Danh mục

Tác động của làng nghề tái chế kim loại đến môi trường đất và thóc ở Bắc Ninh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.47 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chất thải từ các làng nghề đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường đất nông nghiệp, mà chủ yếu là đất trồng lúa. Bài báo này trình bày một số nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các hoạt động tái chế này đến chất lượng môi trường đất và sự tích luỹ của các kim loại nặng trong thóc ở Bắc Ninh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của làng nghề tái chế kim loại đến môi trường đất và thóc ở Bắc Ninh Mai Thị Lan Anh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 110 - 115 TÁC ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ THÓC Ở BẮC NINH Mai Thị Lan Anh1*, Nguyễn Công Vinh2 1 Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Viện Nông hóa thổ nhưỡng TÓM TẮT Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, giáp với Hà Nội, từ lâu nổi tiếng với các làng nghề truyền thống đa dạng, trong đó phải kể đến hai làng nghề tái chế sắt ở Đa Hội-Châu Khê-Từ Sơn và làng nghề tái chế nhôm ở Mẫn Xá-Vân Môn-Yên Phong, hàng năm mang đến doanh thu hàng trăm tỷ đồng. Chất thải từ các làng nghề đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường đất nông nghiệp, mà chủ yếu là đất trồng lúa. Bài báo này trình bày một số nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các hoạt động tái chế này đến chất lượng môi trường đất và sự tích luỹ của các kim loại nặng trong thóc ở Bắc Ninh. Hàm lượng các kim loại nặng (Cd, Zn, Pb và Cu) trong đất ở vùng ảnh hưởng của nước thải từ làng nghề có xu hướng được tích lũy cao hơn nhiều so với đất không bị ô nhiễm. Tuy nhiên chúng đang nằm dưới ngưỡng cho phép đối với đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 72092002). Hàm lượng các kim loại nặng được thu hút và tích lũy trong thóc có xu hướng tăng lên do ảnh hưởng của nước thải từ làng nghề tái chế kim loại. Về lâu dài những tác động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Từ khóa: ô nhiễm, làng nghề, nước thải, kim loại nặng, môi trường.  ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành sản xuất lúa ở nước ta ngày càng phát triển mạnh, năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng lên. Kết quả đã đưa nước ta trở thành một trong số các nước xuất khẩu gạo nhiều trên thế giới. Tuy nhiên lợi thế trong sản xuất lúa gạo của ta cũng đang ngày càng có nguy cơ giảm sút. Trong đó đáng lo ngại là lợi thế xuất khẩu do chất lượng, mẫu mã thua kém nhiều nước [4]. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về sử dụng vật liệu kim loại cũng không ngừng tăng lên. Mặt khác, ngành tái chế kim loại hiện nay cũng là một trong những ngành sản xuất thủ công bán công nghiệp đưa lại nhiều lợi nhuận cho nông dân. Xu thế làng nghề ngày càng phát triển, phát thải ra nhiều nguồn ô nhiễm. Đây là một thách thức đối với môi trường, trong đó có môi trường nông nghiệp [2] Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, giáp với Hà Nội, từ lâu nổi tiếng với các làng nghề truyền thống đa dạng, trong đó phải kể đến hai làng nghề tái chế sắt ở Đa Hội-Châu KhêTừ Sơn và làng nghề tái chế nhôm ở Mẫn XáVân Môn-Yên Phong hàng năm mang đến  Tel: 0974808768 , Email: doanh thu hàng trăm tỷ đồng[1]. Chất thải từ các làng nghề đã và đang trực tiếp hoặc giám tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường đất nông nghiệp, mà chủ yếu là đất trồng lúa. Công trình bày một số nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các hoạt động tái chế này đến chất lượng môi trường đất và sự tích luỹ của các kim loại nặng trong thóc ở Bắc Ninh. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tiến hành trên đất phù sa sông Hồng với cơ cấu cây trồng lúa-lúa (giống Khang Dân) thuộc các cánh đồng của hai xã Châu Khê–Từ Sơn và Vân Môn–Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy kim loại nặng trong đất và lúa. So sánh ảnh hưởng của hai loại hình tái chế đối với hàm lượng kim loại nặng trong đất và thóc. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra lấy mẫu ngoài đồng ruộng Thu thập các mẫu đất (12 mẫu) và lúa (12 mẫu) phân bố theo định vị trên bản đồ, mẫu đất và lúa đặc trưng cho vùng có khả năng bị 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Mai Thị Lan Anh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ô nhiễm trực tiếp do chất thải từ làng nghề trong đất nông nghiệp của xã Châu Khê – Từ Sơn và xã Vân Môn – Yên Phong - Bắc Ninh. Thu thập các mẫu đất tầng mặt (0–20 cm) phân bố đều trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của Xã Châu Khê – Từ Sơn - Bắc Ninh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các khu công nghiệp tái chế sắt liền kề. Thu thập các mẫu đất tầng mặt (0–20 cm) phân bố đều trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của Xã Vân Môn–Yên Phong - Bắc Ninh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các lò tái chế nhôm liền kề. Mẫu cây, thóc được lấy cùng lúc, ngay ở điểm lấy mẫu đất tương ứng. Phương pháp phân tích Bảng 1. Các phương pháp phân tích mẫu đất và cây Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp a. Phân tích mẫu đất H2O, tỷ lệ đất/ nước 1/5 đo bằng pH metter, điện cực thủy tinh trong huyền phù pHKCl (1/5) KCl 1N, tỷ lệ đất/dung dịch = 1/5 mmhos/ Tỷ lệ đất/ nước = 1/5, đo bằng EC cm máy đo độ dẫn điện pHH2O (1/5) Cu, Pb, Zn, Cd mg/kg Công phá bằng HClO4 +HF (tỷ lệ 1:3), xác định bằng AAS b.Phân tích mẫu thóc Cu, Pb, Zn, Cd mg/kg Công phá bằng HClO4 +HNO3 (tỷ lệ 1:3), xác định bằng AAS KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Môi trường đất dưới ảnh hưởng của hoạt động làng nghề tái chế kim loại Phản ứng môi trường đất (pH đất) pH của đất là một yếu tố đóng vai trò quan trọng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: