Danh mục

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: LOA LỊCH

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại Cương Là bệnh Lao hạch ở cổ, đặc điểm của bệnh là có nhiều hạch nổi lên thành chuỗi ở cổ, phía dưới tai, xuống hàm, vòng lên giáp tai phía bên kia, giống như cái nhạc ngựa, vì vậy gọi là Tràng Nhạc. Đông y cho rằng vị trí bệnh thuộc Can, Đởm. Can khí uất kết làm cho tân dịch bị ngưng tụ lại thành đờm sinh bệnh. đờm và khí uất lâu ngày hóa hỏa, ảnh hưởng đến phần âm, xuất hiện chứng âm hư nội nhiệt. Hạch khó tiêu, khi hóa mủ vỡ ra khó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: LOA LỊCH LOA LỊCH (Cảnh Lâm Ba Tuyến Kết Hạch – Scrofula - Adenopathie Cervicale)Đại CươngLà bệnh Lao hạch ở cổ, đặc điểm của bệnh là có nhiều hạch nổi lên thành chuỗi ởcổ, phía dưới tai, xuống hàm, vòng lên giáp tai phía bên kia, giống như cái nhạcngựa, vì vậy gọi là Tràng Nhạc.Đông y cho rằng vị trí bệnh thuộc Can, Đởm. Can khí uất kết làm cho tân dịch bịngưng tụ lại thành đờm sinh bệnh. đờm và khí uất lâu ngày hóa hỏa, ảnh hưởngđến phần âm, xuất hiện chứng âm hư nội nhiệt.Hạch khó tiêu, khi hóa mủ vỡ ra khó liền miệng, nên để lại vết sẹo rõ.Phân loạiCác sách y xưa, dựa vào hình dáng của hạch mà phân ra như sau:Theo sách ‘Bệnh Nguyên Từ Điển’: Đại giả vi loa, tiểu giả vi lịch’ (loại lớn thì gọilà loa, loại nhỏ gọi là lịch.Hạch có xâu như chuỗi gọi là Nhiễu xà loa lịch.Hạch dính chùm: Liên thục loa lịch.Hạch ở sau gáy: Bàn xà lịch.Hạch ở hông, ngực, nách: Qua đằng lịch.Hạch ở dưới cạnh lỗ tai bên phải: Phong oa lịch.Hạch ở dưới cạnh lỗ tai bên trái: Huệ đại lịch.Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh niên thể chất yếu.YHHĐ gọi là Lao Hạch, dân gian quen gọi là Tràng Nhạc.Nguyên Nhân+ YHHĐ cho rằng do hạch lâm ba ở cổ nhiễm khuẩn lao.+ Theo YHCT, có thể do:. Tinh thần không thư thái, can khí uất kết, khí trệ thương tỳ, vận hóa suy giảm,đờm nhiệt nội sinh kết tụ ở cổ gáy mà sinh bệnh. Can uất hóa hỏa gây tổn thượngthận âm, nhiệt độc thịnh, âm huyết mất điều hòa da cơ không được nuôi dưỡng hóasinh mú vó khó liền miệng.. Nhiệt độc thịnh gây phế thận âm hư sinh hỏa vượng đốt cháy tân dịch thành đờm,đờm hỏa ngưng tụ bệnh thêm phát triển.Triệu ChứngBệnh thường phát ở cổ gáy và sau tai, cũng có trường hợp ở dưới hàm, hố thượngđòn, hố nách (ít gặp). Bắt đầu hạch to bằng hạt đậu, một hoặc nhiều hạch, sắc dakhông thay đối, cứng và di động, không nóng không đau. Dần dần hạch to lên dínhkết với da và các hạch khác khó di động; nếu làm mủ thì ấn vào đau cảm giác bậpbềnh, sắc da đổi màu xam đỏ mà hơi nóng. Lúc vỡ miệng, mủ trong loãng cónhững chất cặn lắng tanh hôi, miệng loét thịt sắc trắng nâu, sắc da chung quanh tímxẫm có lỗ dò miệng khó liền. Thời kỳ đầu, phần lớn ít có triệu chứng toànthân (nên ít được chú ý), thời kỳ cuối thường kèm theo sốt chiều hoặc về đêm, mồhôi trộm, ho, sụt cân, tinh thần mệt mỏi, v.v...Chẩn Đoán Phân Biệt1 - Viêm Hạch Lâm Ba: thường do những mụn nhọt ở vùng đầu mặt miệnggây.nên, thường là một hạch to sưng nóng đỏ đau, phát triển nhanh.2 - Ung Thư Di Căn (có thể ung thư ở miệng, hầu họng hoặc các nơi khác), thườnggặp ở người lớn tuổi, có các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh ung thư, hạch thườngcứng to nhỏ không đều, nước mủ có máu, v.v...3 - Ung Thư Hạch Lâm Ba (Lymphosarcoma): có hạch to nhiều nơi, gan lách to,thiếu máu nặng và sốt không có quy tắc. Làm sinh thiết giúp xác định chẩn đoán.Trên lâm sàng, tùy theo giai đoạn bệnh, bệnh lao hạch được phân ra như sau:+ Sơ Kỳ (Thể Đờm Khí Uất Kết): hạch lâm ba vùng cổ sưng to, di động, khôngđau hoặc các hạch dính kết thành chùm không đau, sắc da bình thường, triệu chứngtoàn thân không rõ rệt, sắc lưỡi hồng nhạt, rêu lưới mỏng trắng, mạch Huyền Hoạt.Điều trị: Sơ Can, hành khí, hóa đờm, tán kết.+ Dùng bài Thư Can Nhuyễn Kiên Thang gia giảm: Sài hồ 8g, Bạch thược, Hạ khôthảo, Hương phụ, Cương tằm, Hải tảo đều 12g, Trần bì 6g, Thạch quyết minh(hoặc Mẫu lệ) 40g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).+ Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Nhị Trần Thang gia giảm (Trung Y Ngoại KhoaHọc).Thuốc dùng ngoài: Dương Hòa Giải Ngưng Cao, Xung Hoà Cao đắp ngoài.+ Trung Kỳ: (Thể Đờm Ngưng Hóa Nhiệt): hình thành apxe lạnh (mủ lạnh), sắc dahồng xam, hơi nóng, giữa mềm hơi bập bềnh, kèm theo sốt chiều, mồ hôi trộm,mệt mỏi chán ăn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền Sác.Điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm, thác lý, thấu nùng. Dùng bài Tứ Diệu Thang gia vị(Hoàng kỳ, Đương quy, Xuyên sơn giáp (nướng), Ngân hoa, Liên kiều, Hoàngcầm, Triết bối mẫu, Bồ công anh, Tạo giác thích, Sinh Cam thảo).+ Hậu kỳ: (thể khí huyết hư): mủ ra ri rỉ loãng trong lợn cợn đục, miệng lâu lànhhoặc thành lỗ dò, sắc da tím bầm, người gầy, sốt về chiều, đêm đổ ồ hôi trộm, lưỡiđỏ bóng ít hoặc không rêu, mạch tế sác. Bệnh kéo dài, miệng vết thương có thịtthối, sắc trắng xạm, sắc mặt xạm, kém tươi nhuận, người gầy da nóng, mạch TếNhược.Phép trị:. Tư âm, thanh nhiệt, bổ dưỡng khí huyết, kiện tỳ, hóa đờm. Dùng bài Lục Vị ĐịaHoàng Hoàn, Bát Trân Thang gia giảm.. Dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng bài Thanh Cốt Tán gia giảm: Thanh hao6g, Miết giáp, Mẫu lệ (sinh) đều 40g, Ngân sài hồ, Địa cốt bì, Tri mẫu, Huyền sâmđều 12g, Bối mẫu 4g.Phế âm hư thêm Sa sâm, Mạch môn đều 12g. Thận âm hư thêm Thục địa, Bạchthược, Câu kỷ tử đều 12g, Ngũ vị tử 8g. Khí hư thêm Đảng sâm 16g, Bạch truật12g. Huyết hư thêm A giao, Tang thầm đều 12g, Hà thủ ô 16g.Dùng ngoài: dùng thuốc dẫn lưu như Ngũ Ngũ Đơn, Thất Tam Đơn, Cửu NhấtĐơn. Lú ...

Tài liệu được xem nhiều: