![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 578.73 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Các kết quả cho thấy FDI có tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và ngược lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 118 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Nhâm1, Nguyễn Văn Tuấn Học viện Chính sách và Phát triển Tóm tắt: Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ 1991 đến 2014. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Các kết quả cho thấy FDI có tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và ngược lại. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nguồn vốn FDI đã kích thích xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, là những tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững của kinh tế Việt Nam. Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, mô hình VAR. 1. GIỚI THIỆU Kể từ năm 1988, khi Luật Đầu tư có hiệu lực, cùng với chính sách mở cửa giao lưu với quốc tế, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều dòng vốn đầu tư từ những nhà đầu tư nước ngoài. Sự có mặt của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã mang đến một làn gió mới cho nền kinh tế Việt Nam, bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong nước, cung cấp công nghệ mới, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ quản lí... Vì vậy, FDI có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh những tác động tích cực của FDI mang lại thì ở nhiều địa phương, việc thu hút FDI bằng mọi giá có thể gây những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Cụ thể là: Thứ nhất, có sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ. Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó, chỉ những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao mới được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Còn những dự án, lĩnh vực rất cần thiết cho dân sinh nhưng không đưa lại lợi nhuận thoả đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án, các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thuận lợi. Do đó, các thành phố 1 Nhận bài ngày 03.12.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 14.12.2015. T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 119 lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Tình trạng này đã dẫn đến nghịch lý là những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Thứ hai, hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao. Trong công nghiệp – xây dựng, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án trong nông – lâm – ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh. FDI vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ, môi trường... còn hạn chế. Thứ ba, mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt như kỳ vọng. Nhìn chung, công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại Việt Nam. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam cũng như sự yếu kém trong kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu nên đã đưa vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí là loại phế thải của các nước khác. Thứ tư, hiệu ứng lan toả của khu vực FDI sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế, có dấu hiệu chèn lấn. Mặc dù doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài chủ yếu thông qua tác động mở rộng thị trường nhưng từ năm 2007 (Việt Nam chính thức tham gia WTO) đến nay, doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước ở một số lĩnh vực đã chịu tác động chèn lấn của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thứ năm, một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên. Nhiều dự án của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tiến hành nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiểm môi trường, không được phát hiện kịp thời. Có nhiều hướng dịch chuyển dòng đầu tư nước ngoài tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường vào Việt Nam nhưng nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát về môi trường. Thứ sáu, tác động xấu đến môi trường sinh thái. Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của FDI đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường. Đặc biệt là tình hình xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Hiện 120 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi nay, vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải. Các chương trình giám sát, xử phạt vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới. Bên cạnh đó, sự mở rộng của các kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 118 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Nhâm1, Nguyễn Văn Tuấn Học viện Chính sách và Phát triển Tóm tắt: Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ 1991 đến 2014. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Các kết quả cho thấy FDI có tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và ngược lại. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nguồn vốn FDI đã kích thích xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, là những tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững của kinh tế Việt Nam. Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, mô hình VAR. 1. GIỚI THIỆU Kể từ năm 1988, khi Luật Đầu tư có hiệu lực, cùng với chính sách mở cửa giao lưu với quốc tế, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều dòng vốn đầu tư từ những nhà đầu tư nước ngoài. Sự có mặt của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã mang đến một làn gió mới cho nền kinh tế Việt Nam, bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong nước, cung cấp công nghệ mới, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ quản lí... Vì vậy, FDI có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh những tác động tích cực của FDI mang lại thì ở nhiều địa phương, việc thu hút FDI bằng mọi giá có thể gây những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Cụ thể là: Thứ nhất, có sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ. Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó, chỉ những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao mới được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Còn những dự án, lĩnh vực rất cần thiết cho dân sinh nhưng không đưa lại lợi nhuận thoả đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án, các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thuận lợi. Do đó, các thành phố 1 Nhận bài ngày 03.12.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 14.12.2015. T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 119 lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Tình trạng này đã dẫn đến nghịch lý là những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Thứ hai, hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao. Trong công nghiệp – xây dựng, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án trong nông – lâm – ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh. FDI vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ, môi trường... còn hạn chế. Thứ ba, mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt như kỳ vọng. Nhìn chung, công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại Việt Nam. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam cũng như sự yếu kém trong kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu nên đã đưa vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí là loại phế thải của các nước khác. Thứ tư, hiệu ứng lan toả của khu vực FDI sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế, có dấu hiệu chèn lấn. Mặc dù doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài chủ yếu thông qua tác động mở rộng thị trường nhưng từ năm 2007 (Việt Nam chính thức tham gia WTO) đến nay, doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước ở một số lĩnh vực đã chịu tác động chèn lấn của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thứ năm, một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên. Nhiều dự án của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tiến hành nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiểm môi trường, không được phát hiện kịp thời. Có nhiều hướng dịch chuyển dòng đầu tư nước ngoài tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường vào Việt Nam nhưng nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát về môi trường. Thứ sáu, tác động xấu đến môi trường sinh thái. Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của FDI đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường. Đặc biệt là tình hình xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Hiện 120 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi nay, vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải. Các chương trình giám sát, xử phạt vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới. Bên cạnh đó, sự mở rộng của các kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng kinh tế Mô hình VAR Tác động của FDI đến kinh tế Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kết cấu hạ tầng kinh tếTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 753 4 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 259 0 0 -
13 trang 195 0 0
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 177 0 0 -
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 168 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 154 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 125 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 116 0 0