Danh mục

Tác động của tăng trưởng kinh tế đến nâng cao mức sống dân cư ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 549.76 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nâng cao mức sống dân cư là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đặt ra khi xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế chưa lan tỏa tốt đến nâng cao mức sống của người dân Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của tăng trưởng kinh tế đến nâng cao mức sống dân cư ở Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ Ở VIỆT NAM THE IMPACT OF ECONOMIC GROWTH ON IMPROVING LIVING STANDARD IN VIETNAM Lê Huỳnh Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lehuynhmai@neu.edu.vn TÓM TẮT Nâng cao mức sống dân cư là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đặt ra khi xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu đó, bên cạnh việc đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả còn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế có sự lan tỏa đến nâng cao mức sống dân cư. Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chi tiêu và nâng cao mức sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, mức lan tỏa từ tăng trưởng kinh tế đến nâng cao mức sống dân cư còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, các khu vực và các nhóm dân cư, mức thu nhập của người Việt Nam còn thấp so với các quốc gia trong khu vực, có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập và chi tiêu của người dân thành thị và nông thôn, người dân ở các vùng miền khác nhau, người dân ở các nhóm thu nhập khác nhau. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế chưa lan tỏa tốt đến nâng cao mức sống của người dân Việt Nam Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống dân cư. ABSTRACT Improving living standard is one of the most important goals that the State and the Party emphasized when developing the economics growth model in Vietnam. In order to implement that goal, the economics development should have an impact on enhancing living standard besides ensuring the maintenance of rapid and effective economics growth. Recently, economics growth in Vietnam has contributed to increasing income, enhancing spending and improving living standards of the Vietnamese people. However, the lever of influence from economics growth to improving living standards in still insufficient and uneven among regions and groups of population by income. The personal income of Vietnamese is still low comparing to other countries of the same region, with a large gap in income and spending between rural and urban people, people of different region and income groups. Since then, the research shows several reasons behind the lack of influence of economics growth to the living standard of Vietnamese. Keywords: Economic growth, improving living standard. 1. Giới thiệu Trong quá trình phát triển kinh tế, việc đảm bảo duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với việc nâng cao và cải thiện dần mức sống dân cư (MSDC) là mong muốn của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó tăng trưởng kinh tế được coi là điều kiện cần để nâng cao mức sống dân cư. Ở Việt Nam, mục tiêu nâng cao mức sống dân cư luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng, coi đó là mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện về vật chất để giải quyết các vấn đề về phúc lợi xã hội, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao mức sống dân cư. Ngược trở lại, khi đời sống được cải thiện, các cá nhân sẽ có điều kiện tốt hơn để nâng cao năng lực của bản thân, từ đó quay trở lại đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Kể từ sau đổi mới, kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng với tốc độ tương đối cao và vươn lên trở thành một nước có thu nhập trung bình. Đi cùng với quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân cũng dần được cải thiện, mức sống dần được nâng lên. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì mức sông dân cư gia tăng còn thấp và nhất là thiếu sự đồng đều giữa các nhóm dân cư, các vùng kinh tế. Do vậy, việc phân tích và đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến nâng cao mức sống dân cư Việt Nam là hết sức cần thiết, là cơ sở để nghiên cứu tìm ra những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân. 1106 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao mức sống dân cư Tăng trưởng kinh tế thường được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) và được thể hiện bằng quy mô và tốc độ tăng trưởng thông qua các thước đo GDP, GNI hay thu nhập bình quân đầu người. MSDC cũng có nhiều các định nghĩa khác khau. Theo Helen Clark, trích trong UNDP (2015) “Ngày nay, con người sống lâu hơn, nhiều trẻ em được đến trường và nhiều người được tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản hơn. Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới tăng lên và tỷ lệ nghèo giảm xuống, kết quả là mức sống của rất nhiều người được nâng cao”. Với cách hiểu đó, mức sống dân cư được quan niệm là các nhu cầu cần thiết của đời sống con người, thể hiện rõ nhất qua thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ nghèo. MSDC thường liên quan chặt chẽ với mức độ đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của người dân, nhất là nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, khi nhiều các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự tàn phá của chiến tranh thì vực dậy và khôi phục lại nền kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia. Chính vì thế vào những thập niên đầu sau chiến tranh, các quốc gia đều nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn đồng nhất giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế lúc này là mục tiêu cơ bản của mọi nền kinh tế. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: