Danh mục

Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, thực tế tại Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.93 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày cuộc cách mạng công nghệ có những tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó ngành ngân hàng đã và đang chứng kiến những thay đổi căn bản trong phương thức kinh doanh, tương tác với khách hàng... Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần thiết phải thay đổi về mô thức kinh doanh, có sự chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh theo hướng số hóa. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, thực tế tại Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIACÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TÁC ĐỘNG CUỘC Cách mạng công nghiệp 4.0 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, THỰC TẾ TẠI Việt Nam VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ThS. Nguyễn Đình Dũng, ThS. Lại Thị Thanh Loan1 Trung tâm nghiên cứu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tóm tắt Thế giới đang chuyển mình trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như điện toán đám mây, công nghệ diđộng, Internet vạn vật (Internet of Things), Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội...đóng vai trò chủ đạo. Cuộc cách mạng này có những tác động sâu rộng đến mọi mặt củađời sống kinh tế xã hội, trong đó ngành ngân hàng đã và đang chứng kiến những thay đổicăn bản trong phương thức kinh doanh, tương tác với khách hàng... Điều này đòi hỏi cácngân hàng cần thiết phải thay đổi về mô thức kinh doanh, có sự chuyển đổi từ mô hìnhkinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh theo hướng số hóa. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, ngân hàng thương mại 1. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vựcngân hàng Ngành ngân hàng đang thay đổi với nhịp độ chưa từng thấy trong cuộc CMCN4.0. Tác động của công nghệ số được dự báo là sẽ tạo nên bức tranh hoàn toàn khác vềthị trường dịch vụ ngân hàng trong tương lai và điều này mang đến cả những cơ hội vàthách thức cho các ngân hàng đang hoạt động. 1.1. Thay đổi về phương thức phục vụ khách hàng Dưới sự tác động của công nghệ, kỳ vọng và hành vi khách hàng của ngân hàng đãvà đang có sự thay đổi quan trọng. Thứ nhất là thay đổi kỳ vọng của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Kỳvọng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, không chỉ ở chất lượng, tốc độvà độ tin cậy mà còn cần cả những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, khép kín và có tính khácbiệt. Nói cách khác, khách hàng đang yêu cầu các ngân hàng phải xây dựng “hệ sinh thái1 Email của tác giả: loanltt@bidv.com.vn 123Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIACÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNGsố ngân hàng” mà ở đó mọi nhu cầu của khách hàng đều được đáp ứng đồng bộ, tiện lợi,tiết kiệm và hoàn hảo như các “công ty nền” (như facebook, amazon...) đã thực hiện. Đápứng kỳ vọng này, ngành ngân hàng đang nhanh chóng chuyển đổi. Theo đánh giá của tácgiả, trong dài hạn, xu hướng phát triển sẽ tập trung vào: - Xây dựng giao diện trực quan, thuận tiện và theo xu hướng cung cấp qua các thiếtbị di động. - Phát triển sản phẩm theo hướng “cá nhân hóa” hay được may đo và phù hợp vớitừng khách hàng dựa trên cơ sở nhận diện khách hàng (Know Your Customer - KYC).Đặc biệt, xu hướng hiện nay là thực hiện eKYC (nhận diện khách hàng điện tử) thôngqua sinh trắc học như giọng nói, vân tay, khuôn mặt, mống mắt... - Chuẩn hóa sản phẩm nhằm xây dựng “ngân hàng mở”. Hiện nay, đã hình thành cáccộng đồng tiêu chuẩn hóa cho hoạt động công nghệ thông tin trong ngành ngân hàngnhư BIAN2, “Dự án ngân hàng mở” (openbankproject.com) hoặc “OpenID Connect”.Khách hàng có thể đồng thời truy cập đa ứng dụng hoặc nhiều nhà cung cấp để có thểquản lý tổng thể về các sản phẩm đầu tư và tài chính của họ tại nhiều nơi khác nhau.Đặc biệt, mô hình kinh doanh mở được nhận định sẽ thay thế dần mô hình kinh doanhtruyền thống, theo đó các ngân hàng phải chấp nhận và chủ động hợp tác với các đối tácnhằm cung cấp tốt nhất dịch vụ đến khách hàng, điều này tác động đến cả mô hình kinhdoanh B2B (business to business) và B2C (business to customer) của Ngân hàng. Ví dụ,ngân hàng sẽ chia sẻ liên kết với bên thứ ba (như Facebook, Google, các Fintech, nhàmạng, trang bán hàng online...). Theo đó, hệ thống dữ liệu của các ngân hàng về thôngtin cá nhân của khách hàng sẽ được cung cấp cho bên thứ ba trên cơ sở đồng ý của họnhằm tạo thuận lợi hơn trong giao dịch. Thứ hai là thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng đang ngày càngcởi mở, tin tưởng và ưa chuộng công nghệ hơn nhờ các đặc tính về tiết kiệm, nhanhchóng, tiện lợi và minh bạch. Các công nghệ mới, điển hình như Công nghệ không dâyvà thiết bị di động, Công nghệ các quầy tự phục vụ, Công nghệ sinh trắc học, Truyềnthông và truyền thông đa phương tiện, Các mạng xã hội, Công nghệ sử dụng/nhận dạnggiọng nói, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn..., đang được các ngân hàng tập trung pháttriển để thích ứng với những thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Trong khiđó, vai trò của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: