Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới nền kinh tế Việt Nam
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 488.81 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng có tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Bài báo này đi sâu phân tích những tác động từ TPP và đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm tận dụng TPP như một cơ hội để tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới nền kinh tế Việt Nam THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 Tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới nền kinh tế Việt Nam Analyzing potential impacts of Trans - Pacific Partnership on Vietnam’s economy Lê Thanh Phương Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, phuonglt@vimaru.edu.vn Tóm tắt Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng có tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Bài báo này đi sâu phân tích những tác động từ TPP và đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm tận dụng TPP như một cơ hội để tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Từ khóa: TPP, chính sách, tăng trưởng kinh tế. Abstract Trans-Pacific Partnership (TPP) is expected to have significant impact on Vietnam’s economy. This paper provides in-depth analyses on TPP’s potential impacts and suggests policy implications for a high and sustainable growth. Keywords: TPP, policy, economic growth. 1. Khái lược về TPP Ngày 4 tháng 10 năm 2015, 12 quốc gia thuộc vòng cung Thái Bình Dương kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP (Trans - Pacific Partnership). TPP được đánh giá là hiệp định thương mại tầm khu vực (Regional Trade Agreement - RTA) lớn nhất, đa dạng nhất và toàn diện nhất từ trước đến nay. 12 quốc gia thành viên thuộc TPP bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Được xem là Hiệp định thương mại thuộc thế hệ mới, TPP bao trùm các quy định truyền thống về hàng hóa và dịch vụ (như thuế xuất nhập khẩu, ràng buộc về di chuyển lao động chất lượng cao giữa các quốc gia thành viên), hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, các lĩnh vực liên quan tới thương mại khác bao gồm: rào cản phi thuế quan trong thương mại và đầu tư; quy định về sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn về lao động và môi trường; các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thách thức nổi lên từ công nghệ số, cũng được xem xét trong TPP. 1.1. So sánh TPP với các hiệp định thương mại khác Các hiệp định trong hệ thống thương mại thế giới đang dịch chuyển từ các hiệp định có quy mô toàn cầu sang các hiệp định song phương và tầm khu vực. Vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa phương với kết quả là sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 1994 đã tạo ra một hiệp định toàn diện với mục tiêu giảm thuế đánh trên các mặt hàng chế tạo, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ và tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, các vấn đề về chính sách thương mại phức tạp như rào cản quy tắc, trao đổi các dịch vụ hiện đại - cao cấp, bản quyền, và đầu tư giữa các quốc gia vẫn là thách thức ở mức độ đa phương (multilateral level). Do đó, hợp tác để giải quyết những hạn chế này đã và đang được thực hiện ở mức độ song phương và khu vực (bilateral and regional level). Những năm gần đây, khái niệm về hiệp định thương mại tự do toàn diện và sâu rộng được hình thành. Dạng hiệp định mới này hướng tới mở rộng cơ hội gia nhập thị trường, thậm HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 481 THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 chí mở rộng tới các sản phẩm mà trước đây được xem là có tính nhạy cảm. Phạm vi của các hiệp định mới này rộng hơn so với các tiêu chuẩn của WTO bao gồm các vấn đề như sau: - Các nhà đầu tư được phép tiếp cận không hạn chế với thương mại dịch vụ, trong khi đó WTO quy định các lĩnh vực dịch vụ được phép cung cấp theo một danh sách định trước; - Các quy định mới trong thương mại số và internet; - Xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn khi đề ra chính sách và quy tắc thương mại tại quốc gia thành viên; - Mở rộng quyền bảo hộ tài sản trí tuệ với quy tắc toàn diện hơn và tính chế tài cao hơn so với WTO; - Bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước; - Quy định về môi trường và lao động. Một điểm khác biệt quan trọng nữa giữa TPP và các hiệp định thương mại khác đó là TPP hướng tới việc mở rộng việc gia nhập thị trường giữa các thành viên không chỉ thông qua giảm thuế mà còn gỡ bỏ các hạn chế từ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (Non-Tariff Measures_ NTM). Các biện pháp phi thuế quan bao gồm yêu cầu về cấp phép nhập khẩu (import licensing requirements), các quy định về đánh giá hải quan (custom valuations), các tiêu chuẩn phân biệt áp dụng với hàng hóa nhập khẩu (discriminatory standards), kiểm tra trước khi bốc hàng (pre-shipment inspections), quy tắc về xuất xứ để được hưởng mức thuế quan thấp (rules of origin to qualify for lower tariffs), các biện pháp về đầu tư (ví dụ, yêu cầu về nguồn gốc của hàng hóa). 2. Tác động của TPP tới nền kinh tế Việt Nam Cơ hội Trong khi tất cả các quốc gia thành viên của TPP đều hưởng lợi từ Hiệp định này, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Một nghiên cứu của viện nghiên cứu Peterson chỉ ra rằng so sánh với kịch bản Việt Nam không gia nhập TPP, thu nhập của Việt Nam năm 2025 với TPP sẽ cao hơn 13%, trong đó xuất khẩu tăng trưởng cao hơn 37%. Đối với thị trường Mỹ, cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này là rất lớn. 50% thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ giảm ngay năm đầu tiên TPP có hiệu lực và tăng lên trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 30%/năm. Một số linh hoạt sẽ được áp dụng với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” như nhập nguyên liệu từ nước thứ ba để sản xuất hàng dệt may vào Hoa Kỳ vẫn được hưởng ưu đãi theo TPP. Ước tính khoảng 60% thuế xuất nhập khẩu đối với ngành da giầy sẽ được giảm, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới nền kinh tế Việt Nam THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 Tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới nền kinh tế Việt Nam Analyzing potential impacts of Trans - Pacific Partnership on Vietnam’s economy Lê Thanh Phương Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, phuonglt@vimaru.edu.vn Tóm tắt Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng có tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Bài báo này đi sâu phân tích những tác động từ TPP và đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm tận dụng TPP như một cơ hội để tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Từ khóa: TPP, chính sách, tăng trưởng kinh tế. Abstract Trans-Pacific Partnership (TPP) is expected to have significant impact on Vietnam’s economy. This paper provides in-depth analyses on TPP’s potential impacts and suggests policy implications for a high and sustainable growth. Keywords: TPP, policy, economic growth. 1. Khái lược về TPP Ngày 4 tháng 10 năm 2015, 12 quốc gia thuộc vòng cung Thái Bình Dương kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP (Trans - Pacific Partnership). TPP được đánh giá là hiệp định thương mại tầm khu vực (Regional Trade Agreement - RTA) lớn nhất, đa dạng nhất và toàn diện nhất từ trước đến nay. 12 quốc gia thành viên thuộc TPP bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Được xem là Hiệp định thương mại thuộc thế hệ mới, TPP bao trùm các quy định truyền thống về hàng hóa và dịch vụ (như thuế xuất nhập khẩu, ràng buộc về di chuyển lao động chất lượng cao giữa các quốc gia thành viên), hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, các lĩnh vực liên quan tới thương mại khác bao gồm: rào cản phi thuế quan trong thương mại và đầu tư; quy định về sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn về lao động và môi trường; các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thách thức nổi lên từ công nghệ số, cũng được xem xét trong TPP. 1.1. So sánh TPP với các hiệp định thương mại khác Các hiệp định trong hệ thống thương mại thế giới đang dịch chuyển từ các hiệp định có quy mô toàn cầu sang các hiệp định song phương và tầm khu vực. Vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa phương với kết quả là sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 1994 đã tạo ra một hiệp định toàn diện với mục tiêu giảm thuế đánh trên các mặt hàng chế tạo, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ và tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, các vấn đề về chính sách thương mại phức tạp như rào cản quy tắc, trao đổi các dịch vụ hiện đại - cao cấp, bản quyền, và đầu tư giữa các quốc gia vẫn là thách thức ở mức độ đa phương (multilateral level). Do đó, hợp tác để giải quyết những hạn chế này đã và đang được thực hiện ở mức độ song phương và khu vực (bilateral and regional level). Những năm gần đây, khái niệm về hiệp định thương mại tự do toàn diện và sâu rộng được hình thành. Dạng hiệp định mới này hướng tới mở rộng cơ hội gia nhập thị trường, thậm HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 481 THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 chí mở rộng tới các sản phẩm mà trước đây được xem là có tính nhạy cảm. Phạm vi của các hiệp định mới này rộng hơn so với các tiêu chuẩn của WTO bao gồm các vấn đề như sau: - Các nhà đầu tư được phép tiếp cận không hạn chế với thương mại dịch vụ, trong khi đó WTO quy định các lĩnh vực dịch vụ được phép cung cấp theo một danh sách định trước; - Các quy định mới trong thương mại số và internet; - Xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn khi đề ra chính sách và quy tắc thương mại tại quốc gia thành viên; - Mở rộng quyền bảo hộ tài sản trí tuệ với quy tắc toàn diện hơn và tính chế tài cao hơn so với WTO; - Bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước; - Quy định về môi trường và lao động. Một điểm khác biệt quan trọng nữa giữa TPP và các hiệp định thương mại khác đó là TPP hướng tới việc mở rộng việc gia nhập thị trường giữa các thành viên không chỉ thông qua giảm thuế mà còn gỡ bỏ các hạn chế từ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (Non-Tariff Measures_ NTM). Các biện pháp phi thuế quan bao gồm yêu cầu về cấp phép nhập khẩu (import licensing requirements), các quy định về đánh giá hải quan (custom valuations), các tiêu chuẩn phân biệt áp dụng với hàng hóa nhập khẩu (discriminatory standards), kiểm tra trước khi bốc hàng (pre-shipment inspections), quy tắc về xuất xứ để được hưởng mức thuế quan thấp (rules of origin to qualify for lower tariffs), các biện pháp về đầu tư (ví dụ, yêu cầu về nguồn gốc của hàng hóa). 2. Tác động của TPP tới nền kinh tế Việt Nam Cơ hội Trong khi tất cả các quốc gia thành viên của TPP đều hưởng lợi từ Hiệp định này, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Một nghiên cứu của viện nghiên cứu Peterson chỉ ra rằng so sánh với kịch bản Việt Nam không gia nhập TPP, thu nhập của Việt Nam năm 2025 với TPP sẽ cao hơn 13%, trong đó xuất khẩu tăng trưởng cao hơn 37%. Đối với thị trường Mỹ, cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này là rất lớn. 50% thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ giảm ngay năm đầu tiên TPP có hiệu lực và tăng lên trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 30%/năm. Một số linh hoạt sẽ được áp dụng với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” như nhập nguyên liệu từ nước thứ ba để sản xuất hàng dệt may vào Hoa Kỳ vẫn được hưởng ưu đãi theo TPP. Ước tính khoảng 60% thuế xuất nhập khẩu đối với ngành da giầy sẽ được giảm, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng kinh tế Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Nền kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Hiệp định thương mạiTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 753 4 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 259 0 0 -
13 trang 195 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 168 0 0 -
12 trang 159 0 0
-
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 154 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 125 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 116 0 0