Danh mục

Tác động của toàn cầu hóa lên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 893.32 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tác động của toàn cầu hóa lên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam" tập trung phân tích tác động của toàn cầu hóa lên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ năm 2005 đến năm 2014. Quá trình toàn cầu hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam diễn ra như một xu hướng tất yếu khách quan bởi những nguyên nhân kéo và nguyên nhân đẩy, đem lại những lợi ích cho nền kinh tế nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của toàn cầu hóa lên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA LÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM Th.S Nguyễn Thị Thu Hà Th.S Đặng Thị Minh Thủy Khoa Bảo hiểm - Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết tập trung phân tích tác động của toàn cầu hóa lên thị trường bảo hiểmnhân thọ Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ năm 2005 đến năm 2014. Quá trình toàncầu hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam diễn ra như một xu hướng tất yếukhách quan bởi những nguyên nhân kéo và nguyên nhân đẩy, đem lại những lợi íchcho nền kinh tế nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Tác giả phân tíchhoạt động của ba doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tiêu biểu bao gồm cảdoanh nghiệp trong nước và nước ngoài (Bảo Việt Nhân thọ, Prucdential vàManulife), từ đó đánh giá và đưa ra kết luận. Prudential có năng lực tốt hơn Bảo ViệtNhân Thọ (BVNT) thể hiện qua số vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, thị trường bảo hiểm vàdoanh thu phí. Tuy nhiên, BVNT có khả năng phát triển ngày càng tốt hơn dưới tácđộng của toàn cầu hóa. Từ khóa: bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểmnước ngoài, toàn cầu hóa Abstract The article focuses on analyzing the impact of globalization on life insurancemarket in Vietnam over the 10-year period from 2005 to 2014. Globalization processin life insurance market in Vietnam is an inevitable and objective trend due to pushfactors and pull factors, bringing numerous benefits to the economy in general and tolife insurance market in particular. The authors analyze activities of three life insurersincluding local firms and foreign firms (Bao Viet Nhan Tho, Prudential and Manulife)and then carry out evaluation and conclusion. Prudential has better capacity than BaoViet Nhan Tho (BVNT) in term of equity, total assets, market share and insurancepremium income. Meanwhile, BVNT shows greater potential for development thanks toglobalization’s influence. Key words: foreign insurance company, globalization, insurance company,life insurance 607 1. Toàn cầu hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ 1.1. Toàn cầu hóa - xu hướng tất yếu khách quan Ngày nay, khái niệm toàn cầu hóa được nhắc đến nhiều trong các phương tiệntruyền thông và nghiên cứu. Đây không còn là khái niệm mới và có nhiều định nghĩađược đưa ra để giải thích. Theo Sadhak (2005), toàn cầu hóa chỉ một nền kinh tế toàncầu hợp nhất. Định nghĩa này muốn nhấn mạnh vào bước chuyển động xuyên quốc giacủa hàng hóa, dịch vụ và nguồn lực (tài chính và con người), gây tác động đến hànghóa và nguồn nhân lực nội địa. Toàn cầu hóa góp phần tạo dựng một nền kinh tế thốngnhất trong đó thị trường được tạo ra bởi các dòng thương mại, hoạt động sản xuấtxuyên quốc gia, đầu tư tài chính, kéo theo sự chuyển dịch của nguồn vốn, công nghệ,lao động, hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn quốc tế. Archibugi andIammarino (2002) lại định nghĩa toàn cầu hóa không chỉ là hiện tượng đơn lẻ mà baogồm nhiều lực tác động. Trong đó toàn cầu hóa là sự tăng cường các mối quan hệ xãhội một cách rộng khắp, tạo mối liên kết với các vùng địa phương theo cách mà các sựviệc, hiện tượng xảy ra tại thị trường này được định hình bởi các sự kiện, hiện tượngxảy ra tại vùng miền khác hoặc ngược lại”. Bởi vậy, toàn cầu hóa có thể liên tưởng đếnsự phụ thuộc lẫn nhau và liên quan lẫn nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau. Sự tiến bộ về công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng dẫn tới toàn cầu hóa(Sadhak, 2005). Công nghệ thông tin tiên tiến tạo điều kiện tăng cường các hoạt độngthương mại và đầu tư, giúp tăng năng suất lao động và hoạt động chuyên môn hóađược thực hiện tốt hơn. Công nghệ thông tin cũng giúp giảm chi phí sản xuất và phânphối sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh xuyên quốc gia. Nói một cách khác,công nghệ giúp hình thành cái gọi là “làng toàn cầu” (global village) bởi “cái chết củakhoảng cách” (the death of distance). Ngoài ra, một số nhân tố khác tác động dẫn tớitoàn cầu hóa như sự mở rộng về hoạt động ngoại thương và chi phí giao dịch giảmmạnh trong giai đoạn hiện nay cũng thúc đẩy xu hướng toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa có thể mang lại nhiều lợi ích cho các nước. Cụ thể, nó tạo điềukiện tốt để quốc gia tăng trưởng kinh tế và thương mại. Ngoài ra, thông qua cáchoạt động đầu tư trưc tiếp FDI, doanh nghiệp trong nước có thể nhập khẩu đượcnhững công nghệ tiên tiến nhất, học hỏi được kinh nghiệm từ các doanh nghiệpquốc tế. Ngược lại, bên cạnh những ưu điểm, toàn cầu hóa cũng tạo ra một số tháchthức cho các quốc gia như nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: