Danh mục

Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 519.94 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước Đông Nam Á bên cạnh các yếu tố về lạm phát, đầu tư nước ngoài và tín dụng nội địa khu vực tư. Để đánh giá hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, tác giả sử dụng mô hình hiệu ứng cố định cho dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 2001-2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam ÁNghiên Cứu & Trao ĐổiTác động của thâm hụt ngân sáchđến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứngở các nước Đông Nam ÁĐặng Văn CườngTrường Đại học Kinh tế TP.HCMPhạm Lê Trúc QuỳnhNPhòng Tài chính quận Bình Tânghiên cứu phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăngtrưởng kinh tế tại một số nước Đông Nam Á bên cạnh các yếu tố vềlạm phát, đầu tư nước ngoài và tín dụng nội địa khu vực tư. Để đánhgiá hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, tác giả sử dụng mô hình hiệu ứngcố định cho dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 2001-2013. Bên cạnh đó,để đảm bảo tính vững cho các ước lượng, phương pháp bình phương tối thiểutổng quát (GLS) cũng được sử dụng trong các kết quả ước lượng. Kết quả thựcnghiệm cho thấy thâm hụt ngân sách, tín dụng khu vực tư tác động tiêu cực đếntăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinhtế, còn lạm phát thì không có ý nghĩa thống kê.Từ khóa: Thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, FEM, REM, GLS.1. Giới thiệuNgân sách nhà nước là quỹtiền tệ tập trung lớn nhất của nhànước và là công cụ vật chất quantrọng để điều tiết vĩ mô nền kinhtế - xã hội. Ngân sách có thể thâmhụt hoặc thặng dư. Thâm hụt ngânsách nhà nước đã trở thành hiệntượng phổ biến ở hầu hết các nướcbao gồm các quốc gia đang pháttriển và quốc gia phát triển. Tácđộng của thâm hụt ngân sách lêncác biến kinh tế vĩ mô luôn là mộtchủ đề gây tranh luận trong nhiềuthập kỷ qua và chiếm một vị trínổi bật trong các nghiên cứu củacác học giả trên thế giới. Có nhiềuquan điểm khác nhau giữa các nhàkinh tế về mối quan hệ này. Mộtsố ủng hộ thâm hụt ngân sách vànghĩ rằng nó có lợi cho tăng trưởngkinh tế, trong khi đó một số khácnghĩ rằng thặng dư ngân sách làmột điều may mắn cho nền kinhtế. Trên lý thuyết người ta đề cậprằng thâm hụt ngân sách có thể ảnhhưởng tích cực hoặc tiêu cực đếnnền kinh tế tùy theo tỷ lệ thâm hụtvà xét trong ngắn hạn hay dài hạn.Nghiên cứu của Ahmad (2013 vềvai trò của thâm hụt ngân sách đốivới tăng trưởng kinh tế ở Pakistancho thấy thâm hụt có tác động tíchcực đối với tăng trưởng kinh tế.Okelo (2013) cũng cho thấy thâmhụt ngân sách có thể giúp tăngtrưởng kinh tế vì nó giúp làm tănghiệu quả tái cấu trúc, giáo dục,phúc lợi xã hội.Bose & cộng sự (2007) cũngcho rằng khi khoản thâm hụt nàygiúp giải quyết vấn đề giáo dục,sức khỏe và chi phí vay vốn thấpthì sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Nhưngnếu khoản thâm hụt này là lớn vàkéo dài thì sẽ giảm đầu tư hay dễxảy ra tình trạng thâm hụt kép (vừabị thâm hụt ngân sách vừa bị thâmhụt tài khoản vãng lai). Bên cạnhđó, nghiên cứu của Cinar & cộngsự (2014) và Huynh (2007) đã pháthiện ra mối quan hệ này là tiêu cực.Shojai (1999) thì cho rằng thâm hụtngân sách nếu được tài trợ bởi ngânhàng trung ương thì có thể dẫn đếnsự kém hiệu quả trong thị trườngtài chính và làm suy yếu khả năngcạnh tranh của nền kinh tế.Các quốc gia Đông Nam Á từlâu được biết đến với tình trạngthâm hụt ngân sách lớn và kéo dài.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinhtế tại các quốc gia này vẫn đượcSố 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP19Nghiên Cứu & Trao Đổiđánh giá cao trong thời gian qua.Vì vậy, trong nghiên cứu này, tácgiả sử dụng dữ liệu giai đoạn 20012013 của các quốc gia Đông NamÁ nhằm xác nhận lại mối quan hệgiữa thâm hụt và tăng trưởng tạicác quốc gia này.2. Mối quan hệ giữa thâm hụtngân sách và tăng trưởng kinhtếCác nghiên cứu trước đây vềtác động của thâm hụt ngân sáchlên tăng trưởng kinh tế đã cho racác kết quả còn gây nhiều tranh cãi,tích cực có, tiêu cực có và kể cảtrung lập cũng xuất hiện. Mặt khác,kết quả của các nghiên cứu này cònphụ thuộc vào phạm vi nghiên cứucũng như là thời gian khảo sát.Bose (2007) nghiên cứu chi tiêucông và tăng trưởng kinh tế, thựchiện phân tích riêng lẻ đối với cácquốc gia đang phát triển đã tìmthấy mối quan hệ giữa thâm hụtngân sách và tăng trưởng kinh tếlà cùng chiều. Tuy nhiên, Ramzan& cộng sự (2013) nghiên cứu mốiquan hệ thâm hụt ngân sách và tăngtrưởng kinh tế Pakistan. Tác giả sửdụng dữ liệu chuỗi thời gian tronggiai đoạn 1980-2010 và phát hiệntồn tại mối quan hệ tuyến tính giữaGDP và thâm hụt ngân sách. Ngoàira, Ahmad (2013) đã khảo sát mốiquan hệ giữa thâm hụt ngân sáchvà tăng trưởng kinh tế ở Pakistanvà kết luận rằng có tích cực nhưngvẫn không đáng kể.Risti & cộng sự (2013) cũngxem xét ảnh hưởng của thâm hụtngân sách lên tăng trưởng kinh tếở Romania, sử dụng dữ liệu chuỗithời gian từ 2000-2010 nhận đượckết quả hai biến này có mối quanhệ cùng chiều, tuy nhiên nếu mứcthâm hụt ngân sách này vượt 3%thì điều này mới xảy ra, còn nếudưới 1.5% thì lại là trung lập,20không ảnh hướng tới tăng trưởngkinh tế. Odhiambo et.al (2013)tìm hiểu mối quan hệ giữa thâmhụt tài chính và tăng trưởng kinhtế ở Kenya. Nghiên cứu kết luậnthâm hụt tài chính có thể giúp tăngtrưởng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: