Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: ĐỘNG KINH
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 222.74 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giản Chứng - Epilepsie - Epileepsy. Đại Cương - Thuật ngữ “Động Kinh” dịch từ chữ Hy Lạp Epilepsia, có nghĩa là ‘nắm bắt’, ‘ngã tội lỗi’, ý nói cơn xẩy ra bất chợt, không biết trước, do thần linh điều khiển. - Từ thế kỷ 1, Arétée, Galien và sau đó là Jean K Fernel đã mô tả triệu chứng học của Động Kinh. - Năm 1580 Rolando mô tả động kinh cơn quay. - Cuối thế kỷ 20, Hughlings Jacksen (1874 - 1911) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về động kinh: Động kinh là 1...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: ĐỘNG KINH ĐỘNG KINH Giản Chứng - Epilepsie - Epileepsy. Đại Cương - Thuật ngữ “Động Kinh” dịch từ chữ Hy Lạp Epilepsia, có nghĩa là ‘nắm bắt’, ‘ngã tội lỗi’, ý nói cơn xẩy ra bất chợt, không biết trước, do thần linh điều khiển. - Từ thế kỷ 1, Arétée, Galien và sau đó là Jean K Fernel đã mô tả triệu chứng học của Động Kinh. - Năm 1580 Rolando mô tả động kinh cơn quay. - Cuối thế kỷ 20, Hughlings Jacksen (1874 - 1911) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về động kinh: Động kinh là 1 cơn kịch phát phóng điện đồng thời quá mức và tự duy trì của một quần thể Nơron trong chất xám của vỏ não. - Từ đời nhà Thanh (1644), Hà Mộng Giao trong sách ‘Y Biên’ đã mô tả khá rõ về cơn động kinh: ‘ Bịnh giản khi phát thì hôn mê, ngã lăn ra, răng cắn chặt, đờm dãi kéo lên sặc sụa, nặng thì chân tay run rẩy, co cứng, mắt trợn trừng, họng kêu như tiếng súc vật, khi hết cơn, người trở lại bình thường’. - Bịnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ rất nhỏ (vài tháng) đến người tuổi cao, nhưng động kinh thường khởi đầu ở tuổi trẻ (dưới 20 tuổi). - Là 1 bịnh phổ biến ở nhiều nước, khoảng 0,5-2% dân số hoặc có từ 1-5 người bị động kinh trên 1000 dân. Theo sách Tâm Thần học của Kecbicôp. - Cũng gọi là Điên Giản, Văn Chi, Dương Giản Phong. Phân Loại Tổ chức Y tế Thế Giới từ năm 1981 đã đưa ra bảng phân loại động kinh mà cho đến nay vẫn đang được dùng: 1- Phân loại theo cơn động kinh + Cơn động kinh cục bộ hoặc động kinh ổ: cơn cục bộ đơn thuần (cảm giác, vận động, thực vật, tâm thần), cơn cục bộ phức tạp (cơn tâm thần vận động hoặc cơn thùy thái dương), cơn cục bộ toàn hóa. + Cơn toàn bộ nguyên phát: cơn cứng giật (cơn lớn), cơn trương lực, cơn vắng ý thức không điển hình, cơn giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co gấp trẻ nhỏ. + Động kinh trạng thái: thể cứng giật dưới dạng vắng ý thức, cơn cục bộ liên tục Kejewnikev. + Thể hồi quy: tản phát, chu kỳ, phản xạ (giật cơ ánh sáng, cảm giác bản thể do âm nhạc, động kinh khi đọc). 2- Phân loại theo nguyên nhân. + Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại. + Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thương thực thể khu trú ở não. 3- Phân loại theo điện não đồ. + Loại cơn phóng điện cực phát, đồng thời, đối xứng, lan tỏa 2 bên, tương ứng với động kinh nguyên phát cơn lớn cơn nhỏ. + Loại cơn phóng điện khu trú 1 diện giới hạn vỏ não, có hoặc không lan tỏa đến các phần còn lại của não, tương ứng với 1 tập hợp các cơ, gọi là động kinh khu trú, động kinh ổ, động kinh cục bộ. - Sách ‘ Chẩn Đoán Tật Bịnh Châm Cứu Trị Liệu Khái Yếu’ chia chứng Giản thành 2 loại lớn là Dương giản và Aâm giản. Ngoài ra, dựa theo chứng trạng, đặc biệt là theo tiếng kêu phát ra khi lên cơn động kinh, sách này chia ra 5 loại, ứng với 5 tạng. 1- Mã giản: há miệng, lắc đầu, kêu như ngực hí (Tâm) 2- Ngưu giản: Mắt trợn ngược, bụng trướng, kêu như trâu rống (Tỳ) 3- Trư giản: Sùi bọt mép, tiếng kêu như heo (Thận) 4- Kê Giản: đầu lắc, thân người cong lên, kêu như gà (Can) 5- Dương giản: mắt trợn ngược, lưỡi thè ra, kêu như Dê (Phế) Nguyên Nhân a- Theo YHHĐ ( sách Bách Khoa Thư - Bịnh Học): 1- Do chấn thương sọ não: cơn động kinh đầu tiên thường xẩy ra trong vòng 5 năm sau chấn thương, rất hiếm gặp sau 10 năm. 2- Do u não: Theo Brissaud E thì 50% u não có động kinh. Phần lớn các u này ở trên lều. 3- Do tai biến mạch máu não: Theo Merritt H thì 15% xuất huyết não, 7% lấp mạch do xơ mỡ, 15% xuất huyết dưới màng nhện có động kinh. Theo Pertuiset thì 155/222 trường hợp dị dạng não có động kinh. 4- Do nhiễm khuẩn nội sọ: Theo Bonnal 26% các áp xe não có động kinh. Ngoài ra thường gặp động kinh ở giai đoạn cấp của não, màng não, bị nấm, động mạch não viêm tắc. - Do di truyền : Lennox (1975) điều tra trên 20.000 người có quan hệ họ hàng gần với người bịnh thấy có 4.231 ngưới bị động kinh vô căn. Trên 95 cặp sinh đôi dị hợp tử, tỉ lệ cả 2 bị động kinh là 14,5%. - Do các nguyên nhân khác: + Do rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết, hạ calci huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải. + Do các bịnh nội khoa: Tim suy, thận suy, Urê cao, ngộ độc các loại. + Do ấu trùng sán gạo heo khu trú vào não (nhất là ở VN). b- Nguyên nhân theo YHCT - Sách ‘ Lâm Chứng Chỉ Nam Y Aùn’ ghi:” Bịnh Giản hoặc do kinh sợ, hoặc do ăn uống không điều độ hoặc do khi còn ở trong thai đã bị động kinh làm cho tạng khí không bình thường, kinh mạch không điều hòa, biểu hiện bằng đờm tích, quyết khí nội phong, hôn mê. Khi khí thông thì tự khỏi”. - Sách Nội Khoa Học của Thượng Hải và Thành Đô đều cho là do kinh sợ, ăn uống không điều hòa làm cho tạng phủ bị rối loạn dẫn đến đờm bị tích tụ, nội phong gây ra bịnh. - Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa ghi: Bịnh do tiên thiên (ở trẻ nhỏ) hoặc thấy tụ lại ở Tỳ Vị thành đờm hoặc bị kinh sợ, Can uất không thông, dương bốc lên gây ra phong động, đàm che lấp thanh khiếu gây ra bịnh. - Sách Châm Cứu Học T ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: ĐỘNG KINH ĐỘNG KINH Giản Chứng - Epilepsie - Epileepsy. Đại Cương - Thuật ngữ “Động Kinh” dịch từ chữ Hy Lạp Epilepsia, có nghĩa là ‘nắm bắt’, ‘ngã tội lỗi’, ý nói cơn xẩy ra bất chợt, không biết trước, do thần linh điều khiển. - Từ thế kỷ 1, Arétée, Galien và sau đó là Jean K Fernel đã mô tả triệu chứng học của Động Kinh. - Năm 1580 Rolando mô tả động kinh cơn quay. - Cuối thế kỷ 20, Hughlings Jacksen (1874 - 1911) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về động kinh: Động kinh là 1 cơn kịch phát phóng điện đồng thời quá mức và tự duy trì của một quần thể Nơron trong chất xám của vỏ não. - Từ đời nhà Thanh (1644), Hà Mộng Giao trong sách ‘Y Biên’ đã mô tả khá rõ về cơn động kinh: ‘ Bịnh giản khi phát thì hôn mê, ngã lăn ra, răng cắn chặt, đờm dãi kéo lên sặc sụa, nặng thì chân tay run rẩy, co cứng, mắt trợn trừng, họng kêu như tiếng súc vật, khi hết cơn, người trở lại bình thường’. - Bịnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ rất nhỏ (vài tháng) đến người tuổi cao, nhưng động kinh thường khởi đầu ở tuổi trẻ (dưới 20 tuổi). - Là 1 bịnh phổ biến ở nhiều nước, khoảng 0,5-2% dân số hoặc có từ 1-5 người bị động kinh trên 1000 dân. Theo sách Tâm Thần học của Kecbicôp. - Cũng gọi là Điên Giản, Văn Chi, Dương Giản Phong. Phân Loại Tổ chức Y tế Thế Giới từ năm 1981 đã đưa ra bảng phân loại động kinh mà cho đến nay vẫn đang được dùng: 1- Phân loại theo cơn động kinh + Cơn động kinh cục bộ hoặc động kinh ổ: cơn cục bộ đơn thuần (cảm giác, vận động, thực vật, tâm thần), cơn cục bộ phức tạp (cơn tâm thần vận động hoặc cơn thùy thái dương), cơn cục bộ toàn hóa. + Cơn toàn bộ nguyên phát: cơn cứng giật (cơn lớn), cơn trương lực, cơn vắng ý thức không điển hình, cơn giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co gấp trẻ nhỏ. + Động kinh trạng thái: thể cứng giật dưới dạng vắng ý thức, cơn cục bộ liên tục Kejewnikev. + Thể hồi quy: tản phát, chu kỳ, phản xạ (giật cơ ánh sáng, cảm giác bản thể do âm nhạc, động kinh khi đọc). 2- Phân loại theo nguyên nhân. + Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại. + Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thương thực thể khu trú ở não. 3- Phân loại theo điện não đồ. + Loại cơn phóng điện cực phát, đồng thời, đối xứng, lan tỏa 2 bên, tương ứng với động kinh nguyên phát cơn lớn cơn nhỏ. + Loại cơn phóng điện khu trú 1 diện giới hạn vỏ não, có hoặc không lan tỏa đến các phần còn lại của não, tương ứng với 1 tập hợp các cơ, gọi là động kinh khu trú, động kinh ổ, động kinh cục bộ. - Sách ‘ Chẩn Đoán Tật Bịnh Châm Cứu Trị Liệu Khái Yếu’ chia chứng Giản thành 2 loại lớn là Dương giản và Aâm giản. Ngoài ra, dựa theo chứng trạng, đặc biệt là theo tiếng kêu phát ra khi lên cơn động kinh, sách này chia ra 5 loại, ứng với 5 tạng. 1- Mã giản: há miệng, lắc đầu, kêu như ngực hí (Tâm) 2- Ngưu giản: Mắt trợn ngược, bụng trướng, kêu như trâu rống (Tỳ) 3- Trư giản: Sùi bọt mép, tiếng kêu như heo (Thận) 4- Kê Giản: đầu lắc, thân người cong lên, kêu như gà (Can) 5- Dương giản: mắt trợn ngược, lưỡi thè ra, kêu như Dê (Phế) Nguyên Nhân a- Theo YHHĐ ( sách Bách Khoa Thư - Bịnh Học): 1- Do chấn thương sọ não: cơn động kinh đầu tiên thường xẩy ra trong vòng 5 năm sau chấn thương, rất hiếm gặp sau 10 năm. 2- Do u não: Theo Brissaud E thì 50% u não có động kinh. Phần lớn các u này ở trên lều. 3- Do tai biến mạch máu não: Theo Merritt H thì 15% xuất huyết não, 7% lấp mạch do xơ mỡ, 15% xuất huyết dưới màng nhện có động kinh. Theo Pertuiset thì 155/222 trường hợp dị dạng não có động kinh. 4- Do nhiễm khuẩn nội sọ: Theo Bonnal 26% các áp xe não có động kinh. Ngoài ra thường gặp động kinh ở giai đoạn cấp của não, màng não, bị nấm, động mạch não viêm tắc. - Do di truyền : Lennox (1975) điều tra trên 20.000 người có quan hệ họ hàng gần với người bịnh thấy có 4.231 ngưới bị động kinh vô căn. Trên 95 cặp sinh đôi dị hợp tử, tỉ lệ cả 2 bị động kinh là 14,5%. - Do các nguyên nhân khác: + Do rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết, hạ calci huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải. + Do các bịnh nội khoa: Tim suy, thận suy, Urê cao, ngộ độc các loại. + Do ấu trùng sán gạo heo khu trú vào não (nhất là ở VN). b- Nguyên nhân theo YHCT - Sách ‘ Lâm Chứng Chỉ Nam Y Aùn’ ghi:” Bịnh Giản hoặc do kinh sợ, hoặc do ăn uống không điều độ hoặc do khi còn ở trong thai đã bị động kinh làm cho tạng khí không bình thường, kinh mạch không điều hòa, biểu hiện bằng đờm tích, quyết khí nội phong, hôn mê. Khi khí thông thì tự khỏi”. - Sách Nội Khoa Học của Thượng Hải và Thành Đô đều cho là do kinh sợ, ăn uống không điều hòa làm cho tạng phủ bị rối loạn dẫn đến đờm bị tích tụ, nội phong gây ra bịnh. - Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa ghi: Bịnh do tiên thiên (ở trẻ nhỏ) hoặc thấy tụ lại ở Tỳ Vị thành đờm hoặc bị kinh sợ, Can uất không thông, dương bốc lên gây ra phong động, đàm che lấp thanh khiếu gây ra bịnh. - Sách Châm Cứu Học T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh học thực hành Dược vị giáo dục y học Giáo trình Giáo án Tài liệu y học Bài giảng Y học ngành y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 200 0 0 -
Giới thiệu môn học Ngôn ngữ lập trình C++
5 trang 181 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 166 0 0 -
Hình thành hệ thống điều khiển trình tự xử lý các toán tử trong một biểu thức logic
50 trang 155 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 152 0 0 -
38 trang 147 0 0
-
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIÁO TRÌNH
3 trang 144 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 142 1 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 141 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 140 0 0