Thông tin tài liệu:
Giáo trình “Trồng và khai thác cao su” gồm 5 bài. Nội dung cụ thể của từng bài như sau: Bài 1 - Giới thiệu về cây cao su, bài 2 - Sản xuất cây giống, bài 3 - Chuẩn bị đất trồng, bài 4 - Trồng và chăm sóc, bài 5 - Khai thác mủ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và khai thác cao su - Trường TH NN&PTNT Quảng TrịSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ---o0o---TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀKỸ THUẬT TRỒNG VÀ KHIAI THÁC CAO SU(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )Đơn vị biên soạn:Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng TrịNăm 2012Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng TrịLỜI MỞ ĐẦUPhát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạonghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượngngười học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệmsản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cungcấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.Trong điều kiện hiện nay, trồng mới cao su vẫn còn hấp dẫn do giá trị gia tăngcủa nó cao hơn một số cây trồng khác. Tăng diện tích trồng mới cao su dĩ nhiên làphải trồng cao su ở những vùng sinh thái mới với những khó khăn hơn về điều kiệnphát triển và chi phí lớn hơn. Cao su là cây công nghiệp dài ngày có nhiều ưu thế hơnso với các cây công nghiệp khác như Cà phê, Hồ tiêu, là cây thích ứng rộng với nhiềuloại đất trên vùng đồi như đỏ Bazan, đất sỏi cơm, đất pha cát...; là cây chịu hạn tốtkhông cần phải tưới nước, quy trình sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuất dài (30-40năm); là cây lấy mủ từ thân nên năng suất, sản lượng tương đối ổn định ít chịu tácđộng của khí hậu thời tiết, ít sâu bệnh. Thời gian khai thác 9 - 10 tháng/năm tạo nguồnthu bền vững cho người nông dân quanh năm. Cao su ít tàn phá đất sau khi hết chu kỳkinh doanh. Do đó cây cao su có thể phát triển rộng khắp và mang lại hiệu quả kinh tếcao trên các vùng đồi các huyện của tỉnh ta.Để đáp ứng với nhu cầu thực tế, chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình “ Trồngvà khai thác cao su” Bộ giáo trình gồm 05 bàiBài 1: Giới thiệu về cây cao su.Bài 2: sản xuất cây giống.Bài 3: Chuẩn bị đất trồng .Bài 4: Trồng và chăm sócBài 5: Khai thác mủ..Giáo trình này sẽ được sử dụng từ 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Giáo viêndạy nghề dựa trên cơ sở của giáo trình để soạn giáo án cho phù hợp. Dù đã cố gắngnhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập. Vì vậy trong quá trình sử dụng đềnghị các trung tâm, đơn vị tham gia dạy nghề góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn.2Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng TrịBài 1GIỚI THIỆU VỀ CÂY CAO SUI/ Nguồn gốc, lịch sử phát triển cây cao su ở Việt NamCây Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở NamMỹ và các vùng kế cận, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Cây Cao su được nhập vàonước ta năm 1897, trải qua 110 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây côngnghiệp có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su được dùnglàm nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp; bên cạnh đó, sản phẩm phụ củacây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàngmộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu …, cây cao su còn có vị trí quan trọngtrong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái.Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư sau Thái Lan,Indonesia và Malaysia. Lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu năm 2005 đạt 587.000 tấn,trị giá 804 triệu USD, năm 2006 đạt 690.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD và là mức cao nhấttừ trước đến nay. Với kết quả này, cao su đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu cógiá trị xếp thứ hai sau gạo trong năm 2005, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế đem lại từ cây cao su là rất lớn.Hiện nay với khuynh hướng mở rộng diện tích trồng cao su trên hầu khắp các tỉnhmiền Trung, nhiều Công ty cao su mới tại các tỉnh từ Tuy Hoà đến Nghệ An đã đượcthành lập. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền với công nghệ sơ chế mủ đơn giản vàhoàn thiện đã và đang được khuyến khích phát triển tại nước ta. Lợi ích của sựđẩy mạnh phát triển này nhằm tận dụng nguồn tiềm năng đất đai sẵn có, nhân lực dồidào và sự ổn định dân cư trong các vùng đồi, núi. Chủ trương của chính phủ diệntích cao su của nước ta có thể nâng lên đến 700.000 ha trong đó những vùng chủ yếuđể mở rộng diện tích là Tây Nguyên và duyên hải miền Trung Việt Nam.II/Tình hình phát triển cây cao su ở Quảng Trị và định hướng phát triển caosu ở Quảng Trị đến năm 2015Quảng Trị là tỉnh thuộc miền Trung, có điều kiện khí hậu, đất đai, nhân lực... rấtthuận lợi để phát triển cây co su. Chính vì thế mà trong chủ trương chuyển dịch cơ cấucây trồng của tỉnh thì cây cao su được đặc biệt quan tâm và được xem là cây côngnghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh. Trong những năm qua diện tích trồng cao su có xuhướng tăng được thể hiện qua bảng.Tình hình sản xuất cao su ở Quảng TrịChỉ tiêuDiện tíchDiện tích thuSản lượngNămtrồng ( ha)hoạch (ha)(1000 tấn)200813713.68227.313554.1200914558.98580.313163.7201016288.99107.114429.03Sở Nông nghiệp và PTNT Qu ...