Danh mục

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Thủy thũng

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.46 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thủy thũng là loại bệnh do công năng bài tiết thủy dịch trong cơ thể mất bình thường, thủy dịch ứ đọng lại gây nên phù thũng cục bộ hoặc toàn thân. Chất nước ứ đọng trong cơ thể, tràn ra da, thớ thịt, làm cho mặt, mi mắt, chân tay, lưng bụng, thậm chí toàn thân phù, gọi chung là Thủy thũng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Thủy thũng THỦY THŨNGThủy thũng là loại bệnh do công năng bài tiết thủy dịch trong cơ thể mất bìnhthường, thủy dịch ứ đọng lại gây nên phù thũng cục bộ hoặc toàn thân.Chất nước ứ đọng trong cơ thể, tràn ra da, thớ thịt, làm cho mặt, mi mắt, chân tay,lưng bụng, thậm chí toàn thân phù, gọi chung là Thủy thũng.Trong Nội kinh có bệnh danh là ‘Thủy’; Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ có bệnh danhlà ‘Thủy khí’.Thiên ‘Khí Huyết Luận’ (Tố Vấn 37) viết; “Mạch của Thận Vi Đại là chứng Thạchthủy. Dũng thủy ấn tay vào bụng không thấy cứng, thủy khí náu ở Đại trường, đinhanh có tiếng kêu óc ách, như túi bọc nước, đó là bệnh Thủy”.Về phân loại, sách Nội Kinh căn cứ vào triệu chứng mà nêu ra Phong thủy, Thạchthủy. Lại căn cứ vào chất nước ứ đọng ở mỗi tạng để chia ra các loại chứng hậukhác nhau.Chu Đan Khê đời Nguyên tổng kết lý luận và kinh nghiệm của người xưa, chiathủy thũng làm hai loại lớn là Âm thủy, Dương thủy.Các đời sau, căn cứ theo lý thuyết của Chu Đan Khê trên cơ sở hai loại lớn Âmthủy, Dương thủy lại chia ra nhiều thể bệnh, đối với nhận thức về biện chứng thểbệnh đã có bước tiến nhất định. Những bàn luận về thủy thũng của người xưa, baogồm cả loại Thủy thũng do viêm Thận cấp, mạn tính; bệnh Tim, xơ Gan và trở ngạidinh dưỡng trong y học hiện đại.Nguyên Nhân1) Ngoại cảm phong tà thủy thấp: Phong tà từ ngoài xâm phạm, Phế khí khôngtuyên thông, không điều hòa thủy đạo đưa xuống Bàng quang, phong tà và thủy khíkích bác lẫn nhau đến nỗi phong thủy tràn lan ra thớ thịt và da gây nên thủy thũng.2) Do ăn uống ở nơi ẩm thấp: ăn uống không điều độ, no đói thất thường, hoặc mệtnhọc quá mức; Tỳ khí bị tổn thương mất chức năng kiện vận đến nỗi thủy dịch ứđọng không chưng hóa được. Ở nơi ẩm ướt hoặc lội nước dầm mưa, thủy thấpngấm vào trong, thấp tà ứ đọng ở trung tiêu, Tỳ bị thấp làm trở ngại nên vận hóakhông mạnh, thủy thấp không đưa xuống được tràn ra cơ bắp gây nên thủy thũng.Nặng hơn thì Thận khí nội thương, Thận hư chức năng mở đóng không thuận lợi,thủy dịch tràn ra cũng gây nên thủy thũng.3- Do lao động quá sức làm tổn thương Tỳ. Thêm vào đó, no đói thất thường làmTỳ ngày càng suy tổn. Tỳ có công năng vận hành dưỡng chấp nuôi dưỡng toànthân,. Nếu Tỳ hư thì thủy dịch không vận hóa, đình trệ lại bên trong, đến lúc Tỳ thổkhông ức chế được thủy, thấm vào cơ mô gây nên thủy thũng.4- Do phòng sự quá độ hoặc tinh thần quá căng thẳng làm cho Thận khí bị tổnthương, ảnh hưởng đến việc hóa khí của Bàng quang và Tam tiêu, thủy dịch bịngừng trệ, ngấm ra da thịt gây nên thủy thũng.Các nguyên nhân nói trên, đều có thể chuyển hóa lẫn nhau. Như thủy thũng dongoại nhân lâu ngày không khỏi, thủy thấp ngấm dần có thể dẫn đến Tỳ Thậndương hư khiến bệnh tình càng thêm dai dẳng. Trái lại, Thủy thũng do nội nhân,một khi cảm nhiễm ngoại tà cũng dẫn đến Phế khí không tuyên giáng được, khiếncho xu thế thủy thũng đột nhiên tăng lên.Chương ‘Thủy Thũng Môn’(Y Môn Pháp Luật) viết: “Sách nói ‘Nhị dương kết gọilà Tiêu, Tam âm kết gọi là Thủy; Tam âm là hai tạng Thủ Túc Thái âm Phế. Vị làbể thủy cốc bệnh thủy có gốc từ Vị, sách nói thuộc Tỳ Phế là tại sao ? Túc Thái âmTỳ đủ sức chuyển tinh vi lên trên ; Thủ Thái âm Phế đủ khả năng thông điều thủyđạo xuống dưới thì bể không nối sóng. Chỉ có khí của hai tạng Tỳ Phế kết lạikhông thông, vì sau này càng tích chứa trong Vị, thấm khắp biểu lý nơi nào cũngbị, đó là Tỳ Phế không phát huy tác dụng nữa. Nhưng tác dụng quan trọng nhất làThận, vì Thận là cửa của Vị. Thận chủ mở đóng. Thận theo dương thì mở. Dươngquá mạnh thì quan môn mở rộng, thủy dồn xuống mà thành tiêu. Thận theo âm thìđóng. Âm quá mạnh thì quan môn đóng chặt, thủy không thông mà thành thũng.Sách còn nói Thận là bản, Phế là tiêu là có đủ ý đón nhận chuyển vận, như vậy thìgây nên bệnh Thủy cốt lõi xuất phát từ ba tạng Tỳ Phế Thận mà ra”.Hải Thượng Lãn Ông trong ‘Bách Bệnh Cơ Yếu’ viết: “ Thận hư không hành đượcthủy, Phế hư không chế được thủy, Vị hư không chuyển hóa được thủy cốc, đìnhlại ở Tỳ, Tỳ không vận hóa được làm cho Tam tiêu, kinh lạc đều bị ngừng trệ, lưulại ở tạng thì thành bệnh trướng, ngấm ra bì phu thì thành bệnh thủy thũng… Thủykhí gây bệnh nếu thành trướng phần nhiều là thực chứng, nếu phát ra phù thũng, đasố là hư chứng. Tuy nói tạng Phế có liên hệ nhưng gốc bệnh vẫn là hai tạng Tỳ vàThận. Vì mệnh môn hỏa hư không ôn hóa được Thận khí, không ôn dưỡng đượcTỳ thổ. Thủy cốc lan tràn, Tỳ kém vận hóa. Do đó, Tỳ dương cũng suy kém dần trởthành mạn tính. Muốn đạt hiệu quả tốt nhất trước hết phải chú trọng ôn bổ mệnhmôn”.Nói tóm lại, ngoại cảm phong tà thủy thấp dẫn đến thủy thũng phần nhiều làDương thủy. Nội thương ăn uống mệt nhọc dẫn đến thủy thũng phần nhiều là âmthủy. Lâm sàng còn hay gặp trường hợp thủy thấp, dễ làm tổn thương dương khí.Thấp uất hóa nhiệt, nhiệt nung nấu làm tổn thương phần âm; hoặc người bệnh vốnbị âm hư, lại có thể xuất hiện chứng trạng âm hư ...

Tài liệu được xem nhiều: