Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: HUNG HIẾP THỐNG
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 196.00 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hung hiếp thống là chứng trạng tự cảm thấy. Hung thống là chỉ chứng trạng đau vùng ngực, bao gồm vị trí hai tạng Tâm Phế ở Thượng tiêu. Hiếp thống là chỉ chứng đau ở một hoặc hai bên sườn, có liên quan đến Can, Đởm. Chứng Chân tâm thống mà sách Linh Khu đề cập đến là chứng Hung thống nặng. Khi chân tâm thống có cơn đau nặng, tuy phần nhiều xuất hiện tình trạng dương khí suy vi, nhưng quá trình phát sinh, phát triển, biểu hiện không giống nhau. Chứng Hung tý giới thiệu trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: HUNG HIẾP THỐNG HUNG HIẾP THỐNG Hung hiếp thống là chứng trạng tự cảm thấy. Hung thống là chỉ chứng trạng đau vùng ngực, bao gồm vị trí hai tạng Tâm Phế ở Thượng tiêu. Hiếp thống là chỉ chứng đau ở một hoặc hai bên sườn, có liên quan đến Can, Đởm. Chứng Chân tâm thống mà sách Linh Khu đề cập đến là chứng Hung thống nặng. Khi chân tâm thống có cơn đau nặng, tuy phần nhiều xuất hiện tình trạng dương khí suy vi, nhưng quá trình phát sinh, phát triển, biểu hiện không giống nhau. Chứng Hung tý giới thiệu trong sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’, loại nhẹ thuộc chứng ngực đầy ngày nay, loại nặng là chỉ chứng Hung thống ngày nay, những bàn luận đó lại nghiêng về hung dương bất túc, âm hàn ngăn trở, chứ không bao quát tất cả các loại Hung thống. Phân tích theo lý luận y học cổ truyền, Hung thống và Hiếp thống tuy vị trí khác nhau, nhưng nguyên nhân, bệnh lý và trị liệu lại có chỗ thông với nhau. Do đó, đem Hung thống, Hiếp thống bao quát cả Hung tý và Chân tâm thống cùng thảo luận chung. Trong lâm sàng, các chứng Phế viêm, Hung mạc viêm, đau thần kinh liên sườn, Viêm túi mật, giun chui ống mật, sỏi mật, viêm gan,, sơ vữa động mạch v.v.. triệu chứng xuất hiện ở mức độ kh.ác nhau đều nằm trong phạm vi Hung Hiếp Thống. Nguyên Nhân Hung ở thượng tiêu, bên trong Tâm Phế; Hiếp ở hai bên, nơi ở của Can, Đởm. Vì vậy, Hung hiếp thống có quan hệ chặt chẽ với Tâm, Phế, Can, Đởm, Tâm chủ huyết mạch, Phế chủ túc giáng, Can Đởm coi về sơ tiết; cho nên, nguyên nhân nào dẫn đến Can Phế thăng giáng mất bình thường, sơ tiết không lợi, mạch lực không thông, ứ huyết ngưng trệ, dương khí trong hung tê nghẽn hoặc kinh mạch không được nuôi dưỡng, đều gây nên Hung thống. Hung Hiếp thống có thể chia ra hai loại Hư và Thực. Thực chứng lại chia ra khí trệ, huyết ứ, phong nhiệt vít lấp Phế, Can đởm thấp nhiệt. Hư chứng lại chia ra âm hư, Dương hư. Lâm sàng gặp thực chứng nhiều hơn. 1. Khí Trệ: thường do tình chí tổn thương, Can khí uất kết, Phế mất sự túc giáng. Cho nên thường do nhân tố tinh thần gây nên hoặc bệnh nặng thêm. Nhưng ăn uống quá no, cũng ảnh hưởng tới chuyển vận khí cơ, mà phát sinh khí trệ. 2. Huyết Ứ: Khí là soái của Huyết. Khí trệ kéo dài, huyết khó trôi chảy, mạch lạc mất điều hòa thì sinh ra huyết ứ. Cho nên khí trệ và huyết ứ đồng thời tồn tại và xuất hiện. Nói chung, bệnh mới mắc ở khí, phần nhiều là khí trệ. Bệnh mắc lâu ở huyết, thường là huyết ứ. 3. Phong Nhiệt Ủng Tắc Ở Phế: Ngoại cảm tà khí phong nhiệt, bế tắc khí cơ, tà nhiệt tích chứa tổn thương Phế lạc thường dẫn đến hung hiếp thống. Tổn thương huyết lạc thì hung thống mà ho ra máu; Nhiệt độc uất kết thành nhọt thì ho mửa ra đờm có mùi tanh. Nếu sau khi cảm ngoại tà, biểu hiện đau sườn nghiêm trọng, là do phong tà làm tổn thương Phế, khí cơ không giáng xuống do đó dẫn đến Can khí hoành nghịch; mạch lạc Can Đởm mất điều hòa hoặc Phế khí không phân bố đều khắp, thủy ẩm đọng lại ở dưới sườn, sẽ biểu hiện Hiếp thống. 4. Can Đởm Thấp Nhiệt: Lạc mạch của Can rải ra ở dưới sườn, Đởm mạch men theo cạnh sườn; nếu trung tiêu có tà khí thấp nhiệt, uất kết ở Can Đởm làm Can Đởm mất điều đạt và sơ tiết cũng gây nên Hiếp thống. 5. Hung Dương Tắc Nghẽn: Dương khí bất túc, cũng phát sinh Hung thống. Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Gây nên Hung tý là do dương hư, vì dương hư mà âm lấn lên”. Nói lên, dương hư là gốc bệnh. Hàn tà lấn lên chỗ bất túc của dương khí mà xâm phạm vùng ngực, làm tắc nghẽn mạch lạc gây nên chứng Hung tý. Cũng có thể do nghiện rượu, ăn béo ngọt nhiều, tổn hại công năng vận hóa của Tỳ Vị, tích chứa thành đờm, nghẽn trệ Hung dương gây ra chứng Hung tý. 6- Âm Hư Nội Nhiệt: Can mạch tỏa ra ở sườn, bệnh Can lâu ngày không khỏi, Can âm suy kém, nội nhiệt khuấy động, lạc mạch mất sự nuôi dưỡng cũng dẫn đến Hiếp thống. Triệu Chứng Lâm Sàng Hung hiếp thống trước hết phải chia Hư, Thực. Lâm sàng thường gặp thực chứng nhiều hơn hư chứng. Hung hiếp thống thuộc Thực chứng phần nhiều thấy ở loại khí trệ và huyết ứ. Đặc điểm biện chứng Khí trệ và Huyết ứ là: Khí trệ thường kèm theo các chứng trạng ngực khó chịu, khí trướng (nữ giới thấy bầu vú căng tức) và ợ hơi. Huyết ứ thường kèm theo chứng trạng sắc mặt tối trệ, môi miệng tím tái hoặc có nốt ứ huyết. Hung hiếp thống thuộc Hư chứng lấy chứng Hung dương tê nghẽn làm loại hình trọng yếu. Vì tê nghẽn cực độ, dẫn đến các hiện tượng nguy hiểm như mặt trắng nhợt, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, móng chân tay xanh tím do dương khí suy bại. Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau: 1- Khí Trệ: Ngực sườn trướng đau, chủ yếu là đau sườn, đau xiên nhói không cố định, thường lên cơn đau khi tình chí bị xúc động, ngực khó chịu, ăn kém, ợ hơi, mạch Huyền. Biện chứng: Can khí uất kết, Phế mất sự túc giáng cho nên ngực sườn trướng đau mà chủ yếu là đau sườn. Đau xiên nhói không cố định là đặc điểm đau do khí trệ. Biến đổi tình tự có quan hệ chặt chẽ với sự uất kết của khí cơ, cho nên cơn đau có liên quan tới xúc động tình tự. Ca ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: HUNG HIẾP THỐNG HUNG HIẾP THỐNG Hung hiếp thống là chứng trạng tự cảm thấy. Hung thống là chỉ chứng trạng đau vùng ngực, bao gồm vị trí hai tạng Tâm Phế ở Thượng tiêu. Hiếp thống là chỉ chứng đau ở một hoặc hai bên sườn, có liên quan đến Can, Đởm. Chứng Chân tâm thống mà sách Linh Khu đề cập đến là chứng Hung thống nặng. Khi chân tâm thống có cơn đau nặng, tuy phần nhiều xuất hiện tình trạng dương khí suy vi, nhưng quá trình phát sinh, phát triển, biểu hiện không giống nhau. Chứng Hung tý giới thiệu trong sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’, loại nhẹ thuộc chứng ngực đầy ngày nay, loại nặng là chỉ chứng Hung thống ngày nay, những bàn luận đó lại nghiêng về hung dương bất túc, âm hàn ngăn trở, chứ không bao quát tất cả các loại Hung thống. Phân tích theo lý luận y học cổ truyền, Hung thống và Hiếp thống tuy vị trí khác nhau, nhưng nguyên nhân, bệnh lý và trị liệu lại có chỗ thông với nhau. Do đó, đem Hung thống, Hiếp thống bao quát cả Hung tý và Chân tâm thống cùng thảo luận chung. Trong lâm sàng, các chứng Phế viêm, Hung mạc viêm, đau thần kinh liên sườn, Viêm túi mật, giun chui ống mật, sỏi mật, viêm gan,, sơ vữa động mạch v.v.. triệu chứng xuất hiện ở mức độ kh.ác nhau đều nằm trong phạm vi Hung Hiếp Thống. Nguyên Nhân Hung ở thượng tiêu, bên trong Tâm Phế; Hiếp ở hai bên, nơi ở của Can, Đởm. Vì vậy, Hung hiếp thống có quan hệ chặt chẽ với Tâm, Phế, Can, Đởm, Tâm chủ huyết mạch, Phế chủ túc giáng, Can Đởm coi về sơ tiết; cho nên, nguyên nhân nào dẫn đến Can Phế thăng giáng mất bình thường, sơ tiết không lợi, mạch lực không thông, ứ huyết ngưng trệ, dương khí trong hung tê nghẽn hoặc kinh mạch không được nuôi dưỡng, đều gây nên Hung thống. Hung Hiếp thống có thể chia ra hai loại Hư và Thực. Thực chứng lại chia ra khí trệ, huyết ứ, phong nhiệt vít lấp Phế, Can đởm thấp nhiệt. Hư chứng lại chia ra âm hư, Dương hư. Lâm sàng gặp thực chứng nhiều hơn. 1. Khí Trệ: thường do tình chí tổn thương, Can khí uất kết, Phế mất sự túc giáng. Cho nên thường do nhân tố tinh thần gây nên hoặc bệnh nặng thêm. Nhưng ăn uống quá no, cũng ảnh hưởng tới chuyển vận khí cơ, mà phát sinh khí trệ. 2. Huyết Ứ: Khí là soái của Huyết. Khí trệ kéo dài, huyết khó trôi chảy, mạch lạc mất điều hòa thì sinh ra huyết ứ. Cho nên khí trệ và huyết ứ đồng thời tồn tại và xuất hiện. Nói chung, bệnh mới mắc ở khí, phần nhiều là khí trệ. Bệnh mắc lâu ở huyết, thường là huyết ứ. 3. Phong Nhiệt Ủng Tắc Ở Phế: Ngoại cảm tà khí phong nhiệt, bế tắc khí cơ, tà nhiệt tích chứa tổn thương Phế lạc thường dẫn đến hung hiếp thống. Tổn thương huyết lạc thì hung thống mà ho ra máu; Nhiệt độc uất kết thành nhọt thì ho mửa ra đờm có mùi tanh. Nếu sau khi cảm ngoại tà, biểu hiện đau sườn nghiêm trọng, là do phong tà làm tổn thương Phế, khí cơ không giáng xuống do đó dẫn đến Can khí hoành nghịch; mạch lạc Can Đởm mất điều hòa hoặc Phế khí không phân bố đều khắp, thủy ẩm đọng lại ở dưới sườn, sẽ biểu hiện Hiếp thống. 4. Can Đởm Thấp Nhiệt: Lạc mạch của Can rải ra ở dưới sườn, Đởm mạch men theo cạnh sườn; nếu trung tiêu có tà khí thấp nhiệt, uất kết ở Can Đởm làm Can Đởm mất điều đạt và sơ tiết cũng gây nên Hiếp thống. 5. Hung Dương Tắc Nghẽn: Dương khí bất túc, cũng phát sinh Hung thống. Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Gây nên Hung tý là do dương hư, vì dương hư mà âm lấn lên”. Nói lên, dương hư là gốc bệnh. Hàn tà lấn lên chỗ bất túc của dương khí mà xâm phạm vùng ngực, làm tắc nghẽn mạch lạc gây nên chứng Hung tý. Cũng có thể do nghiện rượu, ăn béo ngọt nhiều, tổn hại công năng vận hóa của Tỳ Vị, tích chứa thành đờm, nghẽn trệ Hung dương gây ra chứng Hung tý. 6- Âm Hư Nội Nhiệt: Can mạch tỏa ra ở sườn, bệnh Can lâu ngày không khỏi, Can âm suy kém, nội nhiệt khuấy động, lạc mạch mất sự nuôi dưỡng cũng dẫn đến Hiếp thống. Triệu Chứng Lâm Sàng Hung hiếp thống trước hết phải chia Hư, Thực. Lâm sàng thường gặp thực chứng nhiều hơn hư chứng. Hung hiếp thống thuộc Thực chứng phần nhiều thấy ở loại khí trệ và huyết ứ. Đặc điểm biện chứng Khí trệ và Huyết ứ là: Khí trệ thường kèm theo các chứng trạng ngực khó chịu, khí trướng (nữ giới thấy bầu vú căng tức) và ợ hơi. Huyết ứ thường kèm theo chứng trạng sắc mặt tối trệ, môi miệng tím tái hoặc có nốt ứ huyết. Hung hiếp thống thuộc Hư chứng lấy chứng Hung dương tê nghẽn làm loại hình trọng yếu. Vì tê nghẽn cực độ, dẫn đến các hiện tượng nguy hiểm như mặt trắng nhợt, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, móng chân tay xanh tím do dương khí suy bại. Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau: 1- Khí Trệ: Ngực sườn trướng đau, chủ yếu là đau sườn, đau xiên nhói không cố định, thường lên cơn đau khi tình chí bị xúc động, ngực khó chịu, ăn kém, ợ hơi, mạch Huyền. Biện chứng: Can khí uất kết, Phế mất sự túc giáng cho nên ngực sườn trướng đau mà chủ yếu là đau sườn. Đau xiên nhói không cố định là đặc điểm đau do khí trệ. Biến đổi tình tự có quan hệ chặt chẽ với sự uất kết của khí cơ, cho nên cơn đau có liên quan tới xúc động tình tự. Ca ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh học thực hành Dược vị giáo dục y học Giáo trình Giáo án Tài liệu y học Bài giảng Y học ngành y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 203 0 0 -
Giới thiệu môn học Ngôn ngữ lập trình C++
5 trang 181 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 168 0 0 -
Hình thành hệ thống điều khiển trình tự xử lý các toán tử trong một biểu thức logic
50 trang 157 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 153 0 0 -
38 trang 150 0 0
-
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIÁO TRÌNH
3 trang 146 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 144 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 143 1 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 143 0 0