ số FDI) lên quyết định đầu tư và vấn đề sử dụng vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Lấy mẫu các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2007- 2016. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy điều kiện tài chính và phát triển tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư thông qua các kênh khác nhau. Kết luận quan trọng nhất là điều kiện tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và cơ hội tăng trưởng, trong khi phát triển tài chính chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Điều kiện tài chính và phát triển tài chính có những tác động khác nhau giữa các công ty qui mô nhỏ và lớn. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng điều kiện tài chính tác động đến quyết định đầu tư và cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp lớn. Trong khi phát triển tài chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn bên ngoài đối với các doanh nghiệp nhỏ nhiều hơn. Từ khoá: Quyết định đầu tư, chỉ số điều kiện tài chính, chỉ số phát triển tài chính, hạn chế tài chính. 1. Giới thiệu Bài nghiên cứu xuất phát từ tình hình thực tế về đà tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á trong những năm gần đây. Với sự phát triển như hiện nay, châu Á vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng và nắm giữ những điều kiện vô cùng thuận lợi. Theo dự báo từ các chuyên gia, nền kinh tế khu vực châu Á tiếp tục củng cố vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong tương lai và là cầu nối của nền kinh tế toàn cầu. Giống * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: phuongvyqt@ueh.edu.vn 730 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM như một quy luật, thuận lợi lúc nào cũng đi kèm với những khó khăn và thách thức. Trước sự biến động khôn lường, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế châu Á được cho rằng đang phải đối mặt với tương lai bất định. Những cải cách nhằm thúc đẩy hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư góp phần tích cực trong trong việc duy trì đà tăng trưởng của cả khu vực. Tuy nhiên, khu vực cũng đang phải đối mặt với rủi ro về sự tháo chạy vốn, già hoá dân số khi kinh tế chưa kịp phát triển, những rủi ro tỷ giá và nguy cơ tấn công tiền tệ. Lịch sử từ những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực đã cho thấy sự nhạy cảm và mong manh của nền kinh tế các quốc gia châu Á. Trong đó Việt Nam là quốc gia điển hình đứng trước các cơ hội và thách thức nêu trên. Để nền kinh tế ổn định và có những bước phát triển bền vững trong tương lai, đòi hỏi phải có các dự báo đúng đắn về hướng đi của nền kinh tế trong tương lai. Trong khi ngân hàng trung ương của các quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng một công cụ đo lường tổng hợp các yếu tố tác động đến triển vọng của thị trường, ở Việt Nam phần lớn các chỉ số kinh tế được đo lường và đánh giá một cách rời rạc, như chỉ số tăng trưởng kinh tế GDP, tăng trưởng tín dụng, biến động tỷ giá hối đoái, lãi suất, thâm hụt ngân sách. Điều này có thể làm các dự báo không chính xác, việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ kém hiệu quả do định hướng thiếu chính xác cũng như những sai lệch trong việc ra quyết định hành vi tiêu dùng và đầu tư của dân chúng. Chính vì vậy việc đo lường và phản ánh chính xác các điều kiện tài chính hiện tại để tăng khả năng dự báo xu hướng nền kinh tế trong tương lai là hết sức cần thiết. Từ đó vạch ra các hướng đi hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, doanh nghiệp và công chúng trong kỳ vọng về xu hướng của nền kinh tế. Ngày 5/1/2018 chỉ số FCI lần đầu được công bố tại Việt Nam bởi Nhóm nghiên cứu độc lập Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH). Đây là chỉ số tổng hợp, tóm tắt tất cả thông tin về điều kiện tài chính có liên quan đến triển vọng của nền kinh tế. Việc sử dụng một tập hợp lớn các thông tin sẽ giúp phản ánh chính xác điều kiện tài chính hiện tại cũng như tăng khả năng dự báo hoạt động kinh tế trong tương lai (Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2018). Theo nhận định của một số nhà kinh tế, FCI có khả năng dự đoán biến động của thị trường chứng khoán trong vài quý tiếp theo, vì nó giúp phản ánh xu thế của chính sách tiền tệ (CSTT) thông qua việc phản ánh điều kiện tài chính là đang siết chặt hay nới lỏng, để đưa ra dự báo về xu thế của dòng tiền tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nó cũng có thể giúp so sánh được các điều kiện tài chính hiện tại là “chặt” hay “lỏng” hơn so với các năm trước. Nếu được thiết kế bổ sung và hoàn thiện hơn, nó còn có một ý nghĩa nhất định trong việc đo lường xu thế CSTT trong trung và dài hạn. Để xem xét mối quan hệ nhân quả của điều kiện tài chính và phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế và triển vọng đầu tư, các nghiên cứu gần đây đã được tiến hành 731 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM để chứng minh mối quan hệ này trong thực tế như nghiên cứu của Love (2003), và Gochoco-Bautista và cộng sự (2014). Trong khi đó, việc nghiên cứu vấn đề này cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam còn khá hạn chế. Do đó, mục tiêu bài nghiên cứu là kiểm tra tác động của điều kiện tài chính và phát tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chỉ số điều kiện tài chính Chỉ số phát triển tài chính Hạn chế tài chính Doanh nghiệp phi tài chính Chính sách tiền tệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 278 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
38 trang 252 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 245 1 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 230 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 210 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát
49 trang 170 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Đại học Nội vụ Hà Nội
63 trang 159 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 155 0 0