Danh mục

Tác động của động lực nghiên cứu khoa học đến năng lực nghiên cứu của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.21 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cơ sở lí thuyết về động lực, năng lực nghiên cứu của giáo viên và phương pháp PLS-SEM, một số kết quả sẽ được chỉ ra trong nghiên cứu này tập trung vào đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ của mô hình RSM (Deemer et al., 2010) trong việc kiểm định mối quan hệ giữa động lực nghiên cứu khoa học và năng lực nghiên cứu của giảng viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của động lực nghiên cứu khoa học đến năng lực nghiên cứu của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(9), 40-45 ISSN: 2354-0753 TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẾN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI Phạm Ngọc Thạch1,+, 1 Trường Đại học Hà Nội; Tạ Văn Lợi2, 2Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Nguyễn Quang Vĩnh3, 3Trường Đại học Lao động - Xã hội; Đào Thị Thanh Bình1, 4 Trường Đại học Công đoàn Hà Diệu Linh4, +Tác giả liên hệ ● Email: thachpn@hanu.edu.vn Hoàng Xuân Trường1 Article history ABSTRACT Received: 25/02/2022 Scientific research is the key activity of the lecturer in the process of Accepted: 23/3/2022 performing their education and training responsibilities at the university. Published: 05/5/2022 However, many lecturers only perform well in teaching tasks, while neglecting scientific research tasks due to some limitations in their scientific Keywords research capacity. This study shows that internal and external motivation has Research motivation, a positive effect on faculty research capacity. In addition, the research results research capacity, lecturer, also confirmed the positive impact of career motivation on scientific research PLS-SEM, Hanoi capacity. This finding shows a significant contribution of the article to building a model of scientific research motivation, thereby improving the scientific research capacity of lecturers at universities.1. Mở đầu Trong môi trường giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học (NCKH) được đánh giá là một trong những nhiệm vụhàng đầu của giảng viên (GV) (Nguyễn Vũ Phương và cộng sự, 2020). Theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thếgiới, chỉ tiêu về NCKH chiếm trọng số là 30% trên tổng số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của một cơ sở giáo dục đạihọc (Lê Thị Kim Thoa & Bùi Thành Khoa, 2020). Bởi vậy, đối với cả GV và cơ sở giáo dục đại học, các chỉ số liênquan đến các hoạt động nghiên cứu đều rất quan trọng, tuy nhiên thực trạng NCKH của các trường đại học ở Việt Namhiện nay vẫn chưa cho thấy vai trò quan trọng của NCKH so với các hoạt động khác như tuyển sinh và giảng dạy. Đốivới GV, tiêu chí để đánh giá một GV hoàn thành nhiệm vụ phần lớn vẫn dựa vào số giờ giảng mà GV đó hoàn thành,trong khi các hoạt động NCKH lại chưa được đánh giá cao (Lê Thị Kim Thoa & Bùi Thành Khoa, 2020). Điều này dẫntới sự xếp hạng về năng lực NCKH của các GV Việt Nam được cho là thấp hơn so với các nước đang phát triển khácvà các nước trong khu vực như: Singapore, Malaysia và Thái Lan (Nguyễn Vũ Phương và cộng sự, 2020). Các nghiêncứu liên quan đến động lực và năng lực NCKH của GV đã được tiến hành rộng rãi trên các diễn đàn khoa học từ nhữngnăm 80 của thế kỉ XX (Chen et al., 2010; Peng & Gao, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường dựa vào Tháp nhucầu của Maslow (Lê Thị Kim Thoa & Bùi Thành Khoa, 2020) hoặc dựa trên Lí thuyết kì vọng của Vroom (Trần ThịKim Nhung & Nguyễn Thành Độ, 2020) để phân tích động lực. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây cũng chưa chothấy rõ nét mối quan hệ giữa động lực NCKH và năng lực NCKH của GV (Nguyễn Vũ Phương và cộng sự, 2020; Peng& Gao, 2019). Vì vậy, nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố của động lực nghiên cứu của GV trong đó bao gồm:động lực bên trong, động lực bên ngoài, né tránh sự thất bại và động lực từ nghề nghiệp; và xem xét mối liên hệ giữađộng lực nghiên khoa học và năng lực NCKH của GV thông qua thống kê suy luận. Dưới đây, sau phần trình bày cơsở lí thuyết về động lực, năng lực nghiên cứu của GV và phương pháp PLS-SEM, một số kết quả sẽ được chỉ ra trongnghiên cứu này tập trung vào đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ của mô hình RSM (Deemer et al., 2010) trong việc kiểmđịnh mối quan hệ giữa động lực NCKH và năng lực NCKH của GV.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1.1. Lí thuyết về động lực nghiên cứu khoa học Theo Peng và Gao (2019), động lực là tất cả những yếu tố thúc đẩy các cá nhân nỗ lực đạt được mục tiêu củahọ. Các nghiên cứu trước đó cũng cho rằng động lực mô tả lí do tại sao ai đó quyết định làm điều gì đó, ai đó sẵn 40 VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(9), 40-45 ISSN: 2354-0753sàng duy trì một hoạt động tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: