Danh mục

Tác động dòng vốn FDI đến tổng mức bán lẻ và hàng hóa dịch vụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 593.09 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI lên tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ theo dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2015. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy gia tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và thu hút dòng vốn đầu tư FDI trên địa bàn TP.HCM thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động dòng vốn FDI đến tổng mức bán lẻ và hàng hóa dịch vụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Nghiên Cứu & Trao Đổi Tác động dòng vốn FDI đến tổng mức bán lẻ và hàng hóa dịch vụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Phạm Duy Linh Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan Nhận bài: 12/08/2015 - Duyệt đăng: 15/10/2015 N ghiên cứu đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI lên tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ theo dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2015. Điểm nổi bật của nghiên cứu là sử dụng các phương pháp ước lượng như phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS (Ordinary Least Squares) và phương pháp bình phương tối thiểu tổng thể GLS (Generalised Least Squares) để đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI lên tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại TP.HCM với các biến kiểm soát như thu ngân sách địa phương, chi đầu tư, chi thường xuyên, chỉ số giá tiêu dùng, độ mở thương mại. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy gia tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và thu hút dòng vốn đầu tư FDI trên địa bàn TP.HCM thời gian tới. Từ khóa: FDI, tác động, mức bán lẻ, TP. Hồ Chí Minh. 1. Dẫn nhập Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới trong nhiều năm qua và là một chủ đề quan trọng đối với cả các quốc gia đang phát triển lẫn phát triển. FDI là một hình thức đầu tư cố định của hoạt động kinh doanh quốc tế xuyên biên giới được thực hiện hầu như bởi các tập đoàn đa quốc gia. Tác động tích cực của dòng vốn FDI ở nước tiếp nhận được kỳ vọng thông qua tích lũy vốn, chuyển giao kỹ thuật, nắm được các bí quyết công nghệ, năng lực sáng tạo và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, các quốc 84 gia, đặc biệt là các nước đang phát triển luôn luôn cố gắng điều chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để thu hút các dòng vốn FDI. Một số các nghiên cứu về dòng vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ như Manish Khare (2013) sử dụng phương pháp thống kê và mô tả thông qua phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh – điểm yếu của chính sách liên quan đến FDI) để xác định vai trò của dòng vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ; Sinha & Singhal (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI trong lĩnh vực bán lẻ và bảy yếu tố vĩ mô ở Ấn Độ với dữ liệu theo quý và kết quả cho thấy FDI trong lĩnh vực bán PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 lẻ có tác động ý nghĩa lên tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại và nguồn thu thuế và nhiều nghiên cứu khác cho thấy sự tác động của vốn FDI đến tổng mức hàng hóa và dịch vụ. TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm phát triển kinh tế năng động bậc nhất của VN. Với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, mức sống của người dân cao và mức độ hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh, mỗi năm TP.HCM thu hút một lượng lớn vốn đầu tư FDI từ các quốc gia trên thế giới. Rõ ràng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế thì dòng vốn FDI là một giải pháp tốt Nghiên Cứu & Trao Đổi cho VN nói chung và TP.HCM nói riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng của lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở một quốc gia hay khu vực còn khá hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu mang tính định lượng về tác động này ở một địa phương của VN gần như là chưa có. Có hay không tác động của dòng vốn FDI lên tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở TP.HCM và tác động này như thế nào là mục tiêu chính của nghiên cứu này. Nghiên cứu phân tích định lượng dựa trên các số liệu thứ cấp của TP.HCM trong giai đoạn từ 01/2011 đến 05/2015 nhằm cung cấp thêm các minh chứng cho tác động này. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp liên quan đến việc thu hút FDI và tác động của nó lên lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 2. Mối quan hệ giữa vốn FDI và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ Một số các nghiên cứu về dòng vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ như Manish Khare (2013) sử dụng phương pháp thống kê và mô tả thông qua phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh – điểm yếu của chính sách liên quan đến FDI) để xác định vai trò của dòng vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ và qua đó đề xuất các khuyến nghị về mặt vĩ mô cho chính phủ Ấn Độ để phát huy các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của dòng vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ. Sinha & Singhal (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI trong lĩnh vực bán lẻ và bảy yếu tố vĩ mô ở Ấn Độ trong giai đoạn 01/2000 đến 12/2012 với dữ liệu theo quý. Bảng 1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Tên biến Obs Mean Std. dev. Min Max Tổng mức bán lẻ Sale (tỷ VND/tháng) 53 47860.82 7526.283 34135 67573 Vốn đầu tư nước ngoài FDI (%) 53 13.55161 18.3734 .4802 62.892 Thu ngân sách địa phương BREV (%) 53 8.35544 6.332663 4.3329 38.1237 Chi đầu tư GINV (%) 53 3.284911 2.177995 .2959 12.670 Chi thường xuyên CEXP (%) 53 6.858561 7.071604 .04251 36.506 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 53 100.4762 .8235365 99.43 103.16 Độ mở thương mại OPEN (%) 53 198.5622 31.86466 135.525 262.222 Kết quả cho thấy FDI trong lĩnh vực bán lẻ có tác động ý nghĩa lên tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại và nguồn thu thuế. Dhanya & Ramachandran (2014) nghiên cứu về ảnh hưởng vốn FDI tới lĩnh vực bán lẻ tại Trung Quốc cũng kết luận nguồn vốn này có tác động tích cực tới người nông dân, các nhà bán lẻ nội địa, công nghệ và thị trường xuất khẩu, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Hồng (2012) nghiên cứu về vốn FDI vào lĩnh vực bán lẻ VN cũng nhận xét FDI có tác động làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy sản xuất trong nước, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu Dựa trên cách tiếp cận của Sinha & Singhal (2013), bài viết xây dựng mô hình để đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài lên tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của TPHCM như sau: Yt = α0 + β1Xt + β3Zt + εt (1) Trong đó εt ~ ...

Tài liệu được xem nhiều: