Tài liệu: Cơ bản về ngôn ngữ Pascal
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Cơ bản về ngôn ngữ Pascal Cơ bản về ngôn ngữ PascalI. Giới ThiệuPascal là tên của một trong các ngôn ngữ lập trình cấp cao thông dụng. Ngôn ngữ lậptrình Pascal được giáo sư Niklaus Wirth ở trường Ðại học Kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ)thiết kế và công bố vào năm 1970. Niklaus Wirth đặt tên cho ngôn ngữ này là Pascalđể tưởng nhớ đến nhà Toán học và Triết học Pháp ở thế kỷ 17 là Blaise Pascal, ngườiđã phát minh ra một máy tính cơ khí đơn giản đầu tiên của con người.Ngôn ngữ Pascal được dùng hiện nay có nhiều điểm khác biệt với chuẩn Pascalnguyên thủy của Giáo sư Wirth. Tùy theo quốc gia hoặc công ty đã phát triển cho rađời các chương trình biên dịch ngôn ngữ Pascal như:· ISO PASCAL (International Standards Organization) của Châu Âu· ANSI PASCAL (American National Standards Institute) của Mỹ· TURBO PASCAL của hãng BORLAND (Mỹ)· IBM PASCAL của hãng Microsoft (Mỹ)· v.v...Ðến nay, ngôn ngữ Pascal đã phát triển đến phiên bản Turbo Pascal Version 7. Cácdiễn giải và ví dụ trong giáo trình này chủ yếu sử dụng chương trình Turbo Pascal 5.5- 7.0, hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.II. Các Phần Tử Cơ Bản Của Ngôn Ngữ Pascal1. Bộ ký tự- Bộ 26 chữ Latin:Chữ in: A, B, C, ..., X, Y, ZChữ thường: a, b, c, ..., x, y, z- Bộ chữ số thập phân: 0, 1, 2, 3, ..., 8, 9- Ký tự gạch nối dưới: _- Các ký hiệu toán học: +, -, *, /, =, , (, ), [, }2. Từ khóaLà các từ riêng của Pascal, có ngữ nghĩa đã được xác định, không được dùng nó vàocác việc khác hoặc đặt tên mới trùng với các từ khóa.- Từ khóa chung:PROGRAM, BEGIN, END, PROCEDURE, FUNCTION- Từ khóa để khai báo:CONST, VAR, TYPE, ARRAY, STRING, RECORD, SET, FILE, LABEL- Từ khóa của lệnh lựa chọn:IF ... THEN ... ELSE, CASE ... OF- Từ khóa của lệnh lặp:FOR... TO... DO, FOR... DOWNTO... DO, WHILE... DO,REPEAT... UNTIL- Từ khóa điều khiển:WITH, GOTO, EXIT, HALT- Từ khóa toán tử:AND, OR, NOT, IN, DIV, MOD3. Tên chuẩnTên chuẩn là tên đã được định nghĩa sẵn trong Pascal, nhưng người ta có thể địnhnghĩa lại nếu muốn. Trong Pascal ta có các tên chuẩn sau đây:Boolean, Char, Integer, Word, Byte, Real, TextFalse, True, MaxIntAbs, Arctan, Chr, Cos, Sin, Eof, EolnExp, Ln, Odd, OrdRound, Trunc, Sqr, Pred, SuccDispose, New, Get, Put, Read, Readln,Write, WritelnReset, Rewrite4. Danh hiệu tự đặtTrong Pascal để đặt tên cho các biến, hằng, kiểu, chương trình con ta dùng các danhhiệu (identifier). Danh hiệu của Pascal được bắt đầu bằng một chữ cái, sau đó cóthể là các chữ cái, chữ số hay là dấu nối, không được có khoảng trắng và độ dài tối đacho phép là 127.Ví dụ 6.1: Sau đây là các danh hiệu: x; S1; Delta; PT_bac_2Pascal không phân biệt chữ thường và chữ hoa trong một danh hiệu.Ví dụ 6.2: aa và AA là một; XyZ_aBc và xyZ_AbC là mộtKhi viết chương trình ta nên đặt các danh hiệu sao cho chúng nói lên các ý nghĩa củađối tượng mà chúng biểu thị. Ðiều này giúp chúng ta viết chương trình dễ dàng vàngười khác cũng dễ hiểu nội dung chương trình.III. Cấu Trúc Một Chương Trình Pascal Hình 6.1: Sơ đồ cấu trúc chương trình PascalVí dụ 6.3:PROGRAM Hello; { Dòng tiêu đề }USES Crt; { Lời gọi sử dụng các đơn vị chương trình }VAR Name : string; { Khai báo biến }PROCEDURE Input; { Có thể có nhiều Procedure và Function }BeginClrScr; { Lệnh xóa màn hình }Write( ‘Hello ! What is your name ?... ‘);Readln(Name);End;BEGIN { Thân chương trình chính }Input;Writeln ( ‘Welcome to you, ‘, Name) ;Writeln ( ‘Today, we study PASCAL PROGRAMMING ... ‘);Readln;End.Một chương trình Pascal có các phần:* Phần tiêu đề:Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program rồi tiếp đến là tên của chương trình và chấmdứt bằng dấu chấm phẩy (;)Tên chương trình phải được đặt theo đúng qui cách của danh hiệu tự đặt. Phần tiêu đềcó hay không cũng được.* Phần khai báo dữ liệu:Trước khi sử dụng biến nào phải khai báo biến đó, nghĩa là xác định rõ xem biến đóthuộc kiểu dữ liệu nào. Một chương trình Pascal có thể có một số hoặc tất cả các khaibáo dữ liệu sau:CONST : khai báo hằng...TYPE : định nghĩa kiểu dữ liệu mới...VAR : khai báo các biến...* Phần khai báo chương trình con:Phần này mô tả một nhóm lệnh được đặt tên chung là một chương trình con để khithân chương trình chính gọi đến thì cả nhóm lệnh đó được thi hành.Phần này có thể có hoặc không tùy theo nhu cầu.* Phần thân chương trình:Phần thân chương trình là phần quan trọng nhất và bắt buộc phải có, phần này luônnằm giữa 2 từ khoá là BEGIN và END. Ở giữa là lệnh mà các chương trình chính cầnthực hiện. Sau từ khóa END là dấu chấm (.) để báo kết thúc chương trình.* Dấu chấm phẩy (;):Dấu ; dùng để ngăn cách các câu lệnh của Pascal và không thể thiếu được.* Lời chú thích:Lời chú thích dùng để chú giải cho người sử dụng chương trình nhớ nhằm trao đổithông tin giữa người và người, máy tính sẽ không để ý đến lời chú thích này. Lời chúthích nằm giữa ký hiệu: { } hoặc (* *)IV. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ SỞ: INTEGER, REAL, BOOLEAN,CHAR ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình lập trình lập trình java lập trình căn bản ngôn ngữ lập trình thủ thuật lập trình mẹo lập trình lập trình pascalTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về lỗi tràn bộ đệm (Buffer Overflow)
5 trang 364 0 0 -
Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và thuật toán trên C++
74 trang 344 0 0 -
Bài giảng Phân tích thiết kế phần mềm: Chương 7 - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
16 trang 335 0 0 -
180 trang 274 0 0
-
Giáo trình Lập trình hướng đối tượng: Phần 2
154 trang 253 0 0 -
173 trang 248 2 0
-
Bài giảng Phân tích thiết kế và giải thuật - Chương 2: Kỹ thuật thiết kế giải thuật
80 trang 244 0 0 -
Kiến thức phần cứng máy tính - Sửa chữa nâng cấp và cài đặt máy tính xách tay Tập 2
483 trang 243 3 0 -
Kỹ thuật lập trình trên Visual Basic 2005
148 trang 242 0 0 -
Bài giảng Phân tích thiết kế phần mềm: Chương 6 - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
12 trang 240 0 0
Tài liệu mới:
-
Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh ung thư vú xâm nhập tái phát
7 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước
16 trang 0 0 0 -
9 trang 0 0 0
-
Đề tài “Hiện trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty may Chiến Thắng
77 trang 0 0 0 -
79 trang 0 0 0
-
19 trang 0 0 0
-
Luận văn tốt nghiệp “Khả năng cạnh tranh mặt hàng rau quả tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam”
95 trang 0 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp “Hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương”
99 trang 0 0 0 -
93 trang 0 0 0