Danh mục

Tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.10 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch" nhằm mục đích phân tích sự tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch. Thông qua việc sử dụng lý thuyết nền TPB để đo lường thái độ, chuẩn mực xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, ý định hành vi và mức độ tương tác của người dùng trong các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook bằng việc khảo sát trực tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA NHÓM CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN FACEBOOK ĐẾN THÁI ĐỘ ỦNG HỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Vũ Thị Thanh Xuân*, Lâm Nhựt Hào Khoa Quản trị Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh, ThS. Bùi Trọng Tiến BảoTÓM TẮTNghiên cứu nhằm mục đích phân tích sự tác động của việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trênFacebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch. Thông qua việc sử dụng lý thuyết nền TPB để đo lườngthái độ, chuẩn mực xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, ý định hành vi và mức độ tương tác của ngườidùng trong các nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook bằng việc khảo sát trực tuyến. Kết quả khảosát cho thấy việc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook có ảnh hưởng đến thái độ ủng hộdu lịch của người dân. Từ việc phân tích vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp hợp lýnhằm nâng cao thái độ ủng hộ du lịch của người dân.Từ khóa: Cộng đồng địa phương trên Facebook, thái độ ủng hộ phát triển du lịch1. GIỚI THIỆU CHUNGDu lịch là động lực để phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia vì lợi ích kinh tế mang lại cũng như giảm tỷ lệnghèo đói (Tasci, Croes và Bartels Villanueva, 2014), tạo cơ hội việc làm (Lee, 2013) và gia tăng thunhập cho người dân (Mathew và Sreejesh, 2017). Người dân là một nhân tố đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển du lịch cộng đồng (Mihalic, 2016).Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành không gian mà người dân có thể dùng nó để trao đổi thôngtin về các vấn đề cộng đồng (Kou và cộng sự, 2017), đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc hìnhthành tri thức của người dân về phát triển du lịch (Bharati, Zhang và Chaudhury, 2015). Theo Nunkoovà cộng sự (2013), ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy người dân sử dụng phương tiện truyền thôngxã hội để bày tỏ ý kiến của họ về du lịch. Hầu hết người dân có nhận xét tích cực, chia sẻ thông tin và tựhào về địa phương khi giới thiệu với khách du lịch. Phương tiện truyền thông xã hội giúp cho người dânchia sẻ kiến thức và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch (Lévy, 1997), khi người dân sử dụng phươngtiện truyền thông xã hội, họ có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức và có nhận thức tốt về giá trị mà pháttriển du lịch mang lại (Nunkoo, 2016).Người dân tham gia vào hoạt động tương tác trong các nhóm trên Facebook được xem là phản ứng hànhvi của người dùng (Curran, Graham và Temple, 2011), biểu hiện cụ thể thông qua bài đăng, lượt thích,bình luận và chia sẻ. Mặc dù hiện nay, người dân bày tỏ ý kiến và trao đổi về phát triển du lịch trong cácnhóm cộng đồng địa phương trên Facebook khá phổ biến (Becken và cộng sự, 2017). Các nghiên cứu 1668trước đã chứng minh việc tiếp nhận và thể hiện thông điệp trong các trang mạng xã hội có tác động đếnthái độ và hành vi của người dân (Yoo, Yang và Cho, 2016), tuy nhiên có rất ít nghiên cứu cụ thể tậptrung nghiên cứu thái độ ủng hộ du lịch của người dân thông qua việc tham gia vào các nhóm cộng đồngđịa phương trên Facebook. Chính vì thế, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tác động củaviệc tham gia nhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ phát triển du lịch”.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận2.1.1 Phương tiện truyền thông xã hộiPhương tiện truyền thông xã hội là công cụ hỗ trợ chủ yếu cho sự tương tác của người dùng. Phương tiệntruyền thông xã hội được định nghĩa là nhóm các ứng dụng dựa trên Internet được xây dựng trên nềntảng tư tưởng và công nghệ của Web 2.0 và cho phép tạo và trao đổi nội dung do người dùng tạo (Kaplanvà Haenlein, 2010).2.1.2 Nhóm cộng đồng địa phương trên FacebookNhóm cộng đồng địa phương trên Facebook là nhóm mà trong đó có sự cam kết của một thành viên ở lạitrong nhóm và tương tác với các thành viên khác. Không chỉ là một cộng đồng mà nó có truyền thống,lịch sử và văn hóa. Các yếu tố này được xây dựng dựa trên thời gian và được thể hiện trong các hoạtđộng của nhóm (Berger và Luckmann, 1967). Ngoài việc tìm kiếm tài nguyên thì các nhóm cộng đồngtrực tuyến này còn định hướng cộng tác và “chia sẻ” (Prestridge, 2019), các mối quan hệ tương tác lẫnnhau trong một cuộc thảo luận trên Facebook nhằm vào chuyên môn của những người tham gia để thúcđẩy họ đóng góp, thảo luận và đồng thời tạo ra một không gian phục vụ cho các hoạt động hợp tác(Johnson và cộng sự, 2019).2.1.3 Thái độ ủng hộ phát triển du lịchTheo quan điểm lý thuyết giá trị kỳ vọng, thái độ là một cảm giác được hình thành từ sự đánh giá về giátrị mà đối phương mong đợi (Convington, 1984) do đó thái độ của người dân đối với du lịch là kết quảđược hình thành thông qua việc đánh giá về giá trị của du lịch (Woosnam và cộng sự, 2018) ảnh hưởngđến sự phát triển bền vững của địa phương.2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứuDựa vào cơ sở lý thuyết và dựa trên sự kế thừa từ những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan,nhóm tác giả đã chọn lọc và xây dựng mô hình nghiên cứu để phân tích sự tác động của việc tham gianhóm cộng đồng địa phương trên Facebook đến thái độ ủng hộ du lịch: 1669 Hình 1. Mô hình nghiên cứu3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1 Thống kê mô tảThực tế, nhóm tác giả đã tiến hành gửi 256 bảng câu hỏi đến các đối tượng có sử dụng mạng xã hộiFacebook để khảo sát. Khảo sát tiến hành trong vòng 2 tuần, sau đó, nhóm tác giả thu về được 256 bảngcâu hỏi. Nhóm tác giả đã tiến hành phân tích và xử lý số liệu trên 256 bảng câu hỏi hợp lệ.Trong 256 bảng câu hỏi hợp lệ, có đến 72,4% ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: