Danh mục

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: CẬN THỊ (Myopia - Myopie)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.32 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại cương Cận: gần Thị: thấy. Cận thị là chỉ nhìn thấy ở gần. Theo nguyên ngữ: Myopia thì My: mở một nửa, Opia: con mắt. Nghĩa là hé mở một nửa, mở lim dim. Trên thực tế người cận thị khi muốn nhìn xa thường phải nheo mắt, lấy mi hoặc bàn tay che bớt con ngươi để nhìn xa được rõ hơn. Theo quang học, Cận thị là 1 tật chiết xạ làm cho mắt chỉ thấy rõ vật gần trước mắt. Mắt cận thị chỉ có thể nhìn rõ khi sự vật được đưa lại gần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: CẬN THỊ (Myopia - Myopie) CẬN THỊ (Myopia - Myopie)Đại cươngCận: gần Thị: thấy. Cận thị là chỉ nhìn thấy ở gần.Theo nguyên ngữ: Myopia thì My: mở một nửa, Opia: con mắt. Nghĩa là hé mởmột nửa, mở lim dim. Trên thực tế người cận thị khi muốn nhìn xa thường phảinheo mắt, lấy mi hoặc bàn tay che bớt con ngươi để nhìn xa được rõ hơn.Theo quang học, Cận thị là 1 tật chiết xạ làm cho mắt chỉ thấy rõ vật gần trướcmắt.Mắt cận thị chỉ có thể nhìn rõ khi sự vật được đưa lại gần mắt để hình ảnh được hộitụ tại võng mạc. Điểm xa nhất mà mắt nhận thấy được rõ gọi là viễn điểm. Đối vớicận thị, viễn điểm ở 2 mét cách mắt độ cận thị sẽ là 1 Diôp (Diôp, đơn vị để đo sứcnhìn của mắt), ở 0,5m độ cận là 2 Diôp…Phân loại:Theo các sách chuyên sâu về mắt có 2 loại cận thị:1) Cận thị nhẹ :Dưới 6 diôp: đáy mắt không có tổn thương ở mạch võng mạc. Độ cận tăng dần từtuổi học đường đến trưởng thành, tuổi thành niên rồi cố định. Đeo kính phân kỳ thìthị lực trở lại bình thường. Nếu cận thị nhẹ diễn biến bình thường nơi người có sứckhỏe bình thường, độ cận sẽ không thay đổi cho đến lúc lớn tuổi, lúc đó lão thị sẽlàm giảm số Diôp, khi đọc sách có thể hạ số kính hoặc bỏ kính.2) Cận thị nặng (Cận thị bệnh):Trên 7 Diôp, dù đeo kính thị lực vẫn không đạt được mức bình thường, mắt trônglớn có vẻ như hơi lồi, đáy mắt có nhiều suy biến nơi mạch mạc và võng mạc.Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị.- Do Thủy tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình ảnh hiện lêntrước võng mô. Bình thường đường kính trước sau của nhãn cầu vào khoảng20mm, nơi người Cận thị đường kính đó gia tăng làm cho mắt dài quá khổ, hìnhảnh thu vào võng mạc bị khuếch tán gây ra mờ, không rõ.- Do không biết điều tiết mắt, bắt mắt làm việc (đọc sách, xem truyền hình…) quálâu gây mỏi cơ mắt, đọc sách ở nơi không đủ ánh sáng.- Theo YHCT do Thận và Can suy, Can khai khiếu ở mắt, Can lại tàng huyết, nếuhuyết không đủ đem lên nuôi dưỡng phần trên làm mắt sẽ suy kém. Thận sinh Can,nếu Thận Thủy suy kém không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can khôngkhai khiếu được ở mắt, mắt sẽ kém. Thường là do dương khí hư kém bên trong.Điều trị+ Kiện Tỳ, ích Thận, cố tinh, làm sáng mắt. Dùng bàiBổ Thận Từ Thạch Hoàn (10).Tang Phiêu Tiêu Phương (95).(Tang phiêu tiêu vào kinh Can, Thận để ích âm, sinh tinh, thu sáp; Phúc bồn tử vàokinh Can, Thận để ích Thận, cố tinh, bổ Can, làm sáng mắt; Thỏ ty tử tính khôngôn cũng không táo, để bình bổ âm dương, bổ Thận, dưỡng Can; Đảng sâm bổ trungích khí, kiện Tỳ, trợ vận; Bạch truật bổ Tỳ, táo thấp; Tiêu lục khúc tiêu thực, hòaVị; Sơn dược ích Phế Thận, bồi bổ cho hậu thiên. Các vị thuốc hợp lại có tác dụngkiện Tỳ, cố Thận, sáp tinh, bổ tiên thiên bất túc. Tinh huyết được nuôi dưỡng, thịlực sẽ tăng lên, nhìn xa được, có tác dụng tăng cường thị lực, nâng cao thị lực).+ Tư bổ Can Thận, hoạt huyết, thông khiếu, dùng bài Ngũ Tử Cận Thị Hoàn (68).CHÂM CỨU- Tinh minh, Phong trì, Thừa khấp, Hợp cốc (Châm Cứu Học Thượng Hải).Huyệt ở mắt khi châm vê nhẹ, châm từ từ làm cảm ứng khuếch tán đến nhãn cầu.Các huyệt khác kích thích vừa. Huyệt Phong trì tốt nhất là gây cảm ứng lan đếnmắt.- Thừa khấp, Tinh minh, Quang minh, Ngọc chẩm, Đầu Quang Minh, Cầu hậu, Ếminh, Kiện minh 4, Tăng minh 1, Tăng minh 2 (Châm Cứu Học HongKong).- Tư bổ Can, Thận, ích khí, làm sáng mắt. Châm bình bổ bình tả huyệt Tinh minh,Toàn trúc, Thừa khấp, Quang minh, Phong trì, Can du, Thận du (Tân Biên ChâmCứu Trị Liệu Học).(Tinh minh, Toàn trúc, Thừa khấp là các huyệt thường dùng trị bệnh về mắt, có tácdụng thanh Can, làm sáng mắt; Phong trì là huyệt hội của kinh thủ, túc Thiếudương với mạch Dương duy, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, dưỡng huyết, làmsáng mắt; Can du, Thận du hợp với Quang minh để ích khí, làm sáng mắt. Lấy việcđiều tiết mắt làm chính. Dùng huyêät gần phối hợp với huyệt ở xa. Lấy bối duhuyệt hợp với huyệt cục bộ làm chính).NHĨ CHÂM+ Chọn huyệt Mắt, Can, Thận. Kích thích vừa, lưu kim 30 phút. Cách ngày châmmột lần, 10 ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).Phối hợp:- Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ Diôp của mắt- Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng.- Không bắt mất làm việc quá lâu.- Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đìnhvới nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.- Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm chobệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi củamắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực.- Có thể dùng bài tập sau đây để giảm bớt và phòng ngừa cận thị.Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 - 5 giây, mở ra 3 - 5 giây. Tập 6 - 8 lần.Chớp mắt nhanh thật n ...

Tài liệu được xem nhiều: