Danh mục

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Dạ dày đau

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.84 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu bệnh học thực hành: dạ dày đau, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Dạ dày đau DẠ DÀY ĐAU (Gastralgia- Gastralgie)Đại cươngDạ dày đau là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị, trung tiêu.Dạ dày đau là triệu chứng chủ yếu của khá nhiều bịnh chứng của Dạ dày (Dạ dàyTá tràng viêm lóet, Dạ dày sa, Ung thư Dạ dày, Rối loạn thần kinh chi phối Dạdày...)Bịnh Danh+ Tâm thống (Thiên ‘Lục Nguyên Chính Kỷ Đại Luận ‘ TV 71)+ Vị Hoãn thống, Vị Uyển thống (Thiên ‘Kinh Mạch’ LK10)+ Vị Quản Thống ( Đan Khê Tâm Pháp)+ Tâm Hạ Thống (Y Học Chính Truyền)+ Vị Thống (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).Nguyên Nhân1- Do Bịnh Tà Phạm Vị (NKHTYT. Hải), Do ăn uống không tiết độ (NKHTYT.Đô):+ Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị+ Hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh, hàn tích ở trong làm cho Vị đau.+ Hoặc do Tỳ Vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau.+ Hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường. Aên nhiều thức ăn béo, ngọtsinh ra thấp nhiệt ở trong gây đau.+ Hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau.+ Cũng có thể do giun gây đau.2- Do Can Khí Phạm Vị (NKHTYT. Đô), Can Khí Uất Kết (NKHTYT. Hải).Do lo nghĩ uất ức làm tổn thương Can (Nộ thương Can), Can khí không sơ tiếtđược, phạm đến Vị, làm cho Can Vị không điều hòa, khí cơ bị uất trệ gây ra đau.Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa, hỏa uất làm tổn thương phần âm, dịch vị bị khôgây ra đau (đau ngày càng tăng hoặc đau liên miên).3 - Do Tỳ Vị Hư Hàn (NKHTYT. Hải), Tỳ Vị Hư Yếu (NKHTYT. Đô).Do lao động qúa sức, no đói thất thường khiến Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ dương bấttúc nên hàn phát sinh gây đau.Tuy phân ra làm 3 loại như trên nhưng các sách giáo khoa đều thống nhất nguyênnhân chủ yếu là do không thông (thống tắc bất thông - đau là do không thông)Chứng Trạng Lâm Sàng1- CAN KHÍ PHẠM VỊ (NKHTYT. Hải và T. Đô)a- Chứng: Bụng trên đầy trướng, vùng Thượng vị đau xuyên ra 2 bên hông, ợ hơi,ợ chua, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền.b- Biện chứng :Bụng trên đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bón là do Vị khí không thăng giángđược, nghịch lên trên.Bụng đau do Can và Tỳ bất hòa gây ra vì Can chủ sơ tiết, khi tình chí không đượcthư thái, Can khí bị uất kết, phạm (khắc) Vị (thổ).Hông và sườn liên hệ đến Can kinh (Can kinh vận hành qua đó), bịnh thuộc về khí,khí thường động, do đó, 2 hông sườn bị đau.Mạch Huyền là mạch của Can.Như vậy Dạ dày đau ở đây là do Can khí bị uất kết, Can khí phạm Vị gây ra.Điều trị:+ Sơ Can, lý khí (T. Hải)+ Sơ Can lý khí, hòa Vị, chỉ thống (T. Đô).Đều dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sài Hồ 8g, Bạch thược12g, Chích thảo 4g, Chỉ xác 8g, Hương phụ 8g, Xuyên khung 8g. Sắc ngày uống 1thang.(Đây là bài Tứ Nghịch Tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên khung, Hươngphụ (Trần Bì). Sài Hồ sơ Can, lý khí; Thêm Hương phụ để tăng tác dụng của SàiHồ; Phối hợp thêm Chỉ xác (thực) để thăng thanh giáng trọc; Thược dược ích âmhòa lý; Hợp với Chỉ xác có tác dụng sơ thông khí trệ; Chích thảo điều hòa trungkhí, cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân, hòa Can; Xuyên khung để hànhkhí, giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương phụ).- Sách ‘Trung Y Học Khái Luận ‘ dùng Tả Kim Hoàn hợp với Nhị Trần Thang+ Tả Kim Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Hoàng Liên (sao gừng) 240g, Ngô Thù Du(Tẩm nước muối sao) 40g. Tán bột, tưới nước làm hoàn.+ Nhị Trần Thang (Hoà Tể Cục Phương): Bán Hạ 8- 12g, Trần Bì 8- 12g, PhụcLinh 12g, CamThảo 4g. Sắc uống.(Hoàng Liên thanh nhiệt ở Vị làm quân để trị Can thực gây đau; Ngô Thù Du đểhành khí giải uất và dẫn nhiệt đi xuống, giáng nghịch khí; Bán Hạ để táo thấp hóađàm, hòa Vị; Trần Bì để lý khí, hóa đàm; Phục Linh kiện Tỳ lợi thấp; Cam thảohòa trung bổ Tỳ).- Sách ‘Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa dùng bài Kim Linh Tử Tán và TrầmHương Giáng Khí Tán.+ Kim Linh Tử Tán (Kinh Huệ Phương - Bảo Mệnh Tập): Kim Linh Tử (Hột sầuđâu, nấu với rượu, bỏ hột) 12g, Diên Hồ Sách (Sao với dấm) 4g. Sắc uống.(Kim Linh Tử sơ Can tiết nhiệt và giãi trừ uất nhiệt ở Can kinh, phối hợp với DiênHồ Sách có thể trị các chứng đau trên dưới, trong ngoài, khí trệ).+ Trầm Hương Giáng Khí Tán (Hòa Tễ Cục Phương): Trầm Hương (nghiền mịn,để riêng) 10g, Chích thảo (sao chung với Sa nhân) 20g, Sa nhân 30g, Hương phụ20g. Sắc uống.(Hương phụ lýkhí, giải uất; Sa nhân hòa Tỳ Vị; Chích thảo điều hòa trung khí;Trầm hương giáng khí, chỉ thống).- Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài Sơ Can Hòa Vị Pháp,Trị Can Khí Thông Mạch Hư Đắc Thực Sảo Hoãn Phương.+ Sơ Can Hòa Vị Pháp (Loại Cát Sinh Kinh Nghiệm Phương): Cam Tùng 6g, VịBì (da Nhím) 2g, Cam thảo 4g, Nước cốt gừng 5ml, Ngọa Lăng 6g, Cửu hươngtrùng 4g, Diên Hồ 2g, Trầm Hương 2g, Hương phụ (chế) 2g, Giáng hương 6g, TảKim Hoàn (Hoàng Liên + Ngô Thù Du) 4g. Sắc uống.(Cam Tùng, Hương phụ, Trầm Hương để lý khí; Diên Hồ để hoạt huyết; CửuHương Trùng để sơ thông khí trệ ở ngực bụng; Ngọa Lăng Tử để tiêu chất chu ...

Tài liệu được xem nhiều: