Danh mục

Tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 501.50 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài hướng đến mục tiêu là đánh giá thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, tìm hiểu lịch sử tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua từ đó đánh giá về thành công và hạn chế, đề xuất những giải pháp cơ bản giúp chính phủ đẩy mạnh tiến độ thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và phát triển hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tăng cường vai trò của mình trong nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới TÁI CẤU TRÚC CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI RESTRUCTURING VIETNAMESE STATE-OWNED ENTERPRISES IN THE PROCESS OF GLOBAL ECONOMIC INTEGRATION TS. Nguyễn Hoàng – ThS. Đinh Thị Thu Hiền Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là một hoạt động thiết yếu, góp phần thúc đẩy quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, cụ thể là công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đã được khởi động hơn hai thập niên qua và đạt được những thành tựu đáng kể. Những thành tựu đó đã góp phần không nhỏ giúp Việt Nam có thế mạnh trong các cuộc đàm phán gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các Hiệp định kinh tế khu vực hay các hiệp định thương mại song phương. Tuy nhiên, những hạn chế của quá trình này đem lại cũng là những rào cản không nhỏ cho sự phát triển của một nền kinh tế tự do và cạnh tranh bình đẳng. Điều này chứng tỏ Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước không đơn thuần là việc thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước mà chính là sự thay đổi về cả mặt cơ cấu và tổ chức quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng. Đây cũng chính là nội dung mà tác giả phân tích và thảo luận chuyên sau trong bài viết này. Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc, cổ phần hóa, hội nhập, Việt Nam. Abstract Restructuring state-owned enterprises (SOE) accelerates a country to deeply take part in the global economic integration. This activity in Vietnam, namely SOE equitization started since more than two decades ago and achieved significant achievements that have contributed to facilitate the negotiations of Vietnam for participating into the international economic institutions, the regional economic agreements or bilateral trade agreements. However, this process involves some limitations that occur as significant barriers for the economy and market development. In fact, restructuring SOE is not merely equitization, but this is also a change in both the management structure and policies as well as business activities of Vietnamese enterprises. This is the main subject we discuss in this article. Key words: State-owned enterprises (SOE), restructuring, equitization, integration, Vietnam. 1. Mở đầu Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với yêu cầu đổi mới cơ cấu nền kinh tế với nhiệm vụ trọng tâm là tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước. Thực tiễn tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước đã diễn ra khắp nơi trên thế giới kể cả các nước phát triển, đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta. Các nước đi tiên phong trong lĩnh vực này phải kể đến các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp hay Nhật Bản. Các nước này đã sớm nhận ra 549 sự kém hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức kinh tế nhà nước. Sự sụp đổ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng tạo ra quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của nhiều quốc gia như Nga, Hungary, Bulgaria…ở Tây Âu và Trung Âu, Trung Quốc và Việt Nam ở Chấu Á. Nguyên nhân chính thuộc về năng lực cạnh tranh ngày càng yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và trở thành gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước khi đa phần đều thua lỗ và thiếu năng động cả về nguồn nhân lực, năng suất cũng như tiềm năng phát triển (Nellis, 2002). Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước ở nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế bao gồm việc thay đổi cơ chế quản lý mới cũng như cơ cấu sở hữu vốn mới. Sự đổi mới này xuất phát từ một thực tế được thừa nhận rằng muốn có một nền kinh tế năng động và nhiều lợi nhuận hơnđòi hỏi vai trò lớn từ khu vực tư nhân và sự tương tác của thị trường (Ngô Quang Minh, 2001). Mỗi quốc gia đặt kỳ vọng riêng cho quá trình tư nhân hóa tùy theo đặc điểm bối cảnh của mình, tuy nhiên, tất cả đều có một mục tiêu chung là phát huy hiệu quả kinh tế bằng cách thúc đẩy cạnh tranh, xác định lại vai trò của nhà nước và lĩnh vực công trong vận hành nền kinh tế, giảm bớt gánh nặng tài chính của ngân sách nhà nước, phát huy nguồn lực trong nước, huy động vốn đầu tư nước ngoài (Nguyễn Thường Lạng, 2016). Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới nói chung và sự phát triển của nền kinh tế nói riêng, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài đề tài “Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước Viêt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới”. Đề tài hướng đến mục tiêu cụ thể sau: đánh giá thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, tìm hiểu lịch sử tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua từ đó đánh giá về thành công và hạn chế, trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất những giải pháp cơ bản giúp chính phủ đẩy mạnh tiến độ thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và phát triển hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tăng cường vai trò của mình trong nền kinh tế. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Các nhà kinh tế học đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp nhà nước. Một cách khái quát. doanh nghiệp nhà nước là một doanh nghiệp được sở hữu một phần hoặc toàn bộ bởi chính phủ và hợp thức hóa hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế, và cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa công cộng cho xã hội. Các doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập đước thành lập dựa trên luật doanh nghiệp như đối với các loại doanh nghiệp khác, tuy nhiên do chính phủ kiểm soát và sở hữu các cổ phiểu, một phần hoặc toàn bộ (Bos, 1986). Tỷ lệ vốn nhà nước tối thiểu trong tổng số cổ phần được coi là điều kiện tiên quyết để mộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: