Danh mục

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Thần kinh tọa đau

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.77 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dây thần kinh hông đau là một hội chứng đau dọc theo dây thần kinh hông (đường vận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị), do nhiều nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Thần kinh tọa đau THẦN KINH TỌA ĐAUĐại Cương- Sách ‘Bách Khoa Thư Bệnh Học’ ghi: “Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễthần kinh thắt lưng V và cùng I với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thầnkinh hông”.Dây thần kinh hông đau là một hội chứng đau dọc theo dây thần kinh hông (đườngvận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị), do nhiềunguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh.- Đời nhà Tấn (286) Hoàng Phủ Mật trong sách ‘Giáp Ất Kinh’ đã mô tả về chứngđau TK hông như sau: “Yêu hiếp thống dẫn thống cập bể cân” (từ lưng, hông sườnđau lan xuống gân vùng háng).- Đời nhà Minh, phú ‘Tịch Hoàng’ trong sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ (1601) ghi:“Ủy trung yêu thống, cước loạn cấp…” (Đau eo lưng đến vùng huyệt Ủy trungchân sau, chân co rút).- Năm 1764, Sigwald và Dereux là hai người đầu tiên mô tả hội chứng đau dâythần kinh hông do thoái vị đĩa đệm vùng thắt lưng.. Năm 1911, Goldwait J. E, Middleton và Teacher tách chứng đau dây thần kinhhông do thoái vị đĩa đệm thành một loại riêng.. Năm 1914, Lasègue C.E, Brissand E, Déjerine J J chứng minh đau dây thần kinhhông là bệnh đau ở rễ chứ không phải đau ở dây.. Từ 1939 có hàng loạt công trình nghiên cứu về dây thần kinh hông của Glorieux(1937), Bergonignan và Gaillen (1939).. Từ năm 1940, sau thông báo của Mixter và Barr, các nhà phẫu thuật chỉnh hìnhkhi mổ các trường hợp đau dây thần kinh hông (trước đây cho là thấp khớp) đềuthấy có thoái vị đĩa đệm.. Đông Y từ lâu đã được đề cập đến chứng đau dây thần kinh hông dưới nhiều têngọi khác nhau:+ Sách Giáp Ất Kinh (năm 286) gọi là Yêu Liệt Thống (Hoàn khiêu trị yêu liệtthống, bất đắc chuyển trắc – Huyệt Hoàn khiêu trị chứng lưng đau yếu, hông sườnkhông xoay trở được), Yêu cước thống, Yêu hiếp thống.+ Thoái cổ phong (Hoàn khiêu năng trị Thoái cổ phong) [‘Biển Thước Thần ỨngChâm Cứu Ngọc Long Kinh] (đời nhà Nguyên 1311).+ Yêu cước đông thống (Châm Cứu Đại Thành).+ Yêu thống (Phú Tịch Hoàng).+ Yêu liệt thống (Thập Tứ Kinh Phát Huy).+ Yêu thoái thống, Yêu cước thống, Tọa đồn phong, Tọa điến phong, Bệ cốt thống(Bịnh Nguyên Từ điển).+ Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ gọi là Tọa Cốt Thần Kinh Thống.+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ ghi là Tọa đồn (Điến) phong.+ Đa số các sách cổ đều xếp loại này vào chứng Tý.+ Dân gian thường phổ biến tên gọi Thần kinh tọa đau.Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 – 60. nam nhiều hơn nữ (tỉ lệ 3/1).Châm cứu điều trị chứng Dây Thần kinh hông đau do nguyên nhân cơ năng thườngcó hiệu quả tốt nhưng với loại do nguyên nhân thực thể (thí dụ do lao, thoái vị hoặclồi đĩa đệm, khối u…) thì rất ít hiệu quả.Phân Loạia) Theo YHHDDSách ‘Bách Khoa Thư Bệnh Học’ chia làm hai loại:+ Loại mắc phải: Trượt đốt sống, thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, u xương sống.+ Loại bẩm sinh: Hẹp ống sống thắt lưng, cùng hóa thắt lưng V.b) Theo YHCTSách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ chia làm 3 loại:+ Loại nguyên phát: ở chính dây TK hông phát bệnh.+ Loại thứ phát: do các tổ chức lân cận bị bệnh như đĩa sụn, xương sống lệch ra,viêm khớp xương sống.+ Loại phản xạ tính: do ngoại thương sưng lên kích thích truyền nhập vào trungkhu, gây ra phản xạ đau nhức ở dây thần kinh hông.Nguyên nhâna) Theo YHHĐTheo sách ‘Bách Khoa Thư Bệnh Học’:1- Do Thoái vị đĩa đệm (60 – 90%, theo nhiều tác giả, 75% theo Castagne B, 60 –80% theo V. Fattarusse – O. Rittes, 50% theo bệnh viện Thiên Tân (TQ) và bệnhviện Giao thông Thạch gia (TQ). Đĩa đệm bình thường nhờ có tính đàn hồi, vì vậycó nhiệm vụ như bộ giảm xóc, bảo vệ cho cột sống khi bị chấn thương (ngã dồn cộtsống, khiêng vác nặng…). Nơi người trên 35 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềmmại, nhân bên trong có thể bị khô, vòng sợi sụn bên ngoài bị xơ hóa hoặc đóng vôi.Nếu các đốt sống có một áp lực mạnh vào đĩa đệm (ngã ngồi, vác nặng…) có thểlàm rách các vòng sợi sụn và nhân bị đẩy ra ngoài, chui vào ống sống gây đau dochèn ép của rễ dây thần kinh hông, gây phù nề do chèn ép vào mạch máu… Đaudây thần kinh hông xuất hiện khi các rễ bị chèn ép, nếu rễ trước bị chèn ép thìngoài đau dây thần kinh hông còn có liệt. Đĩa sống thường bị tổn thương nhất làđĩa sống thắt lưng thứ V (giữa thắt lưng V và xương cùng I), hiếm khi gặp ở thắtlưng IV hoặc III. Rễ thường bị tổn thương nhất là rễ ngay dưới đĩa bị tổn thương .2- Viêm chậu sống cứng khớp: bệnh của phái nam tuổi trẻ (90%) có đặc điểm lànhững viêm khớp liên đốt sống làm cho cứng khớp đốt sống hoàn toàn và cứng gầnnhư hoàn toàn khớp ở gốc tứ chi với sự nguyên vẹn của khớp xương nhỏ (trênXquang thấy có hình dạng thân cây tre khi các dây chằng bị vôi hóa). Thay đổibệnh lý ở TL4, TL5, ở khớp cùng chậu làm đau dây thần kinh hông.3- Bệnh Pott (lao đốt sống): có phá hủy đốt sống và có thể gây đau dây thần kinhhông cả hai bên (trên Xquang thấy dấu hiệu đốt sống bị xẹp).4- Trượt đốt sống: Tl4 hoặc TL5 bị trượt ra phí ...

Tài liệu được xem nhiều: