Tác động của trình độ học vấn tới thu nhập trong ngành dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 261.36 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) 2014, bằng công cụ phân tích định lượng đánh giá tác động của trình độ học vấn đến thu nhập của người dân công tác trong ngành dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi số năm đi học tăng lên 1 năm thì thu nhập tăng thêm 5,9%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của trình độ học vấn tới thu nhập trong ngành dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ 11,Tr. Số101-108 4, 2017 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số 4,Tập 2017, TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN TỚI THU NHẬP TRONG NGÀNH DỊCH VỤ TẠI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ SỬ THỊ THU HẰNG1*, NGUYỄN TRÍ NHÂN2, TRƯƠNG THỊ NGỌC THUỂ2 1 Khoa Kinh tế - Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn. 2 Lớp Kinh tế đầu tư K37A, Khoa Kinh tế - Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài viết này sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) 2014, bằng công cụ phân tích định lượng đánh giá tác động của trình độ học vấn đến thu nhập của người dân công tác trong ngành dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi số năm đi học tăng lên 1 năm thì thu nhập tăng thêm 5,9%. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu cũng cho thấy ngoài biến số năm đi học thì thu nhập cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm và có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa những người giữ vị trí lãnh đạo, kỹ thuật cao, kỹ thuật trung và lao động có kỹ thuật về thu nhập. Bên cạnh đó những lao động ở thành phố Đà Nẵng cũng có sự khác biệt về thu nhập so với ở những tỉnh thành khác. Từ khóa: Học vấn, thu nhập, dịch vụ, Nam Trung Bộ. ABSTRACT The Impact of Education on Income in Service Sector in Vietnam South Central Region This article uses Vietnam Household Living Standard Survey (VHLSS) 2014, by using quantitative data analysis tool we assess the impact of education on the income of people working in the service sector in Vietnam South Central region. The result shows that when the number of years of schooling increases by one year, the income increases by 5.9%. In addition, the study model also shows that, in addition to the school year impact on income, income also depends on experience and gender difference between men and women, between those who are leaders, high-level experts, average-level experts and skilled laborers. Besides, the workers in Da Nang City also have different income compared to other provinces. Key words: Education, earning, service, South Central. 1. Đặt vấn đề Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của Việt Nam trong suốt quá trình đổi mới và phát triển. Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề và chất lượng cao là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên việc đi học nâng cao tay nghề đòi hỏi các cá nhân phải bỏ ra chi phí rất nhiều kể cả chi phí học tập và chi phí cơ hội trong quá trình đi học. Như vậy người lao động sẽ quyết định đi học nếu mức thu nhập trong tương lai của họ cao hơn. Điều này có nghĩa là thu nhập cao sẽ khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, học hỏi kĩ năng mới và nâng chất lượng nguồn nhân lực lên mức cao hơn. Qua các nghiên cứu thực tế, trình độ giáo dục càng cao thì lương sẽ tăng lên nhanh theo số năm làm việc. Việc nghiên cứu mối tác động của giáo dục tới tiền lương, thông qua mức sinh lợi Email: thuhang71183@gmail.com Ngày nhận bài: 10/4/2017; Ngày nhận đăng: 20/6/2017 * 101 Sử Thị Thu Hằng, Nguyễn Trí Nhân, Trương Thị Ngọc Thuể của giáo dục, là rất quan trọng trong các quá trình đưa ra chính sách về tiền lương cũng như là một bằng chứng về lợi ích của giáo dục đối với người đi học trong nền kinh tế thị trường. Nếu chính sách tiền lương hợp lí sẽ khuyến khích người lao động đầu tư đi học nâng cao tay nghề, điều này sẽ làm cho năng suất lao động của công nhân tăng lên khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, tại khu vực Nam Trung Bộ (bao gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận), ngành dịch vụ đang phát triển nhanh và có tiềm năng phát triển to lớn, nhất là du lịch. Ngành địch vụ ở khu vực Nam Trung Bộ đang được chú trọng đầu tư trong thời gian qua và nhân tố quan trọng nhất để phát triển đó là con người. Việc đưa ra các chính sách để khuyến khích đi học nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong ngành dịch vụ. Do đó việc nghiên cứu tác động của trình độ học vấn đến tiền lương đối với lao động trong lĩnh vực dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ là một vấn đề cần thiết để nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu. 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Theo lý thuyết kinh tế học cổ điển cho thấy mức lương được hình thành trên cơ sở cân bằng cung và cầu về lao động. Tiền lương cân bằng thị trường sẽ là mức tiền lương mà tại đó lượng cầu về lao động bằng với lượng cung về lao động. Trong đó cầu lao động phụ thuộc vào năng suất lao động của người lao động. Khi năng suất lao động ở mức cao tiền lương cũng sẽ được trả cao hơn. Theo lý thuyết về vốn con người thì để tăng năng suất lao động cần phải đầu tư vào con người. Becker (1993) cho thấy những sự đầu tư này bao gồm đào tạo phổ cập trong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc. Điều này có nghĩa là những cá nhân nào được đào tạo trong môi trường chuyên môn, được học tập nhiều hơn thì năng suất lao động sẽ cao hơn và do đó tiền lương cũng sẽ được trả cao hơn. Trên cơ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của trình độ học vấn tới thu nhập trong ngành dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ 11,Tr. Số101-108 4, 2017 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số 4,Tập 2017, TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN TỚI THU NHẬP TRONG NGÀNH DỊCH VỤ TẠI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ SỬ THỊ THU HẰNG1*, NGUYỄN TRÍ NHÂN2, TRƯƠNG THỊ NGỌC THUỂ2 1 Khoa Kinh tế - Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn. 2 Lớp Kinh tế đầu tư K37A, Khoa Kinh tế - Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài viết này sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) 2014, bằng công cụ phân tích định lượng đánh giá tác động của trình độ học vấn đến thu nhập của người dân công tác trong ngành dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi số năm đi học tăng lên 1 năm thì thu nhập tăng thêm 5,9%. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu cũng cho thấy ngoài biến số năm đi học thì thu nhập cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm và có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa những người giữ vị trí lãnh đạo, kỹ thuật cao, kỹ thuật trung và lao động có kỹ thuật về thu nhập. Bên cạnh đó những lao động ở thành phố Đà Nẵng cũng có sự khác biệt về thu nhập so với ở những tỉnh thành khác. Từ khóa: Học vấn, thu nhập, dịch vụ, Nam Trung Bộ. ABSTRACT The Impact of Education on Income in Service Sector in Vietnam South Central Region This article uses Vietnam Household Living Standard Survey (VHLSS) 2014, by using quantitative data analysis tool we assess the impact of education on the income of people working in the service sector in Vietnam South Central region. The result shows that when the number of years of schooling increases by one year, the income increases by 5.9%. In addition, the study model also shows that, in addition to the school year impact on income, income also depends on experience and gender difference between men and women, between those who are leaders, high-level experts, average-level experts and skilled laborers. Besides, the workers in Da Nang City also have different income compared to other provinces. Key words: Education, earning, service, South Central. 1. Đặt vấn đề Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của Việt Nam trong suốt quá trình đổi mới và phát triển. Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề và chất lượng cao là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên việc đi học nâng cao tay nghề đòi hỏi các cá nhân phải bỏ ra chi phí rất nhiều kể cả chi phí học tập và chi phí cơ hội trong quá trình đi học. Như vậy người lao động sẽ quyết định đi học nếu mức thu nhập trong tương lai của họ cao hơn. Điều này có nghĩa là thu nhập cao sẽ khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, học hỏi kĩ năng mới và nâng chất lượng nguồn nhân lực lên mức cao hơn. Qua các nghiên cứu thực tế, trình độ giáo dục càng cao thì lương sẽ tăng lên nhanh theo số năm làm việc. Việc nghiên cứu mối tác động của giáo dục tới tiền lương, thông qua mức sinh lợi Email: thuhang71183@gmail.com Ngày nhận bài: 10/4/2017; Ngày nhận đăng: 20/6/2017 * 101 Sử Thị Thu Hằng, Nguyễn Trí Nhân, Trương Thị Ngọc Thuể của giáo dục, là rất quan trọng trong các quá trình đưa ra chính sách về tiền lương cũng như là một bằng chứng về lợi ích của giáo dục đối với người đi học trong nền kinh tế thị trường. Nếu chính sách tiền lương hợp lí sẽ khuyến khích người lao động đầu tư đi học nâng cao tay nghề, điều này sẽ làm cho năng suất lao động của công nhân tăng lên khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, tại khu vực Nam Trung Bộ (bao gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận), ngành dịch vụ đang phát triển nhanh và có tiềm năng phát triển to lớn, nhất là du lịch. Ngành địch vụ ở khu vực Nam Trung Bộ đang được chú trọng đầu tư trong thời gian qua và nhân tố quan trọng nhất để phát triển đó là con người. Việc đưa ra các chính sách để khuyến khích đi học nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong ngành dịch vụ. Do đó việc nghiên cứu tác động của trình độ học vấn đến tiền lương đối với lao động trong lĩnh vực dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ là một vấn đề cần thiết để nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu. 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Theo lý thuyết kinh tế học cổ điển cho thấy mức lương được hình thành trên cơ sở cân bằng cung và cầu về lao động. Tiền lương cân bằng thị trường sẽ là mức tiền lương mà tại đó lượng cầu về lao động bằng với lượng cung về lao động. Trong đó cầu lao động phụ thuộc vào năng suất lao động của người lao động. Khi năng suất lao động ở mức cao tiền lương cũng sẽ được trả cao hơn. Theo lý thuyết về vốn con người thì để tăng năng suất lao động cần phải đầu tư vào con người. Becker (1993) cho thấy những sự đầu tư này bao gồm đào tạo phổ cập trong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc. Điều này có nghĩa là những cá nhân nào được đào tạo trong môi trường chuyên môn, được học tập nhiều hơn thì năng suất lao động sẽ cao hơn và do đó tiền lương cũng sẽ được trả cao hơn. Trên cơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Trình độ học vấn Thu nhập trong ngành dịch vụ Khu vực Nam Trung Bộ Mức độ thu nhập dịch vụTài liệu liên quan:
-
6 trang 307 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 273 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 222 0 0
-
8 trang 220 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 216 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 207 0 0 -
6 trang 207 0 0
-
9 trang 168 0 0