Tài liệu Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945) Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945) Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu(mặt trận phía Tây); mặt trận Xô - Đức (mặt trận phía Đông); mặt trận Bắc Phi;mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận trong lòng địch của nhân dân cácnước bị phát xít chiếm đóng, trong đó, mặt trận chủ yếu, quyết định đối với toàn bộtiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai là mặt trận Xô – Đức.Từ 1939 đến 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đại thể đã trải qua 5 giai đoạn:1. Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 (ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến)đến 22-6-1941 (ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô).2. Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-l942 (ngày mở đầu cuộc phản côngở Xtalingrat).3. Giai đoạn thứ ba: từ 19-l1-1942 đến 24-12-1943 (ngày mở đầu cuộc tổng phảncông của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).4. Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 (ngày phát xít Đức đầu hàng,chiến tranh kết thúc ở châu Âu).5. Giai đoạn thứ năm: từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 (ngày Phát xít Nhật đầu hàng,Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt). I. Giai đoạn thứ nhất (1-9-1939 đến 22-6-1941): l. Đức tấn công Ba Lan và bước khởi đầu của chiến tranh thế giới (9-1939đến 4 - 1940). Ngày 1-9-1939, không tuyên chiến, quân Đức tràn vào Ba Lan. Để tấn côngBa Lan, Đức đã có sự chuẩn bị từ lâu và đưa vào Ba Lan một lực lượng to lớn; 70sư đoàn (trong đó có 7 sư đoàn xe tăng và 6 sư đoàn cơ giới, với hơn 3000 máybay). Trong khi đó, Ba Lan thiếu chuẩn bị về tinh thần và vật chất. Một bộ phậnlớn quân đội Ba Lan lại tập trung ở biên giới phía Đông để chống Liên Xô, trongkhi đó Đức có ưu thế tuyệt đối về quân số và trang bị. Chúng lại lợi dụng yếu tốbất ngờ và thực hiện chiến thuật đánh chớp nhoáng, dùng xe tăng và máy baythọc sâu, bao vây, khiến cho Ba Lan không chống đỡ nổi. Từ ngày 12 đến 16-9, vòng vây của Đức xiết chặt chung quanh Vacxava vàquân Đức tiếp tục tiến về phía Đông chiếm Bret-Litôp, Lubơlin và Lvốp. Bọn phảnđộng cầm quyền Ba Lan không đủ sức chỉ đạo về quốc phòng. Sau những đòn thấtbại đầu tiên, chúng đều hèn nhát bỏ trốn sang Rumani. Nhưng nhân dân Ba Lankhông chịu hạ khí giới. Những đảng viên cộng sản từ trong tù hay trong bí mật ralãnh đạo cuộc chiến đấu bảo vệ Vacxava. Họ chiến đấu rất anh dũng, đập tan 1 sưđoàn thiết giáp Đức tiến vào thành phố, nhưng không thể nào cứu vãn nổi. Vacxavatan hoang trong khói lửa cuối cùng đã bị thất thủ. Nước Ba Lan bị Đức thôn tính.Trong khi đó, một cuộc “chiến tranh kì quặc” đã diễn ra ở phía Tây nước Đức. Liên quân Pháp, Anh dàn trận ở Bắc Pháp dọc theo biên giới Đức, nhưngkhông tấn công Đức và cũng không có một hành động quân sự nào để đỡ đòn choBa Lan. Hiện tượng tuyên mà không chiến (được các nhà báo Mĩ gọi là cuộcchiến tranh kì quặc, người Pháp gọi là cuộc chiến tranh “buồn cười”, còn ngườiĐức gọi là chiến tranh ngồi) kéo dài suốt trong 8 tháng (từ 9-1939 đến 4-1940).Trong suốt thời gian này, quân đội hai bên hầu như chỉ ngồi trong chiến lũy nhìnsang nhau, thỉnh thoảng quân Pháp mở những cuộc tiến công nhỏ có tính chất“tượng trưng” rồi lại trở về vị trí cũ. Sở dĩ có hiện tượng này là do giới cầm quyềnAnh, Pháp vẫn còn ảo tưởng về một sự thỏa hiệp với Hítle. Đồng thời cũng do Bộtổng tư lệnh liên quân, đứng đầu là tướng Pháp Gamơlanh, đã quyết định áp dụngchiến thuật phòng ngự, mong dựa vào phòng tuyến Maginô kiên cố để đánh bạiquân địch. Mùa xuân năm 1940, Quốc hội Pháp và Anh đã nhận ra sai lầm trong đườnglối mềm yếu này. Họ quyết định đưa ra những nhân vật cứng rắn lên cầm đầuchính phủ: Râynô lập chính phủ mới ở Pháp (tháng 3) và Sơcsin trở thành Thủtướng Anh (tháng 5), nhưng đó là sự thay đổi quá muộn. Cùng thời gian này, vào ngày 17-9-1939, theo sự thỏa thuận với Đức (quaBiên bản mật ngày 24-9), quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan và tiếnhành cuộc chiến tranh ở biên giới phía Tây để thu hồi lãnh thổ của đế quốc Nga bịmất vào những năm 1918 – 1920. Miền Đông Ba Lan vốn là một phần lãnh thổ củaTây Ucraina và Tây Bêlarút bị trao cho Ba Lan năm 1920, nay sáp nhập trở lại vớihai nước Cộng hòa Xô viết này trong Liên bang Xô viết (11-1939). Ngày 18-9, Liên Xô lên án ba nước Ban Tích là không giữ vai trò trung lập.Dưới sức ép về quân sự, lãnh đạo ba nước Ban Tích phải lần lượt đến Mátxcơva vàkí những hiệp ước không xâm lược với Liên Xô: Extônia, ngày 28-9, Látvia-ngày5-l0, Litva-ngày 10 -10. Đó là những hiệp ước tương trợ Extônia và Litva nhượngcho Liên Xô những căn cứ hải quân và không quân. Cả ba nước chấp nhận choLiên Xô quyền đóng quân trên đất của họ. Thành phố Vilna và khu vực Vilna đượctrả lại cho Litva (27-l0). Tháng 6-1940, quân Đội Liên Xô tiến vào ba nước BanTích, gây áp lực lật đổ các chính phủ tư sản ở đây. Các chính phủ mới được thànhlập dưới sự kiểm soát của Dekanôzôp ở Litv ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiến tranh thế giới thứ 2 Diễn biến Chiến tranh thế giới thứ 2 Tìm hiểu Chiến tranh thế giới thứ 2 Tài liệu Chiến tranh thế giới thứ 2 Chiến tranh thế giới Kết quả Chiến tranh thế giới thứ 2Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Giải bài Các nước Châu Phi SGK Lịch sử 9
2 trang 44 0 0 -
Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945): Phần 1
39 trang 26 0 0 -
Slide bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK 20 - Sử 8 - GV.Ng.T.Nhàn
28 trang 25 0 0 -
Giải bài Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) SGK Lịch sử 11
3 trang 25 0 0 -
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
135 trang 24 0 0 -
7 trang 24 0 0
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
4 trang 24 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức
3 trang 23 0 0 -
Giáo án Lịch sử 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
3 trang 22 0 0 -
5 trang 22 0 0
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
4 trang 20 0 0 -
22 trang 19 0 0
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
3 trang 19 0 0 -
5 trang 18 0 0
-
Đường lối đối ngoại trong quan hệ quốc tế
21 trang 18 0 0 -
5 trang 18 0 0
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
7 trang 18 0 0 -
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
135 trang 17 0 0 -
27 trang 17 0 0
-
42 trang 17 0 0