Danh mục

Tác động của đô la hóa đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 276.84 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đô la hóa là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, trong đó có Việt Nam, gây khó khăn cho việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng. Bài viết này đánh giá tình trạng đô la hóa của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, phân tích tác động của tình trạng đô la hóa đến việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của đô la hóa đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ LA HÓA ĐẾN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM Bùi Phan Nhã Khanh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khanhbpn@gmail.com TÓM TẮT Đô la hóa là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, trong đó có Việt Nam, gây khó khăn cho việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng. Bài viết này đánh giá tình trạng đô la hóa của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, phân tích tác động của tình trạng đô la hóa đến việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp trong thời gian tới. Từ khóa: Đô la hóa, chính sách tiền tệ, thị trường ngoại hối, tín dụng ngoại tệ, tiền gửi ngoại tệ...1. Giới thiệu Đô la hóa là hiện tượng ngoại tệ được sử dụng rộng rãi thay thế một phần hoặc hoàn toànnội tệ để thực hiện một số chức năng của tiền. Mức độ Đô la hóa thể hiện thông qua: Đô la hóathay thế tài sản; Đô la hóa phương tiện thanh toán, Đô la hóa thông qua định giá, niêm yết giá.Trong đó, Đô la hóa thay thế tài sản biểu hiện thông qua tình trạng người dân cất giữ tài sản bằngngoại tệ thay thế các tài sản bằng nội tệ như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... như là cách thức để bảovệ tài sản của mình khỏi sự mất giá của đồng nội tệ. Đô la hóa phương tiện thanh toán thể hiệnthông qua mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. (Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tỷ lệ ngoại tệtrên tổng phương tiện thanh toán (FCD/M2) trên 30% là mức độ đô la hóa cao). Đô la hóa thôngqua sử dụng ngoại tệ để thanh toán, định giá, và yết giá thông qua các giao dịch thanh toán bất hợppháp, định giá bằng ngoại tệ rất khó lường, nhất là đối với những nền kinh tế tiền mặt nhưng đâylại là vấn đề cơ bản của hiện tương đô la hóa. Trong những điều kiện cụ thể, đô la hóa có thể phát huy những mặt tích cực như góp phầntăng cung ngoại tệ hoặc làm chỗ dựa cho nền kinh tế khi đồng bản tệ bị mất giá, thiếu sự ổn định.Tuy nhiên, nếu tình trang đô la hóa kéo dài và với mức độ cao thì đô la hóa sẽ gây tác hại đối vớinền kinh tế và trong tổ chức, điều hành chính sách vĩ mô mất đi tính chủ động, làm giảm hiệu quảcảu chính sách tiền tệ, rủi ro tiền tệ có khả năng tăng cao ảnh hưởng đến sự an toàn ổn định của hệthống ngân hàng, hệ thống tiền tệ của quốc gia, điều hành quản lý ngoại hối kém hiệu lực và hiểuquả, kiểm soát dòng vốn, cán cân thanh toán gặp nhiều khó khăn, uy tín quốc gia và giá trị đồng nộitệ suy giảm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam không nằm ngoài xuhướng hội nhập tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nướcngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tạo vị thế cho các quốc gia trên trường quốc tế. Tuynhiên, khi luồng vốn tự do di chuyển thì nền kinh tế đối mặt với tình trạng đô la hóa. Tác hại củatình trạng đô la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam đã và đang là một trong những vấn đề bức bách.2. Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam Đô la hóa tiền gửi. Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng ngoại tệ tronggiao dịch, buôn bán bắt đầu được quan tâm từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiềngửi cho vay bằng ngoại tệ. 179 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguồn:Thống kê của IMF (Đvt: triệu USD)Hình 1. Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam giai đoạn 1992 đến quý 1 - 2014 Hình 2. Lượng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 Mức độ đô la hóa tiền gửi ở Việt Nam có xu hướng giảm xuống từ khoảng 20% đến trên30% trong những năm 90 xuống dưới 20% hiện nay. Phân tích theo các giai đoạn, mức độ đô lahóa biến động: Giai đoạn 1992-1996, giai đoạn khá ổn định, nguyên nhân do lợi tức của VND caohơn nhiều so với lợi tức của USD, nhu cầu ngoại tệ cho các giao dịch kinh tế đối ngoại chưa caokhi mở cửa nền kinh tế, lượng ngoại tệ của dân cư gửi tại ngân hàng không đáng kể; từ khi xảy racuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, lợi tức của VND thấp hơn so với lợi tức của USD, khuvực dân cư và các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang nắm giữ bằng USD, do đó, tỷ lệ tiền gửingoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán tăng lên và ở mức khoảng 30% trong giai đoạn 2000 -2001; từ năm 2002 đến 2007, đô la hóa có xu hướng giảm trở lại nhờ lợi tức của VND hấp dẫn hơnngoại tệ, mức biến động của tỷ giá không lớn (tỷ giá chỉ tăng khoảng trên 6% trong vòng 5 năm từ2002 - 2007 ...

Tài liệu được xem nhiều: