Tác động của yếu tố văn hoá xã hội đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất (thuộc) khoa ngoại ngữ, trường Đại học Quảng Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 298.41 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết dựa trên kết quả phát phiếu điều tra thực tế đối với 100 sinh viên Đại học K14 của khoa Ngoại ngữ, từ đó nêu ra các tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đến việc chọn ngành của sinh viên năm thứ nhất thuộc khoa Ngoại ngữ đồng thời cũng xem xét các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tiếng Anh của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của yếu tố văn hoá xã hội đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất (thuộc) khoa ngoại ngữ, trường Đại học Quảng Nam TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH VÀ VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT (THUỘC) KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Nguyễn Thị Minh Hạnh1 Tóm tắt: Trở thành sinh viên đại học là một bước tiến lớn đồng thời cũng đem đến nhiều thay đổi và thách thức lớn đối với người học. Quá trình chọn ngành của sinh viên cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố văn hóa xã hội đóng vai trò rất lớn. Bài viết dựa trên kết quả phát phiếu điều tra thực tế đối với 100 sinh viên Đại học K14 của khoa Ngoại ngữ, từ đó nêu ra các tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đến việc chọn ngành của sinh viên năm thứ nhất thuộc khoa Ngoại ngữ đồng thời cũng xem xét các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tiếng Anh của sinh viên. Trên cơ sở này, bài viết nêu ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên đạt hiệu quả học tập tốt hơn. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu xã hội về công việc là một trong những yếu tố quyết định đến việc chọn ngành của học sinh khi bước vào kỳ thi đại học. Tại Trường Đại học Quảng Nam trong những năm gần đây, số lượng sinh viên năm thứ nhất ngành tiếng Anh luôn ổn định và có chiều hướng tăng. Cụ thể, những năm đầu tuyển sinh (từ 2007 đến năm 2010), lớp Đại học tiếng Anh của trường chỉ có 01 lớp. Trong đó, có năm học chỉ tuyển được 01 lớp với số lượng dưới 30 sinh viên. Từ năm 2011 đến nay, hằng năm các khoá tuyển sinh đều được 02 lớp với số lượng trên 100 sinh viên, chưa kể các lớp cao đẳng cũng luôn ổn định và phát triển về số lượng. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy xu hướng ngành nghề có ưu thế quyết định đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên. Với ngành tiếng Anh, sinh viên năm nhất đã phải đối mặt với những môn kỹ năng mà trước đây họ chưa hề được cọ xát. Khả năng ngôn ngữ ở những kỹ năng này trong mỗi sinh viên có liên quan đến các yếu tố văn hoá xã hội. Vì vậy, để giúp cho việc học tiếng Anh của sinh viên được tốt hơn thì cần biết được những yếu tố văn hóa xã hội nào có ảnh hưởng đến khả năng học tập. Từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho người dạy và người học. 1 ThS, GV khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Quảng Nam NGUYỄN THỊ MINH HẠNH 2. Yếu tố văn hoá xã hội tác động đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất 2.1. Yếu tố văn hóa Quảng Nam vốn được xem là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, được xem là vùng đất mở từ thế kỷ 17. Đất và người Quảng Nam đã trải qua hơn 300 năm hình thành, phát triển trong quá trình tiếp biến văn hóa. Nơi đây là nơi giao lưu, hội tụ của rất nhiều nền văn hóa, mà thương cảng Hội An xưa là minh chứng rõ nhất cho quá trình tiếp biến văn hóa này. Rất nhiều thương thuyền của Trung Quốc, Nhật Bản và cư dân Tây phương đã đến Hội An để làm ăn sinh sống. Điều đó, đòi hỏi cư dân Hội An, cư dân Quảng Nam từ lâu đã hun đúc nên truyền thống trọng thị, mến khách, cởi mở, chia sẻ. Mà việc tiếp thu các ngôn ngữ đã trở thành yêu cầu tất yếu trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế. Cùng với nền văn hóa mở, tư duy mở, thì con người miền Trung nói chung, người Quảng Nam nói riêng trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với cuộc mưu sinh ở mảnh đất khắc nghiệt này đã hình thành nên chí khí kiên cường, chịu khó, chịu khổ để vươn lên, để tồn tại và hội nhập. Bởi vậy, đất miền Trung cũng như Quảng Nam luôn được xem là mảnh đất học, từ trong lịch sử đã xuất hiện những hiền tài kiệt xuất, những danh nhân nổi tiếng với các kiến thức Đông – Tây, kim – cổ. Có không ít những người ít có điều kiện học tập ngoại ngữ nhưng am hiểu rộng, sử dụng được nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Phạm Phú Thứ, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...Điều đó cũng là niềm tự hào, là động lực cho thế hệ trẻ ngày nay tiếp bước học tập. 2.2 . Yếu tố xã hội Trong tiến trình phát triển của đất nước, cũng như ở từng địa phương thì yêu cầu hội nhập gắn liền với đòi hỏi phải biết ngoại ngữ. Thực tế cho thấy, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đang là niềm khao khát của hầu hết sinh viên, học sinh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong giao tiếp thường ngày thì việc sử dụng tiếng Anh đang dần dần trở nên phổ biến. Tại Quảng Nam, nơi được xem là trung tâm du lịch lớn của đất nước và trên khu vực thì yêu cầu sử dụng tiếng Anh trở nên rất cần thiết và người biết sử dụng thành thạo tiếng Anh có lợi thế hơn hẳn về cơ hội việc làm sau khi ra trường, nhất là việc tiếp cận với các lĩnh vực có liên quan như du lịch, dịch vụ.... Tốc độ phát triển du lịch của Quảng Nam hiện nay cũng mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên học các ngành liên quan đến lĩnh vực này. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 10/9/2014, toàn tỉnh Quảng Nam có 235 cơ sở lưu trú du lịch với 5777 phòng. Trong đó có 135 khách sạn, với 5351 phòng ( có 4 khách sạn 5 sao 42 TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của yếu tố văn hoá xã hội đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất (thuộc) khoa ngoại ngữ, trường Đại học Quảng Nam TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH VÀ VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT (THUỘC) KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Nguyễn Thị Minh Hạnh1 Tóm tắt: Trở thành sinh viên đại học là một bước tiến lớn đồng thời cũng đem đến nhiều thay đổi và thách thức lớn đối với người học. Quá trình chọn ngành của sinh viên cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố văn hóa xã hội đóng vai trò rất lớn. Bài viết dựa trên kết quả phát phiếu điều tra thực tế đối với 100 sinh viên Đại học K14 của khoa Ngoại ngữ, từ đó nêu ra các tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đến việc chọn ngành của sinh viên năm thứ nhất thuộc khoa Ngoại ngữ đồng thời cũng xem xét các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tiếng Anh của sinh viên. Trên cơ sở này, bài viết nêu ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên đạt hiệu quả học tập tốt hơn. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu xã hội về công việc là một trong những yếu tố quyết định đến việc chọn ngành của học sinh khi bước vào kỳ thi đại học. Tại Trường Đại học Quảng Nam trong những năm gần đây, số lượng sinh viên năm thứ nhất ngành tiếng Anh luôn ổn định và có chiều hướng tăng. Cụ thể, những năm đầu tuyển sinh (từ 2007 đến năm 2010), lớp Đại học tiếng Anh của trường chỉ có 01 lớp. Trong đó, có năm học chỉ tuyển được 01 lớp với số lượng dưới 30 sinh viên. Từ năm 2011 đến nay, hằng năm các khoá tuyển sinh đều được 02 lớp với số lượng trên 100 sinh viên, chưa kể các lớp cao đẳng cũng luôn ổn định và phát triển về số lượng. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy xu hướng ngành nghề có ưu thế quyết định đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên. Với ngành tiếng Anh, sinh viên năm nhất đã phải đối mặt với những môn kỹ năng mà trước đây họ chưa hề được cọ xát. Khả năng ngôn ngữ ở những kỹ năng này trong mỗi sinh viên có liên quan đến các yếu tố văn hoá xã hội. Vì vậy, để giúp cho việc học tiếng Anh của sinh viên được tốt hơn thì cần biết được những yếu tố văn hóa xã hội nào có ảnh hưởng đến khả năng học tập. Từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho người dạy và người học. 1 ThS, GV khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Quảng Nam NGUYỄN THỊ MINH HẠNH 2. Yếu tố văn hoá xã hội tác động đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất 2.1. Yếu tố văn hóa Quảng Nam vốn được xem là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, được xem là vùng đất mở từ thế kỷ 17. Đất và người Quảng Nam đã trải qua hơn 300 năm hình thành, phát triển trong quá trình tiếp biến văn hóa. Nơi đây là nơi giao lưu, hội tụ của rất nhiều nền văn hóa, mà thương cảng Hội An xưa là minh chứng rõ nhất cho quá trình tiếp biến văn hóa này. Rất nhiều thương thuyền của Trung Quốc, Nhật Bản và cư dân Tây phương đã đến Hội An để làm ăn sinh sống. Điều đó, đòi hỏi cư dân Hội An, cư dân Quảng Nam từ lâu đã hun đúc nên truyền thống trọng thị, mến khách, cởi mở, chia sẻ. Mà việc tiếp thu các ngôn ngữ đã trở thành yêu cầu tất yếu trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế. Cùng với nền văn hóa mở, tư duy mở, thì con người miền Trung nói chung, người Quảng Nam nói riêng trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với cuộc mưu sinh ở mảnh đất khắc nghiệt này đã hình thành nên chí khí kiên cường, chịu khó, chịu khổ để vươn lên, để tồn tại và hội nhập. Bởi vậy, đất miền Trung cũng như Quảng Nam luôn được xem là mảnh đất học, từ trong lịch sử đã xuất hiện những hiền tài kiệt xuất, những danh nhân nổi tiếng với các kiến thức Đông – Tây, kim – cổ. Có không ít những người ít có điều kiện học tập ngoại ngữ nhưng am hiểu rộng, sử dụng được nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Phạm Phú Thứ, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...Điều đó cũng là niềm tự hào, là động lực cho thế hệ trẻ ngày nay tiếp bước học tập. 2.2 . Yếu tố xã hội Trong tiến trình phát triển của đất nước, cũng như ở từng địa phương thì yêu cầu hội nhập gắn liền với đòi hỏi phải biết ngoại ngữ. Thực tế cho thấy, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đang là niềm khao khát của hầu hết sinh viên, học sinh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong giao tiếp thường ngày thì việc sử dụng tiếng Anh đang dần dần trở nên phổ biến. Tại Quảng Nam, nơi được xem là trung tâm du lịch lớn của đất nước và trên khu vực thì yêu cầu sử dụng tiếng Anh trở nên rất cần thiết và người biết sử dụng thành thạo tiếng Anh có lợi thế hơn hẳn về cơ hội việc làm sau khi ra trường, nhất là việc tiếp cận với các lĩnh vực có liên quan như du lịch, dịch vụ.... Tốc độ phát triển du lịch của Quảng Nam hiện nay cũng mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên học các ngành liên quan đến lĩnh vực này. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 10/9/2014, toàn tỉnh Quảng Nam có 235 cơ sở lưu trú du lịch với 5777 phòng. Trong đó có 135 khách sạn, với 5351 phòng ( có 4 khách sạn 5 sao 42 TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Yếu tố văn hóa xã hội Lý do chọn ngành tiếng Anh Phương pháp dạy và học Yếu tố tác động chất lượng học Quá trình giảng dạy tiếng AnhTài liệu liên quan:
-
3 trang 101 0 0
-
Khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến giáo trình life của sinh viên không chuyên ngữ
11 trang 26 0 0 -
Những hạn chế trong phương pháp dạy và học môn viết tại khoa Ngoại ngữ trường Đại học mở TP.HCM
14 trang 23 0 0 -
Cách mạng Công nghiệp 4.0 và giáo dục nghề nghiệp
3 trang 20 0 0 -
Tầm quan trọng của chuyển đối số đối với giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay
6 trang 19 0 0 -
8 trang 18 0 0
-
Phát triển kỹ năng nghề nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
6 trang 17 0 0 -
Tương tác giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố văn hóa - xã hội trong sự phát triển hiện nay
7 trang 16 0 0 -
6 trang 15 0 0
-
5 trang 15 0 0