Thông tin tài liệu:
Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu,Tên khoa học: Cornus cervi Parvum. Họ CervidaeMô tả:Lộc nhung là nhung (sừng non) của hươu đực (Lộc) [Cervus Nippon Temminck] hoặc con nai (Mê) [Cervus Unicolor Cuv.] được chế biến thành.Hai loại hươu và nai đều thuộc ngành động vật có xương sống (Vertebrata), lớp có vú (Mamalia), bộ Quốc chẵn (Arliodactyla), họ Hươu (Cervidae). Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm.Mặt ngoài phủ đầy lông tơ mầu nâu nhạt, trong chứa rất nhiều mạch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác dụng của Nhung hươu Tác dụng của Nhung hươu Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh,huyết suy, bụng có bướu máu, Tên khoa học: Cornus cervi Parvum. Họ Cervidae Mô tả: Lộc nhung là nhung (sừng non) của hươu đực (Lộc) [Cervus NipponTemminck] hoặc con nai (Mê) [Cervus Unicolor Cuv.] được chế biến thành. Hai loại hươu và nai đều thuộc ngành động vật có xương sống(Vertebrata), lớp có vú (Mamalia), bộ Quốc chẵn (Arliodactyla), họ Hươu(Cervidae). Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm. Mặt ngoài phủ đầy lông tơ mầu nâu nhạt, trong chứa rất nhiều mạchmáu. Sừng non mềm và sờ mịn như nhung (vì vậy gọi là Lộc nhung). Thu hái: Chỉ có hươu đực mới có sừng. Từ 2 tuổi trở đi, hươu nai đực bắt đầu có sừng nhưng phải từ 3 tuổi trở đisừng hoặc nhung mới tốt và mới thu hoạch được . Hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu nai cũ sẽ rụng đi và vào mùaxuân năm sau sẽ mọc lại sừng khác. * Có loại hươu nai cho 2 lần nhung 1 năm. Lần cắt nhung thứ nhất tiến hành 40 - 50 ngày sau tiết thanh minh(khoảng tháng 2-3 âm lịch). Lần thứ 2 khoảng 50 - 60 ngày sau lần cắt thứ nhất ( trước hoặc saungày lập thu - tháng 5-6). Phần dùng làm thuốc: Lộc non của sừng. Bào chế: + Dùng dây trói hươu, treo cao khỏi mặt đất. Dùng cưa, cưa thật nhanhvào gần sát đế sừng. Nhặt bỏ các chất bẩn bao quanh nhung đi, sau đó, lấy dâybuộc chặt phần đầu cưa lại. Cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3-4 lần , mỗi lần 15-20 phút, đếnkhi có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi lòng đỏ trứng gà luộc chín thì thôi. Thường khoảng 2-3 giờ. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Ngày hôm sau lạilàm như vậy. Sấy ở nhiệt độ 70-80oC trong vòng 2-3 giờ rồi lấy ra. Làm nhưvậy 2-3 lần cho thật khô là được (Trung Dược Đại Từ Điển). + Đốt cháy lông tơ, lấy mảnh thủy tinh cạo sạch rồi tẩm rượu nóng chomềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm. Nhung cắt được cần chếbiến ngay vì với máu và chất thịt để lâu có thể bị thối rữa và có giòi bọ. Đemcặp nhung ngâm vào rượu 1 đêm. Khi ngâm chú ý để chỗ cắt lên trên cho chất tốt trong nhung không rahết vào rượu. Hôm sau, rang cát cho vừa, đổ vào 1 cái ống, ở giữa để cặp nhung(để chỗ cắt lên phía trên). Khi cát nguội lại đổ ra thay cát mới rangvào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Làmnhư vậy cho đến khi sừng khô. Cất đi để dùng. Hoặc chỉ tẩm rượu vào nhungrồi sấy khô. Khô rồi lại tẩm rượu và lại sấy khô cho đến khi nhung khô kiệt làđược. Việc chế biến đòi hỏi khoảng 2-3 ngày. Một cặp nhung nặng 800g khikhô chỉ còn chừng 250g. Tuy nhiên khi chế biến nếu không cẩn thận nhung cóthể bị nứt, máu chảy ra hết, giá trị làm thuốc sẽ giảm (Những Cây Thuốc Và VịThuốc Việt Nam). + Hiện nay sau khi thu hoạch phòng khám chúng tôi bảo quản lạnh ởnhiệt độ -25 độ C chất lượng đảm bảo hơn các cánh chế biến như trên rất nhiều