Tác động của một số chính sách vĩ mô đến quản lý và phát triển xã hội vùng Tây Nguyên - Bạch Hồng Việt
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của một số chính sách vĩ mô đến quản lý và phát triển xã hội vùng Tây Nguyên - Bạch Hồng Việt58 Xã hội học, số 2(114), 2011 TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ĐẾN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN * BẠCH HỒNG VIỆT Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 54.700 km2 (chiếm 16,8% diện tích cả nước); dânsố 5.107.437 người, chiếm 5,95% dân số cả nước; mật độ dân số trung bình 93 người/km21.Đây là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, an ninh vàquốc phòng. Trước năm 1975, toàn vùng chỉ có 18 dân tộc sinh sống, nhưng hiện nay đây làvùng đa dạng nhất về thành phần dân tộc so với các vùng khác trong cả nước (có 49/54dân tộc)2, trong đó người Kinh chiếm 66,96% dân số, đồng bào các dân tộc thiểu sốchiếm 33,04%. Từ sau năm 1975, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự ổn định và phát triển củacác dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho sự phát triểncủa vùng (Chính sách dân số, di dân, ổn định đất đai, phát triển sản xuất, y tế, giáo dục,an sinh xã hội ...). Song tác động của các chính sách đến các mặt đời sống kinh tế, vănhóa, xã hội và môi trường còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ.Việc đánh giá tác động của các chính sách vĩ mô đến sự ổn định xã hội và phát triển củavùng là hết sức cần thiết, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý để phát triển hiệu quả hơn. Bàiviết sẽ tập trung phân tích thực trạng của một số chính sách vĩ mô tác động đến sự pháttriển và quản lý phát triển xã hội vùng Tây Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp mang tínhđịnh hướng cho sự phát triển bền vững vùng. 1. Chính sách dân số và phân bố dân cư Do đặc điểm địa lý khác nhau của từng vùng, dẫn đến sự phân bố dân cư, đất đai,tài nguyên thiên nhiên và lao động không đều (hơn 80% dân số cả nước sống ở đồngbằng với 20% diện tích tự nhiên và 20% dân số sống ở miền núi với 80% diện tích). Sựphân bố dân cư không đều giữa các vùng là một trong những nguyên nhân tạo ra nhữngchênh lệch phát triển. Để khai thác tối ưu lợi thế cũng như nội lực của từng vùng, đồngthời giảm thiểu khoảng cách chênh lệch phát triển, cần thiết phải có chính sách phân bốlại dân cư. Điều đó được đặt ra như một yêu cầu thiết yếu để ổn định và phát triển xãhội của vùng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh về dân số và thành phần dân tộccủa vùng Tây Nguyên. Ngoài sự gia tăng tự nhiên (tỷ lệ tăng dân số bình quân là* TS, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.1 Số liệu Tổng điều tra dân số 4/2009.2 Số liệu của Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, tháng 9/2009. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Bạch Hồng Việt 592,3%/năm trong thời kỳ 1999-2009), thì kết quả của chính sách di dân đã tác động khôngnhỏ đến sự phát triển xã hội của vùng. Số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 20 năm(1989-2009) dân số của vùng đã tăng từ 2.486.060 người lên 5.107.437 người, và thànhphần dân tộc đã tăng từ 13 lên 49 dân tộc3. Có thể khẳng định, di dân kinh tế mới và didân tự do đã tác động lớn đến việc quản lý và phát triển xã hội của vùng. Nhìn chung,chính sách di dân thời kỳ này ngoài việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, pháttriển các vùng chuyên canh (cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè…) còn góp phần tạosự cân đối về lao động và đất đai, đáp ứng nhu cầu việc làm và cải thiện đời sống củanhân dân. Trước đây, chính sách di dân tác động chủ yếu vào phát triển sản xuất (nôngtrường cà phê và cao su), nâng cao đời sống mà chưa chú ý đến sự phát triển đồng bộ,toàn diện các mặt của đời sống xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đếnnhững mất cân đối về mặt xã hội trong những thập kỷ kế tiếp. Tuy nhiên, từ sau nhữngnăm 1990, chính sách di dân đã có sự điều chỉnh, di dân không chỉ còn là sự chuyển dịchdân cư từ vùng này sang vùng khác, mà đã gắn với các dự án phát triển cả về kinh tế, vănhóa, xã hội. Thời kỳ này, chính sách di dân đã được xem xét toàn diện hơn để vừa đảmbảo cuộc sống mọi mặt của người di cư, vừa mở hướng ổn định sản xuất. Chính sách di dân còn góp phần hình thành các điểm dân cư đô thị mới ở TâyNguyên. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 1995 toàn vùng có 47 huyện/thị với 534 đơnvị hành chính cấp xã (gồm 72 phường, thị trấn và 462 xã) thì đến cuối năm 2009 có 58huyện/thị với 719 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 595 xã, 77 phường, 47 thị trấn) (Banchỉ đạo Tây Nguyên, 2010). Sau gần 15 năm (1995-2009), đã thành lập mới 11 huyện/thị,gần 200 đơn vị hành chính cấp xã, bình quân mỗi năm thành lập mới 12 xã. Số lượng cácđơn vị hành chính mới đã cho thấy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Chính sách xã hội vĩ mô Chính sách dân số Phân bố dân cư Chính sách đất đai Chính sách dân tộcTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Đạo đức công vụ: Phần 1
78 trang 673 6 0 -
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 2
163 trang 612 5 0 -
Những thách thức của Liên minh châu Âu trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc thế kỉ XXI
13 trang 577 0 0 -
Giáo trình Xã hội học nhập môn - Trần Hữu Quang
190 trang 451 4 0 -
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 438 11 0 -
11 trang 404 0 0
-
Quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra
14 trang 324 0 0 -
Việt Nam: Những khó khăn và kiến nghị cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay
3 trang 300 0 0 -
2 trang 295 3 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 289 2 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0