Danh mục

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Sỏi thận (sạn thận)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.25 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một trong 5 bệnh Lâm của Đông y. Đặc điểm của bệnh là sự kết hợp những cục sạn (to nhỏ tùy trường hợp) trong Thận và đường tiểu, tạo nên sự ngăn trở trong việc bài tiết. Bịnh thường gặp ở phái nam nhiều hơn ở nữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Sỏi thận (sạn thận) SỎI THẬNLà một trong 5 bệnh Lâm của Đông y.Đặc điểm của bệnh là sự kết hợp những cục sạn (to nhỏ tùy trường hợp) trongThận và đường tiểu, tạo nên sự ngăn trở trong việc bài tiết.Bịnh thường gặp ở phái nam nhiều hơn ở nữ.Nguyên nhân+ Do Tiểu quá ít: tạo nên sự đậm đặc của các chất tan trong nước tiểu, đến một độcđặc nào đó, các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ đặc lại. Bình thường hàng ngày,mỗi người tiểu 1-2 lít nếu lượng nước tiểu vì một lý do nào đó không được bài tiếtra, những cạên bã lẫn trong nước tiểu sẽ dần dần đọng lại tạo thành sạn, sỏi. Có thểhiểu như sau, một ly nước quấy với đường, các tinh thể đường lẫn tan vào trongnước nhưng để một thời gian, nước bốc hơi còn chừng nửa ly thì đường sẽ kết tinhlại, động ở đáy ly. Vì vậy, những người ít đi tiểu dễ bị kết sạn.+ Sự kết hợp của vi trùng khi chết bị đào thải qua đường tiểu hoặc của các chất cặnbã trong nước tiểu… tạo nên một khối cứng để cho các chất kết tinh lại tạo thànhcục sạn. Trong công việc nuôi ngọc trai, người nuôi thường bỏ một hạt cát vàotrong thân con trai, con Trai nhả chất ngọc bao bọc quanh hạt cát để làm cho hạtcát này thành vô hại đối với nó. Trong chứng sạn thận hoặc sạn đường tiểu cũngvậy, các xác vi trùng hoặc các tạp chất lãnh nhiệm vụ như hạt cát trong cơ thể contrai để tạo nên khối kết tinh trong đường tiểu thành cục sạn.Chẩn Đoán.Để xác định được bệnh một cách chắc chắn, khi tiểu đục, đau… nên:. Xét nghiệm nước tiểu: để tìm các chất có thể kết tinh trong nước tiểu (có thể làoxalat de calcium, Phosphate, Ureate và Cystine…, Chụp hình hoặc siêu âm để biết vị trí và kích thước của viên sỏi ở Thận, ở bàngquang hoặc ở ống tiểu… giúp dễ đề ra phương hướng điều trị.Điều TrịKhi điều trị, cần chú ý hai điểm sau:+ Kích thước viên sỏi cỡ nào? Vì nếu sạn nhỏ dưới 10mm còn có thể uống thuốccho tống ra còn nếu sạn quá lớn, phải phối hợp giải phẫu để lấy sỏi ra.+ Cấu tạo của viên sỏi đó thuộc loại nào? Để có hướng điều trị cho phù hợp.. Sỏi là chất Oxalate (thường gặp nhất là Oxalate calcium)kiêng các chất có acide oxalique như Rau muống, Cacao, những chất có nhiều chấtcaclcium như sữa, trứng, tôm cua, sò, ốc, hến… Nên ăn ít cơm và bánh mì.. Sỏi thuộc loại PhosphateĂn uống cần ăn nhiều thịt, mỡ, bánh mì. Kiêng các loại rau sống hoặc luộc chín.Nên uống nước chanh hoặc nước cam.. Sỏi là chất Ureatekiêng Chocolate, cà phê, nấm rơm, rượu, bia, tôm, cua.. Sỏi là chất Cystine: Kiêng các loại rau sống và chín, ăn ít trái cây. Kiêng sữa, càphê, chocolate…Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm+ Giáng Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Cam thảo tiêu 3g,Đông quỳ tử 10g, Giáng hương 3gHải kim sa 10g, Hoạt thạch 10g, Kê nội kim 10g, Kim tiền thảo 30g, Ngư nãothạch 10g, Thạch vi 10g, Xuyên ngưu đằng 10g. Sắc uống.- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp. Trị hạ tiêu có thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu.- TK: Dùng bài Giáng Thạch Thang trị mấy chục bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệuđều đạt kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).+ Tang Căn Tam Kim Nhị Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Hảikim sa 30g, Hoạt thạch 30g, Kê nội kim (rang với cát) 10g, Kim tiền thảo 30g,Ngưu đằng 10g, Tang thụ căn 30g, Thạch vi 16g, Tỳ giải 10g, Vương bất lưu hành10g. Sắc uống.- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, chỉ thống. Trị thận hư, thấp nhiệt uẩn kết,sỏi đường tiểu.- TK: Mấy năm nay trị sỏi tiết niệu theo phương pháp kết hợp Đông Tây y, tức làTây y chẩn đoán rõ ràng chính xác (bao gồm kích thước, hình dáng, số lượng hạtsỏi, chức năng của thận tốt hoặc xấu, có bị nhiễm khuẩn không?…), rồi cho dùngbài thuốc thải sỏi thích hợp để thải sỏi ra 1 cách kết quả, giải trừ đau đớn cho bệnhnhân. Qua những tư liệu tích lũy được, việc thải sỏi quyết định dựa vào vị trí, kíchthước và độ nhẵn của viên sỏi. Nếu các điều kiện trên thuận lợi, dùng bài thuốc nàylàm chính, có gia giảm thêm thì hiệu quả thu được khá tốt. Nói chung, sau khiuống thuốc, viên sỏi đều được thải ra ngoài (Thiên Gia Diệu Phương).+ Tạc Thạch Hoàn (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Cam thảo (sao) 6g, Địalong 10g, Đông quỳ tử 16g, Hải kim sa 10g, Hoạt thạch 10g, Hổ phách 2g, Kê nộikim 10g, Mang tiêu 6g, Mộc tặc 10g, Phục linh 10g, Trầm hương 2g, Trạch tả 10g,Xa tiền tử 10g, Xuyên ngưu tất 10g, Xuyên uất kim 10g. Trừ Mang tiêu, Hoạtthạch và Hổ phách, các vị kia đem sao khô nhỏ lửa rồi tán với Hổ phách, rây bộtmịn, hòa Mang tiêu vào nước và rượu, làm hoàn, to bằng hạt đậu xanh, dùng Hoạtthạch bọc ngoài làm áo. Phơi trong râm cho khô, cất để dùng dần.Mỗi lần uống 10-16g, ngày 2 lần, với nước ấm, trước bữa ăn 1 giờ.- TD: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm. Trị thấp nhiệt uẩn kết ở hạ tiêu, sỏi ởđường tiểu.- GT: Mộc tặc, Đông quỳ tử, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Cam thảo, Hải kim sa đểthanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm; Địa long cũng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu;Ngư tất trị ngũ lâm, tiểu ra máu, dương vật đ ...

Tài liệu được xem nhiều: