Danh mục

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: HỒI HỘP ( Tâm Quý – Palpitation - Palpitation)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.69 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồi Hộp là một chứng trạng tự cảm thấy trong Tâm hồi hộp không yên, tục gọi là Tâm Khiêu. Sách Hồng Lô Điểm Tuyết viết: “Chứng Quý là chỉ vùng Tâm đột ngột rung động không yên, sợ sệt, trong Tâm trằn trọc không yên, sợ sệt như có người muốn bắt...”. Sách ‘Y Học Chính Truyền’ viết: "Chứng Kinh quý là chỉ đột ngột như sợ hãi, hồi hộp, trong Tâm không yên và có cơn từng lúc. Chứng Chinh xung là chỉ trong Tâm sợ sệt dao động không yên, có cơn liên tục"... Theo những quan...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: HỒI HỘP ( Tâm Quý – Palpitation - Palpitation) HỒI HỘP ( Tâm Quý – Palpitation - Palpitation)Hồi Hộp là một chứng trạng tự cảm thấy trong Tâm hồi hộp không yên, tục gọi làTâm Khiêu. Sách Hồng Lô Điểm Tuyết viết: “Chứng Quý là chỉ vùng Tâm độtngột rung động không yên, sợ sệt, trong Tâm trằn trọc không yên, sợ sệt như cóngười muốn bắt...”. Sách ‘Y Học Chính Truyền’ viết: Chứng Kinh quý là chỉ độtngột như sợ hãi, hồi hộp, trong Tâm không yên và có cơn từng lúc. Chứng Chinhxung là chỉ trong Tâm sợ sệt dao động không yên, có cơn liên tục...Theo những quan điểm trên, nhân tố gây bệnh có khi do sợ hãi gây nên, có khikhông do sợ hãi gây ra.Tâm hồi hộp lúc có lúc không, gọi là Kinh quý, bệnh tương đối nhẹ. Không do hãimà phát sinh, trong Tâm dao động không yên và cơn liên tục, gọi là Chinh xung,bệnh tình khá nặng. Nhưng chứng trạng lâm sàng, đều coi trong Tâm hồi hộpkhông yên là chính, gọi là Tâm quý.Các loại rối loạn thần kinh thực vật và các loại bệnh tim dẫn đến nhịp tim khôngđều trong y học hiện đại, đều có thể xuất hiện chứng trạng Tâm quý.Nguyên Nhân1 . Tâm Thần Không Yên: Sợ hãi đột ngột có thể dẫn đến tâm thần không yên.Thiên ‘Cử Thống Luận’ (Tố Vấn 39) viết: Kinh thì Tâm không nơi dựa, thầnkhông chốn về, lo lắng không được yên cho nên khí loạn và sợ thì khí nénxuống, sợ thì thần khiếp.Kinh thì khí loạn, thần chí không yên cho nên Tâm kinh, thần dao động, hồi hộpkhông yên. Sợ (khủng) thì thương Thận, Thận hư yếu không giao thông được vớiTâm khiến cho Tâm hồi hộp không yên.Ngoài ra, giận dữ đột ngột khí nghịch khiến cho Can mất chức năng điều đạt. BệnhCan liên lụy đến Tỳ, Tỳ mất chức năng vận hóa, thì tinh vi thủy cốc tụ lại thànhđờm. Khí uất lại có thể hóa hỏa, đờm hỏa quấy rối Tâm thần cũng dẫn đến Tâmquý không yên.2. Tâm Huyết Bất Túc: Bị bệnh lâu ngày thân thể suy yếu hoặc mất máu quá nhiều,hao thương tâm huyết; Hoặc tư lự quá độ, mệt nhọc làm thương Tỳ, Tỳ mất chứcnăng kiện vận làm cho nguồn tạo nên huyết dịch bất túc, Tâm mất sự nuôi dưỡng,thần không tiềm tàng cho nên Tâm hồi hộp không yên. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’viết: Chinh xung là do huyết hư, chinh xung liên tục, phần nhiều là do thiếuhuyết”.3. Âm Hư Hỏa Vượng: Mắc bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược hoặc do bệnh nhiệtlàm thương âm... đều có thể dẫn đến Thận âm khuy tổn, tâm hỏa vọng động gâynên Tâm hồi hộp không yên.4. Phong Thấp Xâm Phạm: thiên ‘Tý Luận’ (Tố Vấn 43) viết: Bị chứng Mạch týkhông khỏi lại bị nhiễm ngoại tà, ẩn náu trong Tâm và “Chứng Tâm tý làm chomạch máu không thông. Nói lên tà khí phong hàn thấp phạm huyết mạch ảnhhưởng tới Tâm ở trong, Tâm mạch bị nghẽn, doanh huyết vận hành không thôngcho nên hồi hộp không yên.5. Dương Khí Suy Nhược: Sau khi bị bệnh lâu ngày, dương khí suy không làm ấmáp Tâm mạch, Tâm dương không mạnh cho nên hồi hộp không yên. Nếu dương hưnước ứ đọng thành chứng ẩm, ẩm tà phạm lên trên cũng làm cho hồi hộp khôngyên. Sách ‘Thương Hàn Minh Lý Luận’ viết: Nói khí hư dương là dương khí hưnhược, dưới Tâm rỗng không động ở trong mà thành hồi hộp. Nếu ẩm ứ đọng là dothủy đọng ở dưới Tâm... Tâm không được yên sẽ thành Tâm quý.Triệu Chứng Lâm Sàng+ Tâm Thần Không Yên: Tiâm hồi hộp, dễ kinh sợ, nằm ngồi không yên, ít ngủhay mê, nói chung lưỡi và mạch bình thường hoặc mạch thấy Hư Sắc.Biện chứng: Hãi thì khí loạn, sợ thì khí hạ, đến nỗi Tâm không thể chứa thần, phátsinh chứng tim hồi hộp, ít ngủ hay mê. Mạch Hư Sắc là dấu hiệu tâm thần khôngyên. Bệnh nhẹ thì lúc phát lúc ngừng; Loại nặng thì Tâm sợ sệt, thần rối loạn, hồihộp không yên, không tự chủ được.Điều trị: Trấn kinh an thần. Dùng bài An Thần Định Chí Hoàn gia giảm.(Trong bài có Nhân sâm, Long xỉ để bổ khí trấn kinh; Phục thần, Viễn chí, Xươngbồ an thần hóa đờm làm thuốc hỗ trợ).Cũng có thể dùng các vị như Từ thạch, Mẫu lệ, Táo nhân, Bá tử nhân để trấn kinhan thần. Nếu Tâm hồi hộp mà phiền, ăn kém, muốn nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạchHoạt Sắc là bệnh kiêm có đờm nhiệt quấy rối ở trong, Vị mất chức năng hòa giáng,có thể thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự. Nếu sắc mặt kém tươi, mệt mỏi, chất lưỡinhạt, có thể luận trị theo thể Tâm huyết bất túc.2) Tâm Huyết Bất Túc: Tim hồi hộp, choáng váng, sắc mặt kém tươi, móng chântay nhạt, tay chân không có sức, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế.Biện chứng: Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt, huyết hư không nuôi đượcTâm gây nên chứng Tâm quý, không tưới nhuận lên đầu mặt gây ra chóng mặt vàsắc mặt không tươi. Huyết hư không làm ấm áp tay chân cho nên móng chân xanhnhợt, tay chân không có sức. Chất lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế... đều là dấu hiệu khíhuyết bất túc.Điều trị: Ích khí bổ huyết, dưỡng tâm an thần. Dùng bài Quy Tỳ Thang gia giảm.(Trong bài có Sâm, Kỳ, Truật, Thảo để ích khí kiện Tỳ, tăng cường nguồn sinh rahuyết; Đương quy, Long nhãn nhục để dưỡng huyết, Táo nhân, Viễn chí để anthần, Mộc hương hành khí, khiến cho bổ mà không bị ...

Tài liệu được xem nhiều: