Danh mục

Tác động tạo lập và chuyển hướng của thương mại Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.18 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2016 để thấy được những chuyển biến sâu sắc trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam trước và sau khi chúng ta gia nhập WTO. Đồng thời bài viết cũng xác định những xu hướng quan trọng trong quan hệ xuất nhập khẩu với các đối tác chiến lược để có những chính sách phù hợp và kịp thời. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động tạo lập và chuyển hướng của thương mại Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO TÁC ĐỘNG TẠO LẬP VÀ CHUYỂN HƯỚNG CỦA THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU 10 NĂM GIA NHẬP WTO TRADE CREATION AND DIVERSION OF VIETNAM AFTER 10 YEARS JOINING WTO ThS. Ngô Hải Thanh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Sau 10 năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Bài viết dưới đây đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2016 để thấy được những chuyển biến sâu sắc trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam trước và sau khi chúng ta gia nhập WTO. Đồng thời bài viết cũng xác định những xu hướng quan trọng trong quan hệ xuất nhập khẩu với các đối tác chiến lược để có những chính sách phù hợp và kịp thời. Từ khóa: Thương mại, tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại Abstract: After 10 years being an official member of the World Trade Organization (WTO), Vietnam trade has changed significantly. This paper gives an overview of Vietnam trade in the period 2000-2016 to look at some significant changes in exports, imports and trade balance of Vietnam before and after joining WTO. The paper also identifies some important trends in export-import relations with strategic partners to have appropriate and timely policies. Keywords: Trade, trade creation, trade diversion 1. Cơ sở lý thuyết Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang là xu thế phổ biến hiện nay. Khi tham gia vào một FTA nào đó, nền kinh tế - xã hội các nước thành viên sẽ chịu nhiều tác động. Trong đó, tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết thương mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào. Theo Steven M.Saranovic (1998), tác động tạo lập thương mại sẽ xuất hiện khi một nước thành viên của FTA thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa nào đó có chi phí sản xuất cao bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên FTA, do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng hóa nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nước. Tác động tạo lập thương mại sẽ làm tăng phúc lợi xã hội của các nước thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tài nguyên sang tăng cường xây dựng đầu tư vào các ngành dựa trên những lợi thế so sánh. Tác động tạo lập thương mại sẽ giúp người tiêu dùng thu được nhiều lợi ích vì được mua hàng hóa với giá thấp hơn. Trong khi đó, ngân sách chính phủ sẽ giảm 893 sút do mất đi một phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu, các nhà sản xuất nội địa cũng sẽ giảm lợi nhuận do đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và thị phần bị chia sẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, tác động tạo lập thương mại vẫn giúp gia tăng phúc lợi quốc gia do thặng dư mà người tiêu dùng nhận được vẫn lớn hơn giá trị mất đi từ nguồn thuế của chính phủ và lợi nhuận của nhà sản xuất nội địa. Bên cạnh đó, Steven M.Saranovic (1998) cũng chỉ ra tác động chuyển hướng thương mại diễn ra khi các thành viên của FTA chuyển hướng nhập khẩu hàng hóa. Việc dỡ bỏ thuế quan giữa các nước thuộc một FTA sẽ khiến giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ các thành viên FTA thấp hơn giá nhập từ nước nằm ngoài FTA, do nước nhập khẩu vẫn duy trì một mức thuế quan cao đối với các nước không phải thành viên của FTA. Trong trường hợp này, các nước phi thành viên sẽ bị thiệt hại từ việc thành lập một FTA nào đó. Tác động chuyển hướng thương mại cũng tương tự như trong trường hợp của tạo lập thương mại, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng khi tổng lợi ích mà người tiêu dùng nhận được không bao hàm toàn bộ những mất mát mà doanh nghiệp nội địa cũng như chính phủ phải gánh chịu. Khi tham gia một FTA nào đó, quan hệ thương mại của các nước thành viên sẽ gia tăng nhờ tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại. Tổng hợp hai tác động này sẽ có hai trường hợp xảy ra: (1) nếu tổng giá trị mất đi do tác động chuyển hướng thương mại gây ra lớn hơn so với thặng dư do tác động tạo lập thương mại tạo ra thì phúc lợi quốc gia sẽ bị suy giảm và ngược lại, (2) quốc gia đó sẽ gia tăng được phúc lợi xã hội khi giá trị thặng dư do tác động tạo lập thương mại lớn hơn tổng giá trị bị mất của tác động chuyển hướng thương mại. Theo Mia Mikic và Jonh Jibert (2009), tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại của một nước trong quan hệ thương mại với các đối tác được thể hiện thông qua một vài chỉ số sau đây: Thứ nhất là chỉ số cường độ thương mại (Trade Intensity - TI). Chỉ số này thể hiện tầm quan trọng của việc giao thương giữa một nước với đối tác thương mại so với thương mại của nước đó với các nước còn lại trên thế giới. Chỉ số này càng cao cho thấy tác động tạo lập thương mại diễn ra càng mạnh, và điều đó chứng tỏ đối tác thương mại đó càng lớn và ngược lại, chỉ số càng thấp cho thấy xu hướng chuyển hướng thương mại và đối tác thương mại không còn quan trọng nữa. TI được tính theo công thức: . Trong đó, w và y là các quốc gia trên thế giới, s là tập hợp hai quốc gia có hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, d là nơi mà s có hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, X là tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu. Thứ hai là chỉ số bổ trợ thương mại (Trade Complementarity - TC). Đối với xuất khẩu, chỉ số này cho biết xuất khẩu của một nước có phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của đối tác thương mại hay không thông qua việc so sánh cơ cấu hàng xuất khẩu của nước đó với cơ cấu hàng nhập khẩu của đối tác mà không quan tâm đến quy mô thương mại của hai 894 nước. Còn đối với nhập khẩu, chỉ số này cho biết nhập khẩu của một nước từ các đối tác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: