Danh mục

Tác động của nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2010-2017

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 478.88 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết được thực hiện nhằm đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu thu thập số liệu từ 13 tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010–2017.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2010-2017 DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.410 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2017IMPACT OF CAPITAL INVESTMENT ON THE ECONOMIC GROWTH OF CITIES AND PROVINCES IN THE MEKONG DELTA FROM 2010 TO 2017 ThS. Nguyễn Thị Kim Thuyền1, TS. Nguyễn Quốc Nghi2, ThS. Nguyễn Hoàng Phương3 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tưđến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Nghiên cứu thu thập số liệu từ 13 tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Longgiai đoạn 2010 – 2017. Do dữ liệu được thu thập theo cả hai chiều không gian và thời giannên việc ứng dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để ước lượng mô hình nghiên cứu làphù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn đầu tư tư nhâncó tác động mạnh nhất đến tăng trưởng GRDP, tiếp đến là nguồn vốn từ khu vực nhà nước,trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không có tác động đến tổng sản phẩm trên địabàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở độ tin cậy 90%. Ngoài ra,nghiên cứu còn chứng minh được lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, doanh thu dulịch và sản lượng thủy sản có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thànhphố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế Abstract: The study was conducted to evaluate the impact of capital investment on theeconomic growth of cities and provinces in the Mekong Delta. The data were collected in 13provinces and cities in the Mekong Delta in the period of 2010-2017 and it was collected inthe spatial-temporal dimension. Therefore, it is appropriate to apply the panel dataregression to the research model. The research results with the significance level of 90%pointed out several outcomes. In the structure of capital sources, private investment has thestrongest impact on GRDP growth, followed by the state sector investment, while the foreigninvestment had no impact on the total output of the Mekong Delta’s cities and provinces.Besides, the study demonstrated that trained employees aged 15 and above, tourism revenue,and fishery production are factors that have a positive impact on the economic growth of thecities and provinces in the Mekong Delta. Keywords: capital investment, economic growth, Mekong Delta1, 2 Trường Đại học Cần Thơ; Email: quocnghi@ctu.edu.vn3 Công ty Vinatrans 115 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở vùng cực nam của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trongnhững đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới. Đây là vùng có nhiều điềukiện thuận lợi để phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Hơn nữa, đây là vùng đất quan trọngđối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với cácnước trong khu vực và thế giới. Tuy vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế,đặc biệt là ngành nông nghiệp, thủy hải sản và một số ngành công nghiệp chế biến, nhưngthời gian qua, tăng trưởng kinh tế (TTKT) của vùng đang ngày càng chậm lại. Theo báocáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tốc độ TTKT toàn vùng giai đoạn 2001 – 2010 đạt11,7%/năm, đến giai đoạn 2011 – 2015, con số này chỉ là 8,55%/năm, riêng năm 2017,TTKT toàn vùng ĐBSCL chỉ đạt 7,39%. Một trong những nguyên nhân khiến TTKTvùng ĐBSCL chậm lại là do khu vực này vẫn chưa phải là địa chỉ thu hút đầu tư, đặc biệtlà đối với các nhà đầu tư tư nhân (ĐTTN) và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó,việc xem xét mức độ tác động của nguồn vốn đầu tư (NVĐT) đến TTKT đã được nhiềutác giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, có nhiều kết luận khác nhau thậm chí làtrái chiều về tác động của NVĐT đến TTKT [1], [2]. Theo Ghani et al. [3], NVĐT côngcó tác động tích cực đến TTKT. Bên cạnh đó, Mallick et al. [4] chứng minh được tồn tạimối quan hệ thuận chiều giữa dòng vốn FDI và TTKT. Trong khi Bukhari et al. [5] chorằng TTKT không chỉ chịu tác động của vốn đầu tư nhà nước (ĐTNN) mà còn bị ảnhhưởng bởi vốn ĐTTN. Tuy nhiên, Were [6] đã chứng minh được NVĐT công có tác độngđến TTKT trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, tác động này không đán ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: